Khối D69 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?

Khối D69

Hiện nay, có rất nhiều tổ hợp môn xét tuyển được mở rộng với mong muốn giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn khối thi cũng như ngành học cho bản thân mình. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc có quá nhiều tổ hợp môn đã khiến không ít bạn học bị rối hoặc không nắm được thông tin các khối thi một cách chính xác nhất. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ngành học khá mới mẻ và hấp dẫn, đó là khối D69. 

Khối D69 là gì? Gồm những môn nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở rộng từ các khối thi cơ bản ra thành nhiều tổ hợp xét tuyển THPTQG. Khối thi D69 được mở rộng từ khối D cơ bản để cho các thí sinh có thế mạnh về các môn khoa học xã hội và yêu thích ngôn ngữ Nhật có thể đăng ký. Khối D69 bao gồm 3 môn: 

  • Ngữ văn
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng Nhật

Khối D69 hiện chỉ xét tuyển một ngành duy nhất: 

Ngành

Mã ngành

Luật 7380109

Khối thi này hiện nay chỉ có duy nhất một trường tuyển sinh: Đại học Luật TPHCM.

Bí kíp ôn thi khối D69 đạt điểm cao

Đối với môn Ngữ văn

Lập đề cương môn Văn bám sát năm trước

Đề thi học kỳ của năm học sẽ là nền tảng để bạn lập đề cương ôn tập môn Văn cho mình. Việc lập đề cương ôn tập rất quan trọng bởi kiến thức trong 3 năm cấp ba sẽ rất nhiều, các bạn không thể ôn chi tiết toàn bộ được. Do đó việc cần làm là tìm hiểu hình thức ra đề, khoanh vùng kiến thức đề thi các năm trước của trường mình như thế nào. Hãy hỏi thầy cô hoặc các anh chị khóa trước để xin đề và nghiên cứu cấu trúc đề thi học kỳ của trường bạn.

Đồng thời kết hợp với đề thi THPT quốc gia các năm trước để nắm được xu hướng ra đề nhất định. Sau khi đã có những hiểu biết nhất định về xu hướng ra đề thì các bạn học sinh cần làm đề cương ôn tập học kì, vạch ra những chuyên đề kiến thức cần học.

Mẹo hay cho phần học thuộc lòng tác phẩm

Đó là những phần kiến thức về tác giả, tác phẩm, các định nghĩa, các câu nhận định đắt giá để bình luận về tác phẩm bạn cần phân tích. Những phần này sẽ giúp bài làm của các sĩ tử nổi bật hơn, tạo được điểm nhấn riêng. 

Học cách làm Văn theo dàn ý, không lan man

Lập dàn ý chính là cách để các bạn tư duy mạch lạc, có định hướng rõ ràng và tối ưu hóa điểm số. Khi chấm bài văn, số lượng bài viết thầy cô cần chấm sẽ rất nhiều nên không ai có đủ thời gian để đọc hết tất cả con chữ bạn viết mà thầy cô chỉ đọc ý chính và cách các bạn triển khai ý. Để đảm bảo bài viết của bạn đủ ý, lúc ôn thi học kì môn Văn các bạn hãy sử dụng công cụ sơ đồ tư duy để học theo ý chính.

Học cách đưa quan điểm cá nhân vào bài

Quan điểm cá nhân là một phần rất quan trọng khi bạn làm văn Nghị luận và điều này sẽ là “điểm cộng” lớn cho bài thi Văn của bạn tại kỳ thi THPT quốc gia. Câu hỏi phần Nghị luận này thường sẽ chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Yêu cầu của đề thường mở, nên học sinh có thể thoải mái trình bày ý kiến cá nhân và hiểu biết của bản thân, miễn sao ý kiến đó phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Ngoài ra, để viết sâu sắc và chỉn chu, học sinh cần biết kết hợp các thao tác lập luận văn bản, chú ý đảm bảo dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Câu hỏi Nghị luận chính là câu mang tính chất phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh, do đó nếu bạn muốn đạt điểm cao cho bài thi Văn, đừng bỏ qua việc đưa quan điểm cá nhân vào câu hỏi Nghị luận. 

Luyện cách phân bổ thời gian hợp lý

Vấn đề phân bổ thời gian cũng rất quan trọng khi bạn ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian trong phòng thi trôi qua từng giây từng phút chứ không có nhiều để các bạn học sinh chần chừ. Theo kinh nghiệm của các thầy cô dạy Văn, thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Thí sinh nên làm phần đọc hiểu trong khoảng 20 phút, câu 1 phần làm văn cần khoảng 20 phút và dành 80 phút còn lại để làm câu Nghị luận văn học.

Đối với môn Giáo dục công dân

Thứ nhất, nắm vững kiến thức SGK

  • Việc nắm vững kiến thức trong SGK giúp các em dễ dàng đạt mức 5 điểm. Với 10 bài trong SGK, khối lượng kiến thức không quá nhiều. Với thời lượng 1 tiết/tuần, các em hoàn toàn có thể nắm vững kiến thức cơ bản. Ở trên lớp các em chỉ cần chú ý nghe giảng, ghi chép và gạch sách các ý cơ bản, chú ý các ví dụ minh họa của giáo viên và lấy được các ví dụ tương tự để vận dụng phần lý thuyết.

Thứ hai, học – hiểu

  • Học luật, hiểu là rất quan trọng. Nếu các em chỉ học thuộc mà không hiểu thì khi gặp đáp án nhiễu tương tự đáp án đúng các em sẽ dễ đánh nhầm đáp án hoặc rất mất thời gian phân biệt.

Thứ ba, vận dụng linh hoạt trong xử lý tình huống

  • Có thể nói, học luật là để HS hiểu và vận dụng luật vào trong cuộc sống. Do đó, các tình huống thực tế được báo chí đưa tin thường được GV lấy làm ví dụ minh họa cho bài giảng của mình. Trong quá trình học, các em nên chú ý các ví dụ này để biết được GV đã vận dụng luật để giải quyết tình huống như thế nào.

Đối với môn Tiếng Nhật

Học từ vựng cơ bản

  • Từ vựng là yếu tố quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Bạn cần phải học và nhớ các từ vựng cơ bản, đặc biệt là các từ vựng liên quan đến chủ đề mà bạn quan tâm. 

Học ngữ pháp

  • Ngữ pháp là một phần quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Bạn cần phải học các quy tắc ngữ pháp cơ bản để có thể sử dụng tiếng Nhật một cách chính xác. 

Luyện nghe

  • Luyện nghe là một phần quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Bạn cần phải luyện nghe tiếng Nhật thường xuyên bằng cách nghe các bản tin, phim hoặc nhạc tiếng Nhật. 

Luyện nói

  • Luyện nói là một phần quan trọng trong việc học tiếng Nhật. Bạn cần phải tìm kiếm cơ hội để nói tiếng Nhật với người bản ngữ hoặc tham gia vào các lớp học hoặc câu lạc bộ tiếng Nhật. 

Đọc sách và báo tiếng Nhật

  • Đọc sách và báo tiếng Nhật giúp bạn cải thiện kỹ năng đọc và giúp bạn củng cố từ vựng và ngữ pháp.

Ôn và sưu tập theo đề thi

  • Luyện thi theo bộ đề sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về cấu trúc đề thi tạo thói quen đọc và làm đề.

Học khối D69 có dễ xin việc không?

Cơ hội việc làm của ngành Luật vô cùng rộng mở cho các bạn trẻ sau khi ra trường. Sinh viên có thể đảm nhận các vị trí cụ thể như sau:

  • Chuyên viên pháp lý tham gia làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp
  • Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an
  • Thẩm tra viên: làm việc tại các cơ quan tòa án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu các hồ sơ vụ án, đề xuất với lãnh đạo xem xét các bản án…
  • Thư ký tòa án: giúp đỡ các xử lý các công việc của thẩm phán
  • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng
  • Luật sư làm việc tại các công ty Luật

Review khối D69

Với những chia sẻ trên đây về khối D69, Reviewedu hi vọng sẽ là hành trang để bạn đọc lựa chọn các ngành, các trường học tập phù hợp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thêm thông tin hữu ích khác trước kỳ thi THPT nhé. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *