Quản trị Kinh doanh là một trong những ngành học luôn xếp vào hàng TOP các ngành được thí sinh lựa đăng ký lựa chọn trong các kỳ tuyển sinh đại học. Cơ hội việc làm đa dạng giúp sinh viên có cơ hội việc làm cao, và lộ trình tương lai có thể làm sếp người ta. Bạn đang có những thắc mắc học Quản trị Kinh doanh ra làm gì? Liệu bạn có phù hợp với Quản trị Kinh doanh hay không? Hãy cùng ReviewEdu tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Ngành Quản trị Kinh doanh là gì? Tại sao nên chọn học ngành Quản trị Kinh doanh
Ngành Quản trị Kinh doanh là gì?
Quản trị Kinh doanh là ngành học rất rộng giúp bạn nắm được kiến thức cơ bản và nguyên tắc hoạt động của các phòng ban trong công ty, từ đó đưa ra những quyết định chiến lược, chiến thuật để phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai hoặc duy trì doanh nghiệp. Sẽ bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh”. Dựa trên quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
Tại sao nên chọn học ngành Quản trị Kinh doanh
Đây cũng là ngành học thu hút nhiều bạn trẻ vì tính chất năng động và phát triển cho sự nghiệp. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức tổng hợp về marketing, sản phẩm, chiến lược kinh doanh, logistics,… Để có thể triển khai và xây dựng những chiến lược kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp, sản xuất, thương mại, dịch vụ. Bên cạnh đó là giúp các bạn nhận thức được các cơ hội và thách thức trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích các hoạt động kinh doanh và thẩm định dự án.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân viên tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh luôn dẫn đầu trên các trang web tuyển dụng, việc cân nhắc lựa chọn ngành Quản trị Kinh doanh, học Quản trị Kinh doanh ra làm gì là một quyết định sáng suốt để có một nghề nghiệp rộng mở trong tương lai.
Ngành Quản trị Kinh doanh cần học những môn nào?
Với ngành Quản trị Kinh doanh ở trường học, bạn sẽ được đào tạo những môn lý luận chính trị bắt buộc như: Quản trị học, Marketing căn bản, Kinh tế lượng, Nguyên lý kế toán, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, …
Sau đó các sinh viên sẽ tiếp tục được học những môn chuyên sâu hơn như: Quản trị marketing, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị tài chính, Quản trị dự án, Thống kê kinh doanh, Quản trị rủi ro, Thị trường chứng khoán, Nghệ thuật lãnh đạo,…
Học ngành Quản trị Kinh doanh cần có những tố chất gì?
Ngành nghề nào cũng sẽ có tố chất riêng, vậy liệu bạn có thấy mình có những tố chất đó thông qua những phẩm chất và kỹ năng dưới đây:
- Hoạt bát, nhanh nhẹn, tư duy nhạy bén, linh hoạt
- Có tính kỷ luật cao
- Có khả năng chịu được áp lực trong công việc
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
- Có tinh thần ham học hỏi, có tính cầu tiến.
- Là người bản lĩnh, có tố chất lãnh đạo.
Bên cạnh phẩm chất đạo đức, bạn cũng cần có các kỹ năng:
- Làm việc nhóm, thuyết trình giữa đám đông
- Đàm phán, thương lượng, thuyết phục
- Kiểm soát cảm xúc tốt
- Quản lý thời gian hiệu quả
- Kỹ năng bán hàng, marketing
- Thấu hiểu doanh nghiệp
- Tư duy phê phán
- Tổ chức, lãnh đạo và lập kế hoạch công việc
- Giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả
- Thấu hiểu con người, thấu hiểu nhu cầu
- Phân tích số liệu, thị trường
- Thấu hiểu sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh
- Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu
Tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh ra trường làm gì? Có dễ xin việc không?
Sinh viên khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh như phòng kinh doanh, dịch vụ khách hàng, giao dịch, hành chính nhân sự, marketing, PR, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý khách sạn, khu giải trí, nhà hàng,…
Và có thể tham gia mọi loại hình công việc như quản lý sản xuất, bán lẻ, tổ chức cung cấp dịch vụ, bảo hiểm, nghiệp vụ khách sạn, tư vấn, đào tạo, tham gia hoạt động nghiên cứu, tự thành lập, tham gia thành lập để làm chủ sở hữu doanh nghiệp, tham gia công tác quản lý nhà nước về các hoạt động kinh tế…
Sinh viên tốt nghiệp Quản trị Kinh doanh cũng sẽ có cơ hội trở thành CEO quản trị, giám đốc điều hành doanh nghiệp, tự khởi nghiệp, chuyên gia đàm phán thương mại, chuyên gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh…
Tổng hợp những trường đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương
Với tiền thân là khoa Quản trị Kinh doanh đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với trường Đại học Ngoại Thương. Từ một trường đơn ngành đã trở thành trường đào tạo đa ngành trong khối các trường Đại học về kinh tế hiện nay. Khi nhà trường kế thừa và phát huy được truyền thống đào tạo của nhà trường thì việc Khoa Quản trị Kinh doanh đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và đóng góp tích cực vào việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của nước nhà.
Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà trường với đội ngũ giảng viên có uy tín và chuyên môn sâu được đào tạo từ những trường Đại học danh tiếng ở trong và ngoài nước ( Mỹ, Anh, Úc, Bỉ, Nga, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,) đồng thời có kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn, liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.
Học viện Tài chính
Năm 2006 Khoa Quản trị Kinh doanh với quy mô tuyển sinh lớn là 120 sinh viên mỗi khóa. Đến năm 2014 (khóa 52) quy mô đào tạo của khoa tăng lên gấp đôi (240 sinh viên mỗi khóa). Bên cạnh đó, Học viện Tài chính cũng mở thêm nhiều chuyên ngành nhiều hơn nhằm đáp ứng thị trường lao động.
Trường Đại học Greenwich (Việt Nam)
Đây là trường được hình thành trên cơ sở liên kết giữa Tổ chức giáo dục FPT và Đại học Greenwich (Vương Quốc Anh), Đại học Greenwich (Việt Nam) hiện đã có hơn 10.000 sinh viên trong và ngoài nước đang theo học. Khi theo học tại trường thì toàn bộ nội dung đào tạo và giáo trình giảng dạy được chuyển giao từ Đại học Greenwich (Vương quốc Anh). Hơn thế là đội ngũ giảng viên đều có trình độ chuyên môn cao, đến từ các nước có nền giáo dục phát triển hoặc tu nghiệp tại Úc, Hoa Kỳ, Singapore, Anh, …được công nhận đầy đủ năng lực và kinh nghiệm.
Trường Đại học Thương mại
Trong quá trình hình thành và phát triển với những thay đổi thì từ năm học 2010 – 2011 khoa Quản trị Kinh doanh được nhà trường giao quản lý đào tạo 2 chuyên ngành thuộc ngành Quản trị Kinh doanh là: Quản trị doanh nghiệp thương mại và Quản trị Kinh doanh tổng hợp. Đến năm 2016 (K52), Khoa được giao quản lý 1 chuyên ngành chung là chuyên ngành Quản trị Kinh doanh (thuộc ngành Quản trị Kinh doanh).
Danh sách các trường Đại học đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh khác
- Đại học Hà Nội
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Quốc tế – ĐHQGTPHCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Học viện Ngân Hàng
- Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
- Đại học Giao thông Vận tải
Mức thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh
Mức thu nhập dành cho các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp khoảng 3.000.000-4.000.000 VNĐ/tháng. Có 1-2 năm kinh nghiệm thì mức lương tăng từ 5.000.000- 8.000.000 VNĐ/tháng thường dành cho những người trong ngành Quản trị Kinh doanh. Và người có trên 2 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 7.000.000-10.000.000 VNĐ/tháng.
Hoặc cao hơn dựa vào mức năng lực có được. Khi có vị trí cấp trưởng phòng trở lên, mức thu nhập có thể lên tới 80.000.000 đồng/ tháng.
Kết luận
Chắc hẳn với nội dung chia sẻ về học Quản trị Kinh doanh ra làm gì đã mang đến những thông tin bổ ích giải đáp thắc mắc về Quản trị Kinh doanh lương bao nhiêu và cách tính mức lương trung bình của ngành Quản trị Kinh doanh hiện nay. Hãy chuẩn bị cho mình một hành trang thật tốt để theo đuổi đam mê với ngành Quản trị Kinh doanh nhé. Khi theo học Ngành Quản trị Kinh doanh (QTKD) sinh viên được đào tạo thành những nhà quản lý, QTKD nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế và xã hội, các kiến thức về chức năng, quá trình kinh doanh và quản trị ở các doanh nghiệp. Có kỹ năng cơ bản để vận dụng trong kinh doanh nói chung và thực hành tốt trong một số công việc chuyên môn.
Xem thêm:
Review Đại học lao động xã hội cơ sở (ULSA) 2 có tốt không? Cơ sở vật chất như thế nào?
Review Đại học Ngoại Thương cơ sở 2 có tốt không? Những bí mật đặc biệt về sinh viên của Trường
Review Đại học vinh cơ sở 2 có tốt không? Những hoạt động tiêu biểu của trường