Vũ trụ- một không gian rộng lớn mà hầu hết ai cũng muốn một lần trải nghiệm. Được sự hỗ trợ của Nga, Việt Nam là nước Châu Á đầu tiên đặt chân đến “vùng đất” mơ ước của rất nhiều nước bạn. Chuyến bay trở thành sự kiện lịch sử trong đời sống nhân dân hai nước. Ghi một mốc son mới vào sự phát triển tình hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Liên Xô. Vậy chúng ta đã từng một lần tìm hiểu rằng Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ? Trải nghiệm của phi hành gia ấy về chuyến bay đầu tiên chinh phục vũ trụ như thế nào chưa nhỉ. Bài viết của ReviewRdu sẽ giúp bạn điều đó.
Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ?
Theo nguồn thông tin chính thống, chuyến bay lịch sử bắt đầu từ 21h33 ngày 23/7/1980 (theo giờ Moskva) từ sân bay vũ trụ quốc tế Baikonur, Liên Xô, và trở về Trái đất lúc 18h15 ngày 31/7/1980.
Chiếc tàu vũ trụ Liên hợp 37 (Soyuz 37) đã đưa nhà du hành vũ trụ của Việt Nam Phạm Tuân- Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ. Cùng với nhà du hành vũ trụ Xô viết Gorbatko vào quỹ đạo. Tàu Liên hợp 37 khi được phóng lên quỹ đạo, có nhiệm vụ ghép nối với tổ hợp Chào mừng 6 – Liên hợp 36 (Salyut 6-Soyuz 36).
Phạm Tuân sinh ngày 14 tháng 2 năm 1947 tại Quốc Tuấn, Kiến Xương, Thái Bình. Ông đi bộ đội, được tuyển vào binh chủng Không quân Nhân dân Việt Nam năm 1965. Tốt nghiệp Trường phi công quân sự ở Liên Xô
Trải nghiệm về chuyến bay đầu tiên chinh phục không gian
Chắc hẳn rằng, chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng tò mò, muốn tìm hiểu về cảm giác và trải nghiệm nhìn Trái Đất từ xa của nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân sẽ như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Trải nghiệm đặc biệt về chuyến bay đầu tiên
Năm 1980, sau khi vượt qua nhiều vòng tuyển chọn khắt khe. Anh hùng Phạm Tuân trở thành người Việt Nam đầu tiên có “hộ chiếu” bay lên vũ trụ”.
Ở thời điểm đó, ông kể: “Khi còn là phi công chiến đấu, tôi lái máy bay MIC 21 bay ở độ cao đôi chục cây số nhìn xuống đã thấy mặt đất lạ và đẹp lắm rồi: thấy biển, thấy rừng, thấy sông, thấy núi… Nhưng đến khi bay vào vũ trụ, lại chỉ nhìn thấy được một phần Trái Đất. Đường chân trời giống như cầu vồng, năm bảy màu rất đẹp”
Con tàu bay ngang qua hầu như mọi lãnh thổ. Ở xa nhìn lại không còn thấy ranh giới quốc gia. Trong điều kiện bất trắc xảy ra, con tàu có thể đáp xuống bất cứ điểm nào trên Trái Đất (trong phạm vi quỹ đạo).
Những mặt trái dư luận
Tuy nhiên, song song với sự thành công và tiếng tăm. Sẽ có một vài lời đàm tiếu không hay về anh hùng Phạm Tuân. Phạm Tuân đã khẳng định chắc nịch rằng: “Tôi cho rằng những người đó không hiểu gì về chuyến bay vũ trụ”. Con tàu vũ trụ đòi hỏi phải có hai người điều khiển. Gorbatko là người lái chính, điều khiển con tàu. Còn tôi là lái phụ, phụ trách các thông số kỹ thuật, bảng điều khiển. Việc phối hợp lái chính-lái phụ phải ăn khớp. Không thể có chuyện người này điều khiển còn người kia chỉ ngồi nhìn”.
Lời chào Việt Nam từ Trạm Vũ trụ Quốc tế
Các phi hành gia trên trạm vũ trụ quốc tế nhận được clip học sinh Nga và Việt Nam và chuyển thông điệp cảm ơn như sau:
“Xin chào các bạn! Phi hành đoàn Trạm Vũ trụ quốc tế chúc mừng tất cả các vị khách có mặt tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga ngân Ngày Vũ trụ!
55 năm trước đây, phi công Xô Viết Yury Gagarin đã mở ra cho nhân loại con đường vào vũ trụ, và từ đó đến nay trên quỹ đạo của Trái Đất đã có mặt hàng trăm người nam và nữ đến từ các nước khác nhau của châu Âu, châu Mỹ và châu Á.
Được thành lập từ đầu thế kỷ XXI, Trạm Vũ trụ quốc tế đã biến thành ngôi nhà quốc tế trên vũ trụ cho hàng chục nhà du hành vũ trụ đang thể hiện cho toàn nhân loại một hình mẫu quan hệ bang giao giữa các dân tộc được xây dựng trên tình hữu nghị, sự bền bỉ, và tình láng giềng thân thiện.
Phi hành đoàn Trạm Vũ trụ quốc tế đã nhận được video clip ghi những lời chúc mừng ấm áp của các bạn Việt Nam và Nga. Xin cảm ơn các bạn, chúng tôi vô cùng vui mừng phấn khởi là thanh niên Việt Nam và các nước khác quan tâm đến vũ trụ và mơ ước chinh phục Vũ trụ như những nhà du hành vũ trụ đầu tiên của hành tinh Trái Đất.
Về phần mình, chúng tôi xin chúc tất cả các bạn hòa bình, mọi điều tốt lành, may mắn, hoàn thành ước mơ và vượt qua mọi trở ngại trên đường đi của các bạn.”
Kết luận
Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ là anh hùng Phạm Tuân đã giúp Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu về mảng “du hành vũ trụ”. Ấn tượng vẻ vang ấy đã giúp Việt Nam đột phá trong việc tiếp biến ngoại nhập. Thông qua bài đọc, chúng ta dường như sống cùng với những cảm xúc dâng trào được trải nghiệm trong chuyến bay đầu tiên của ông. Hi vọng rằng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn có những thông tin thú vị về du hành vũ trụ. Reviewedu chúc các bạn vui vẻ.
Xem thêm
- Ai phát minh ra bài tập về nhà? Liệu nó có thực sự cần thiết?
- Liệu bạn có bất ngờ khi phát hiện ra ai là người đã phát minh ra trường học?
- Ai là người đã sáng tạo ra thi học kì khiến học sinh đau đầu?
- Ai là người đầu tiên phát minh ra máy rửa bát? Liệu nó có thực sự tiện lợi?
- Bao nhiêu người đã từng đặt chân lên mặt trăng? Những phát hiện thú vị về mặt trăng?