Học phí năm 2024 của Trường Đại học Hạ Long (UHL) là bao nhiêu?

Học phí của Trường Đại học Hạ Long (UHL)

Trường Đại học Hạ Long được biết đến là một ngôi trường khang trang, hiện đại bậc nhất của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của cả nước nói chung. Vậy học phí của Trường Đại học Hạ Long (UHL) là bao nhiêu? Năm nay trường có những chương trình học bổng, ưu đãi học phí nào? Những đối tượng nào được hỗ trợ miễn giảm học phí? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc về thông tin học phí UHL thay đổi theo từng năm. Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thông tin về Trường Đại học Hạ Long

  • Tên trường: Trường Đại học Hạ Long (tên viết tắt: UHL – Ha Long University)
  • Địa chỉ:
    • Cơ sở 1: Số 258, đường Bạch Đằng, phường Nam Khê, tp. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
    • Cơ sở 2: Số 58, đường Nguyễn Văn Cừ, tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Website: http://uhl.edu.vn/
  • Email: tonghop@daihochalong.edu.vn
  • Facebook: www.facebook.com/halonguniversity/
  • Mã tuyển sinh: HLU
  • Số điện thoại tuyển sinh: 088.688.98.98

Lịch sử phát triển

Ngày 13/10/2014, Trường được thành lập theo Quyết định số 1869/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ dựa trên sự hợp nhất trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long. Dù mới thành lập không lâu nhưng nhà trường đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài.

Mục tiêu phát triển

Trường Đại học Hạ Long hướng tới một cơ sở giáo dục đại học với mô hình ứng dụng có uy tín, thương hiệu quốc tế, có vị thế hàng đầu trong nước về đào tạo nhân lực thuộc lĩnh vực du lịch, nghệ thuật và ngôn ngữ.

Học phí Trường Đại học Hạ Long (UHL) là bao nhiêu
Học phí Trường Đại học Hạ Long (UHL) là bao nhiêu

Học phí dự kiến năm 2024 – 2025 của Trường Đại học Hạ Long (UHL)

Hiện tại mức học phí của Trường Đại học Hạ Long chưa được công bố. Đội ngũ ReviewEdu sẽ cập nhật trong thời gian sắp tới.

Học phí năm 2023 – 2024 của Trường Đại học Hạ Long (UHL)

Trường Đại học Hạ Long công bố mức học phí năm 2023. Cụ thể:

  • Các ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành, Khoa học máy tính, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống: 11.313.500 đồng/ năm
  • Các ngành ngôn ngữ học, Quản lý văn hóa, Nuôi trồng thủy sản, Quản lý tài nguyên và môi trường: 9.438.000 đồng/ năm

Ngành

Học phí (đồng/năm)

Các ngành đào tạo sư phạm Không thu theo quy định của Bộ GD&ĐT
Quản trị dịch vụ du lịch và Iữ hành

Khoa học máy tính

Quản trị khách sạn

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

11.313.500
Các ngành ngôn ngữ học

Quản lý văn hóa

Nuôi trồng thủy sản

Quản lý tài nguyên và môi trường

9.438.000

Học phí năm 2022 – 2023 của Trường Đại học Hạ Long (UHL)

Năm 2022, học phí UHL tăng khoảng 10%, tương đương:

Ngành

Học phí (đồng/năm)

Các ngành đào tạo sư phạm Không thu theo quy định của Bộ GD&ĐT
Quản trị dịch vụ du lịch và Iữ hành

Khoa học máy tính

Quản trị khách sạn

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

10.285.000
Các ngành ngôn ngữ học

Quản lý văn hóa

Nuôi trồng thủy sản

Quản lý tài nguyên và môi trường

8.580.000

Học phí năm 2021 – 2022 của Trường Đại học Hạ Long (UHL)

Mức thu học phí năm học 2020 – 2021 của ĐH Hạ Long như sau:

Ngành

Học phí (đồng/năm)

Các ngành đào tạo sư phạm Không thu theo quy định của Bộ GD&ĐT
Quản trị dịch vụ du lịch và Iữ hành

Khoa học máy tính

Quản trị khách sạn

Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

9.350.000
Ngôn ngữ Anh

Ngôn ngữ Trung Quốc

Ngôn ngữ Nhật Bản

Ngôn ngữ Hàn Quốc

Quản lý văn hóa

Nuôi trồng thủy sản

Quản lý tài nguyên và môi trường

7.800.000

Phương thức nộp học phí của Trường Đại học Hạ Long (UHL) như thế nào?

Sinh viên bắt buộc thực hiện nộp học phí online qua ứng dụng dịch vụ ngân hàng số Viettel Money với 3 bước cơ bản:

  • Tải và kích hoạt ứng dụng Viettel Money
  • Nạp tiền vào tài khoản Viettel Money
  • Thanh toán học phí qua tài khoản Viettel Money

Cụ thể  các bước thực hiện như sau:

Đăng ký và kích hoạt ứng dụng Viettel Money trên điện thoại:

  • Bước 1: Tải app và cài đặt. Vào AppStore (điện thoại iPhone) hoặc CH Play/Play Store (điện thoại khác) tìm và tải Viettel Money.
  • Bước 2: Nhập số điện thoại và xác nhận OTP gửi qua tin nhắn
  • Bước 3: Tại màn hình chọn xác thực thông tin: chọn xác thực ngay
  • Bước 4: Thực hiện eKYC (ghi hình khuôn mặt và cung cấp thông tin chụp CCCD 2 mặt)
  • Bước 5: Vào mục cá nhân chọn mã giới thiệu và nhập số 0988627666 (thực hiện bắt buộc để trường hợp lỗi giao dịch chưa thành công thì nhân viên kiểm soát có thể kiểm tra được)

Liên hệ: Mọi thắc mắc liên quan đến việc đăng ký và kích hoạt ứng dụng Viettel Money vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0988.627.666

Trường Đại học Hạ Long (UHL) quy định sinh viên đóng học phí trễ sẽ như thế nào?

Sau thời hạn, các trường hợp sinh viên chưa hoàn thành học phí (bao gồm cả nợ học phí của học kỳ cũ) nếu không có đơn xin gia hạn thời gian nộp học phí có chữ ký xác nhận của gia đình, được giáo viên chủ nhiệm, lãnh đạo khoa và Ban Giám hiệu phê duyệt sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định, đồng thời sẽ không được tham gia thi học kỳ của bất cứ học phần nào đã đăng ký học trong học kỳ. 

Chính sách miễn giảm học phí Trường Đại học Hạ Long (UHL) gồm những gì?

Chế độ chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên học tập tại Trường Đại học Hạ Long

Chính sách miễn, giảm học phí

Đối tượng được miễn học phí:

  • Sinh viên ngành Sư phạm hệ chính quy.
  • Người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
  • HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
  • HSSV bị tàn tật, khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo.
  • HSSV là người dân tộc thiểu số thuộc số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • HSSV là người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Đối tượng được giảm học phí:

  • Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: HSSV các chuyên ngành múa, biểu diễn nhạc cụ truyền thống; HSSV là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Các đối tượng được giảm 50% học phí: HSSV là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập và mức hỗ trợ:

  • Sinh viên chính quy là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ;
  • Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở/tháng và được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên;

Chính sách nội trú đối với HSSV học Cao Đẳng, Trung Cấp

Đối tượng:

  • Người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật;
  • Người tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú;
  • Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

Mức học bổng chính sách:

  • 100% mức tiền lương cơ sở/tháng đối với HSSV người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật;
  • 80% mức tiền lương cơ sở/tháng đối với HSSV tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú; HSSV người dân tộc Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
  • 60% mức tiền lương cơ sở/tháng đối với HSSV người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

Các khoản hỗ trợ khác:

  • Hỗ trợ một lần số tiền 1.000.000 đồng/khóa đào tạo để mua đồ dùng cá nhân;
  • Hỗ trợ 150.000 đồng đối với HSSV ở lại trường trong dịp tết Nguyên đán;
  • Mỗi HSSV được hỗ trợ mỗi năm một lần tiền đi lại:
    • Mức 300.000 đồng/năm đối với HSSV ở các vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn;
    • Mức 200.000 đồng/năm đối với các đối tượng còn lại.

Các khoản trợ cấp xã hội

Đối tượng:

  • Sinh viên là người dân tộc ít người có hộ khẩu thường trú ít nhất từ 03 năm trở lên ở Vùng cao (tính từ ngày sinh viên nhập học).
  • Sinh viên mồ côi cả cha và mẹ, không nơi nương tựa.
  • Sinh viên là người tàn tật theo quy định của Nhà nước gặp khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên.
  • HSSV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập là những người mà gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo.

Mức trợ cấp:

  • 140.000đ/người/tháng đối với sinh viên là người dân tộc ít người sống tại vùng cao.
  • 100.000đ/người/tháng đối với sinh viên thuộc các đối tượng mồ côi và gia đình khó khăn.
  • Thời gian hưởng trợ cấp xã hội là 12 tháng trong năm, được cấp theo 02 học kỳ.

Các chính sách học bổng Trường Đại học Hạ Long (UHL) bao gồm những gì?

Học phí của Trường Đại học Hạ Long (UHL) là bao nhiêu
Học phí của Trường Đại học Hạ Long (UHL) là bao nhiêu

Chính sách và học bổng đối với sinh viên hệ đại học chính quy

Học bổng của tỉnh Quảng Ninh

Nội dung hưởng học bổng và mức hưởng học bổng: TỐI ĐA 250 TRIỆU/SV TRONG TOÀN KHÓA HỌC

    • Thưởng điểm tuyển sinh: Thưởng 15 triệu nếu có điểm từ 21 đến dưới 24 điểm; thưởng 20 triệu nếu có điểm từ 24 đến dưới 27 điểm hoặc đạt giải khuyến khích HSG quốc gia hoặc giải khuyến khích khoa học kỹ thuật quốc gia; thưởng 30 triệu nếu có điểm từ 27 điểm trở lên hoặc đạt giải Ba HSG quốc gia hoặc giải Ba khoa học kỹ thuật quốc gia; thưởng 50 triệu nếu đạt giải Nhì HSG quốc gia hoặc giải nhì khoa học kỹ thuật quốc gia
    • Hỗ trợ tiền mua đồ dùng học tập và học phí: 150.000 đồng/tháng và 100% học phí phải đóng nếu có điểm trung bình học tập và điểm rèn luyện trong học kỳ từ khá trở lên (không quá 20% tổng sinh viên từng ngành);
    • Hỗ trợ tiền ăn: Sinh viên thuộc đối tượng được miễn giảm học phí theo quy định của Nhà nước được hỗ trợ 600.000đ/tháng;
    • Hỗ trợ chỗ ở: Sinh viên có khoảng cách từ nhà đến trường từ 15km trở lên và có điểm trung bình học tập, rèn luyện từ khá trở lên được bố trí chỗ ở miễn phí tại ký túc xá; trường hợp nhà trường không bố trí được chỗ ở, sinh viên được hỗ trợ tiền thuê nhà là 300.000đ/tháng;
    • Hỗ trợ học phí + 600.000đ/tháng tiền ăn + miễn phí chỗ ở: SV có hộ khẩu thường trú tại Quảng Ninh thuộc một trong các đối tượng sau:
      • Hộ nghèo, cận nghèo;
      • Thuộc xã khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi;
      • Tốt nghiệp các trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh Quảng Ninh;
      • Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an.
  • Khuyến khích học tập:
      • Sinh viên được thưởng 1,5 triệu/tháng nếu có điểm trung bình học tập và rèn luyện học kỳ đạt loại giỏi;
      • Sinh viên được thưởng 2,2 triệu/tháng nếu có điểm trung bình học tập và rèn luyện học kỳ đạt loại xuất sắc.
  • Thưởng tốt nghiệp:
      • Sinh viên được thưởng 15 triệu đồng nếu tốt nghiệp loại giỏi; được doanh nghiệp tuyển dụng sau 12 tháng; cam kết làm việc ở tỉnh Quảng Ninh đủ 36 tháng;
      • Sinh viên được thưởng 30 triệu đồng nếu tốt nghiệp loại xuất sắc; được doanh nghiệp tuyển dụng sau 12 tháng; cam kết làm việc ở tỉnh Quảng Ninh đủ 36 tháng;
  • Thời gian thực hiện: Sinh viên tuyển sinh trước 31/12/2025, áp dụng cho cả khóa học.

Học bổng đầu vào của Trường Đại học Hạ Long

  • Đối tượng: SV trúng tuyển nhập học các ngành: 1) Quản lý tài nguyên và môi trường; 2) Khoa học máy tính; 3) Công nghệ thông tin; 4) Thiết kế đồ họa; 5) Quản trị kinh doanh; 6) Văn học; 7) Quản lý văn hóa; 8) Ngôn ngữ Anh; 9) Kế toán được nhận HỌC BỔNG ĐẦU VÀO của Trường Đại học Hạ Long.
  • Nội dung hưởng và mức hưởng:
  • Mức 1: 20 suất học bổng bằng 200% học phí của học kỳ đầu tiên năm trúng tuyển cho sinh viên có điểm trúng tuyển (tổ hợp 3 môn, chưa nhân hệ số) vào ngành học từ 27 điểm trở lên.
  • Mức 2: 20 suất học bổng bằng 100% học phí của học kỳ đầu tiên năm trúng tuyển cho sinh viên có điểm trúng tuyển (tổ hợp 3 môn, chưa nhân hệ số) vào ngành học từ 24 đến dưới 27 điểm trở lên.
  • Mức 3: 20 suất học bổng bằng 50% học phí của học kỳ đầu tiên năm trúng tuyển cho sinh viên có điểm trúng tuyển (tổ hợp 3 môn, chưa nhân hệ số) vào ngành học từ 21 đến dưới 24 điểm trở lên.

Chính sách và học bổng đối với sinh viên hệ cao đẳng và trung cấp năng khiếu

    • Đối tượng: Học sinh (HS) trúng tuyển nhập học 04 ngành TRUNG CẤP NĂNG KHIẾU và 01 ngành Cao đẳng Thanh nhạc được hưởng chính sách theo Nghị quyết số 233/2019/NQ-HĐND ngày 07/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Gồm các ngành: (1) Thanh nhạc; (2) Biểu diễn nhạc cụ phương Tây; (3) Biểu diễn nhạc cụ truyền thống; (4) Nghệ thuật biểu diễn kịch múa; (5) Cao đẳng Thanh nhạc.
  • Nội dung hưởng:
    • Hỗ trợ 100% tiền đóng học phí hằng tháng bằng mức học phí phải nộp theo quy định;
    • Bố trí chỗ ở miễn phí tại ký túc xá của trường nếu khoảng cách từ nhà đến nơi học từ 15km trở lên.
    • Điều kiện hỗ trợ: HS được hỗ trợ ngay trong học kỳ đầu tiên; từ học kỳ thứ 2 trở đi, HS phải có điểm học tập trung bình trung các môn học và điểm rèn luyện đạt loại khá trở lên thì mới tiếp tục được hưởng chính sách này.
  • Thời gian thực hiện: Từ năm học 2020-2021 đến năm học 2027-2028.

Chính sách và học bổng đối với lưu học sinh nước CHDCND Lào diện tự túc

  • Miễn 100% phí phòng ở Kí túc xá (phòng tiêu chuẩn).
  • Miễn 50% học phí khóa học tiếng việt 10 tháng.
  • Miễn 100% học phí của kỳ học chuyên môn kế tiếp nếu kết quả học kì hiện tại đạt học lực giỏi trở lên.

Kết luận

Đây là những cập nhật về học phí của trường Đại học Hạ Long cùng với đó là một số thông tin liên quan để các bạn học sinh có dự định theo học tại trường dễ dàng nắm bắt thông tin. Nếu như có thắc mắc gì liên quan thì hay để lại bình luận bên dưới, đừng quên theo dõi ReviewEdu để cập nhật thêm nhiều bài viết hay nhé!

Xem thêm:

4.8/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *