Trong hàng triệu năm, loài người đang dần dần thay đổi và phát triển theo hướng tích cực để phù hợp với môi trường sinh sống. Đối với con người, ngôn ngữ để phát tín hiệu cũng vô cùng quan trọng. Vậy ai là người tạo ra ngôn ngữ? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu chi tiết nhé!
Ai là người tạo ra ngôn ngữ?
Để bàn luận về vấn đề Ai là người tạo ra ngôn ngữ? Con người ta cũng đã cố gắng đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ ở trần gian, nơi ngôn ngữ đang tồn tại và hoạt động.
Người ta đã thấy đến lúc “cần phải nói với nhau về một cái gì đó”, bởi vì họ đã có cái cần phải nói với nhau và có phương tiện để nói với nhau. Vậy nên chính con người là người tạo ra ngôn ngữ. Thông qua phương tiện sinh hoạt và lao động. Phương tiện ấy chúng ta gọi là ngôn ngữ. Lao động đã sáng tạo ra con người và ngôn ngữ của con người. Lao động đã làm cho bộ óc của con người cổ xưa biết hoạt động “theo kiểu người”. Và có công cụ vừa để tiến hành những hoạt động đó. Vừa làm phong phú hoá nó, nâng nó lên “trình độ của con người”. Đó là ngôn ngữ.
Nguồn gốc của ngôn ngữ
Các giả thuyết về nguồn gốc ngôn ngữ khác nhau ở các giả định cơ bản về ngôn ngữ. Một số giả thuyết dựa trên ý tưởng rằng, ngôn ngữ phức tạp đến mức nó không thể nào chỉ đơn thuần xuất hiện từ hư không ở dạng hoàn chỉnh. Quan điểm trái lại cho rằng ngôn ngữ là một đặc điểm riêng của con người. Không thể so sánh với bất cứ thứ gì ở những loài phi – người. Do đó, nó đã phải xuất hiện đột ngột trong quá trình tiến hóa từ tiền-hominid sang loài người sơ khai. Những lý thuyết dạng này được gọi là các giả thuyết mang tính gián đoạn.
Ngoài ra, các giả thuyết dựa trên quan điểm di truyền coi ngôn ngữ như một khả năng bẩm sinh. Được mã hóa chủ yếu trong di truyền. Còn các giả thuyết theo lý thuyết chức năng coi ngôn ngữ như một hệ thống văn hóa chủ yếu. Được lĩnh hội thông qua tương tác xã hội. Các nhà nghiên cứu nguồn gốc ngôn ngữ chỉ có khả năng nghiên cứu các loại bằng chứng gián tiếp. Như: hóa thạch, so sánh các ngôn ngữ hiện đại, sự thụ đắc ngôn ngữ. Và đối chiếu ngôn ngữ loài người với các hệ thống giao tiếp ở động vật (đặc biệt là linh trưởng).
Các nhà nghiên cứu về nguồn gốc tiến hóa của ngôn ngữ thường thấy hợp lý khi cho rằng ngôn ngữ chỉ được phát minh duy nhất một lần. Và tất cả các ngôn ngữ nói hiện đại theo một cách nào đó đều có quan hệ với nhau. Ngay cả khi mối quan hệ đó không còn khôi phục được nữa… Vì những hạn chế của các phương pháp hiện thời nhằm tái tạo chúng.
Bởi lẽ ngôn ngữ xuất hiện vào thời sơ sử, trước khi có bất kỳ ghi chép thành văn nào. Sự phát triển ban đầu của nó không để lại bất kỳ dấu tích lịch sử nào. Giới khoa học tin rằng, hiện giờ ta không thể quan sát bất kì quá trình nào có thể mô phỏng lại sự khởi thủy đó. Các học giả lấy trọng tâm tính là liên tục sẽ luôn tìm kiếm ở động vật các đặc điểm có thể xem là tương tự với ngôn ngữ ở loài người sơ khai.
Một số giả thuyết nói về nguồn gốc của ngôn ngữ
Thuyết tượng thanh
Xuất hiện từ thời cổ đại, phát triển từ Thế kỉ VII-XIX. Theo thuyết này, ngôn ngữ nói chung và các từ riêng biệt đều do ý muốn tự giác của con người bắt chước và mô phỏng các âm thanh trong tự nhiên. Tác giả tiêu biểu là laton và Augustin thời cổ đại.
Thuyết cảm thán
Ngôn ngữ bắt nguồn từ âm thanh các trạng thái tâm lí phát l c tình cảm x c động: vui, buồn, giận, đau đớn…Tiêu biểu như utsô Humbôn, Stăngđan…Đó là mối quan hệ giữa từ với trạng thái của con người.
Thuyết kêu trong lao động
Xuất hiện thế kỉ XIX cho rằng ngôn ngữ có từ tiếng kêu trong lao động có cơ sở từ sinh hoạt lao động của con người là do hoạt động cơ năng cơ thể theo nhịp độ lao động.
Thuyết khế ước xã hội
Bắt nguồn từ ý kiến nhà triết học cổ đại Đêmôcrit cuối thế kỉ XVIII và Utsô… cho rằng ngôn ngữ do con người thỏa thuận mà định ra. Trong đó khế ước xã hội là khả năng đầu tiên để ngôn ngữ hình thành. Utsô cho rằng loài người trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu tự nhiên, nguồn gốc của ngôn ngữ là cảm xúc, giai đoạn sau là giai đoạn văn minh, ngôn ngữ là sản phẩm của khế ước xã hội.
Thuyết ngôn ngữ cử chỉ
Ban đầu con người chưa có ngôn ngữ thành tiếng mà dùng cử chỉ, tư thế thân thể, chân tay để giao tiếp.
Những ngôn ngữ đầu tiên trên thế giới?
Ngôn ngữ đầu tiên là một ngôn ngữ mà người ta thừa hưởng từ khi vừa được sinh ra và kéo dài liên tục trong thời thơ ấu. Trong ngôn ngữ học hiện đại, sự khởi đầu của tuổi dậy thì thường được coi là kết thúc giai đoạn tiếp nhận ngôn ngữ đầu tiên.
Ngôn ngữ đầu tiên có thể không cần được giảng dạy ở trường học mà người đó vẫn có thể sử dụng trong nghe, nói và giao tiếp cơ bản với người đồng ngôn ngữ; nhưng nếu không được tiếp tục giáo dục chính thức ở trình độ cao với các kỹ năng khác như viết, đọc, từ vựng, ngữ pháp và tư duy phân tích thì khả năng vận dụng ngôn ngữ đó sẽ giảm đi giống như là một người trở nên già nua. Vì thế, ngôn ngữ đầu tiên không nhất thiết sẽ là ngôn ngữ thành thạo nhất của một con người.
Kết luận
Chắc hẳn, bài viết này đã giúp các bạn có cái nhìn bao quát hơn về ngôn ngữ của con người. Giải đáp được các thắc mắc như : Ai là người đầu tiên tạo ra ngôn ngữ? Hy vọng rằng, bài viết của ReviewEdu đã giúp các bạn có thêm thông tin về nguồn gốc của ngôn ngữ đầu tiên.
Xem thêm
- Ai là người đầu tiên bay vào vũ trụ? Hé lộ những điều thú vị về chuyến bay đầu tiên chinh phục không gian
- Ai là người tạo ra Google? Lịch sử và chiến lược phát triển của hai nhà sáng lập
- Ai đã tạo ra con người? Nguồn gốc con người theo các học thuyết trên thế giới
- Ai là người tạo ra điện? Cách dòng điện được tạo ra? Vai trò của điện đối với sự phát triển của con người
- Vũ trụ là gì? Ai tạo ra vũ trụ này? Những học thuyết kinh điển về sự tạo thành vũ trụ