Ai đã phát minh ra toán học? Những thành tựu toán học vĩ đại của nhân loại?

Toán học là thuật ngữ chỉ lĩnh vực nghiên cứu suy luận về lượng, sự thay đổi và cấu trúc. Toán học có vai trò thực tiễn rất quan trọng đối với đời sống con người và những lĩnh vực khác như công nghiệp, nông nghiệp, vật lý hay kỹ thuật. Lĩnh vực này cũng có bề dày lịch sử bắt nguồn từ thời loài người sơ khai. Vậy ai đã phát minh ra toán học và đâu là những thành tựu toán học vĩ đại của con người? Quý bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Sơ lược về sự phát triển của toán học

Trước khi được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới như hiện nay. Toán học từng chỉ phát triển ở một số vùng, miền cụ thể. Người ta đã tìm thấy một hang động ở Nam Phi được trang trí bởi các hình khắc hình học. Với thời gian khoảng 70.000 trước công nguyên. Các văn tự toán học cổ đại đã được tìm thấy tại Ấn Độ và Ai Cập cổ vào năm 1800 trước công nguyên. Ghi nhận sự tồn tại của toán học từ thời điểm đó.

Sự phát triển của toán học trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại được coi là một cột mốc quan trọng của lĩnh vực này. Vào thế kỉ 16, toán học hiện đại ngày càng phát triển với tốc độ ngày càng tăng và còn tiếp diễn cho tới ngày nay.

Ai là người đã phát minh ra toán học?

Các văn bản toán học có niên đại lâu đời nhất được tìm thấy tại nền văn minh Lưỡng Hà. Nền văn minh cổ đại vào năm 1900 trước công nguyên. Tuy nhiên, chúng ta không thể kết luận rằng người Ấn Độ cổ đại đã phát minh ra toán học trước tiên. Bởi có những bức vẽ lưu lại những kiến thức về toán học và tính toán thời gian có niên đại lớn hơn cả những văn tự cổ kia. 

Vậy ai là người tạo ra toán học? Có thể nói nhà bác học Pythagoras người Hy Lạp chính là người giúp cho toán học bùng nổ. Ông được xem là người đặt nền móng đầu tiên cho toán học cổ đại. Hầu hết các văn tự toán học được tìm thấy trong thời gian 500 năm trước công nguyên đều đề cập đến Định lý Pytago về tam giác vuông. Phát minh do ông khám phá ra vẫn còn sức ảnh hưởng đến ngày nay. Bởi tầm quan trọng và tính ứng dụng của nó trong đời sống hằng ngày.

Sự phát triển của các phép tính

Thế kỷ 17, Isaac Newton và Gottfried Leibniz đã độc lập phát triển nền tảng để tính toán. Trải qua ba giai đoạn: Dự đoán, phát triển và chặt chẽ. Trong giai đoạn dự đoán, các nhà toán học đã cố gắng sử dụng các kỹ thuật liên quan đến các quá trình vô hạn để tìm các khu vực theo các đường cong hoặc tối đa hóa các phẩm chất nhất định.

Trong giai đoạn phát triển, Newton và Leibniz kết hợp những kỹ thuật này lại với nhau thông qua đạo hàm và tích phân. Mặc dù phương pháp của họ không phải lúc nào cũng hợp lý. Họ có thể biện minh cho họ và tạo ra giai đoạn cuối của phép tính.

Toán học rời rạc

Đây là một loại toán liên tục. Toán học rời rạc là nhánh của toán học liên quan đến các đối tượng có thể giả định chỉ có giá trị riêng biệt, được tách biệt. Các đối tượng rời rạc có thể được đặc trưng bởi các số nguyên. Trong khi các đối tượng liên tục yêu cầu các số thực. Toán rời rạc là ngôn ngữ toán học của khoa học máy tính. Bao gồm việc nghiên cứu các thuật toán. Các lĩnh vực bao gồm tổ hợp, lý thuyết đồ thị và lý thuyết tính toán.

Toán học ứng dụng

Toán học ứng dụng không chỉ liên quan, nó còn quan trọng. Toán học ứng dụng là các ngành có liên quan đến nghiên cứu về thế giới vật lý, sinh học hoặc xã hội học. Ý tưởng về toán ứng dụng là tạo ra một nhóm các phương pháp giải quyết các vấn đề trong khoa học.

Các lĩnh vực bao gồm vật lý toán học, sinh học toán học, lý thuyết điều khiển, kỹ thuật hàng không vũ trụ và tài chính toán học. Không chỉ giải quyết các vấn đề mà còn phát hiện ra các vấn đề mới hoặc phát triển các ngành kỹ thuật mới.

Toán học thuần túy

Toán học thuần túy được thúc đẩy bởi các vấn đề trừu tượng, chứ không phải là các vấn đề thực tế. Phần lớn những gì được theo đuổi bởi các nhà toán học thuần túy có thể có nguồn gốc của họ trong các vấn đề vật lý cụ thể. Nhưng một sự hiểu biết sâu hơn về những hiện tượng này mang lại các vấn đề và kỹ thuật.

Một số thành tựu toán học vĩ đại của nhân loại

Girolamo Cardano và xác suất thống kê
Girolamo Cardano

Không phải ai cũng tạo ra các phát minh toán học vì đam mê và Cardano là một trong số đó. Cardano từng có cuộc sống túng thiếu nên ông lao đầu vào cờ bạc. Để thắng các cuộc cá độ, ông đã nghiên cứu về xác suất và đã thành công trong việc lý giải các xác suất một cách có hệ thống. Những bí kíp này đã được viết thành một cuốn sách mang tên “Liber de ludo aleae”. Đây chính là nền tảng cho sự ra đời của ngành xác suất thống kê, tiếp thị, bảo hiểm và dự báo thời tiết.

Leonhard Euler (1707- 1783) đồng nhất thức EulerLeonhard Euler

Leonhard Euler là nhà toán học có nhiều đóng góp gần 900 cuốn sách được xuất bản. Ông đã khám phá ra Đồng nhất thức Euler. Một biểu thức liên hệ giữa hàm số lượng giác và hàm số mũ phức. Euler cũng là người đưa ra nhiều kí hiệu toán học được chúng ta sử dụng đến ngày nay như: số “pi”, sin, cos, tan, cotg,…Với những đóng góp của mình cho khoa học, ông được phong làm viện sỹ của 8 viện hàn lâm trên thế giới và là nhà toán học quan trọng nhất thế kỷ 18.

Georg Cantor và lý thuyết về tập hợp số vô cựcGeorg Cantor

Georg Cantor là một thiên tài toán học và là cha đẻ của lý thuyết tập hợp từ một câu hỏi đơn giản: “Vô hạn lớn đến chừng nào?”. Trước khi nhà toán học Cantor phát minh ra lý thuyết về tập hợp số vô cực, chưa ai có thể hiểu được vấn đề này một cách đầy đủ và có hệ thống. Ông là người đầu tiên giải thích chính xác về khái niệm số vô cực và tập hợp các số. Tuy nhiên, những nhà toán học khác lúc bấy giờ đã chỉ trích ông và dè chừng khái niệm tập hợp số vô cực do ông đưa ra. Họ cho rằng lý thuyết ông đưa ra quá mơ hồ và thiếu chắc chắn. Sau này khi Cantor mất đi, lý thuyết của công mới được công nhận. Và được ứng dụng rộng rãi trong toán học.

20 Nhà toán học vĩ đại đã làm thay đổi thế giới

  1. Wliiam Playfair – Người phát minh ra đồ thị, cha đẻ của “số liệu đồ họa” bao gồm có: đồ thị dạng thanh, dạng bánh, thậm chí cả timelines (dòng thời gian)
  2. James Maxwell – Người tạo ra những bức ảnh màu đầu tiên. Ông được Einstein ngưỡng mộ ngang với Micheal Faraday hay Newton.
  3. Alan Turing – Người “mã hóa” trong thế chiến thứ 2. Nhà toán học người Anh. Ông cũng là người đặt nền móng cho chiếc PC phổ biến hiện nay.
  4. Pierre-Simon Laplace – Người tiên phong trong môn thống kê, tiên đoán về sự tồn tại của hố đen vũ trụ, một trong những người đầu tiên nghiên cứu về vận tốc âm thanh
  5. Thomas Bayes – Người phát triển môn thống kê, đặt nền móng cho môn thống kê Bayes. Định lý toán của ông đặc biệt hữu dụng trong lĩnh vực dự đoán thống kê
  6. Charles Babbage – Người có tầm nhìn trong ngành máy tính, Nhà phát minh và nhà toán học người Anh, người được cho là “cha đẻ ngành máy tính”
  7. Ada Lovelace – Nhà lập trình máy tính đầu tiên, Cộng tác cùng Charles Babbage, nữ bá tước Ada Lovelace cũng được tôn xưng là nhà lập trình máy tính đầu tiên trong lịch sử
  8. David Hilbert – Người cổ vũ nền toán học, gây tiếng vang khi tập hợp đủ 23 vấn đề chưa được giải quyết trong toán, những công trình có thể dẫn tới những tiến bộ trong thế kỷ 20. Nhờ hành động này, Hilbert đã khích động và thôi thúc cả một thế hệ các nhà toán học
  9. Euclid of Alexandria – Nhà khai sáng. Nhà toán học cổ đại người Hy Lạp; một trong những người đầu tiên hệ thống hóa toàn bộ các kiến thức về toán
  10. Issac Newton – Người phát minh môn giải tích. Nhà toán học, vật lý lỗi lạc với các giả thuyết về trọng lực cũng như môn tích phân
  11. Gottfried Leibniz – Dưới cái bóng của Newton. Tuy không nổi tiếng như Newton nhưng Leibniz cũng là người phát minh môn giải tích độc lập với Newton. Ông cũng là người phát triển nhiều ứng dụng dựa trên bảng tính Pascan
  12. Joseph Lagrange – Đơn giản hóa công việc của Newton. Ông đã tái công thức hóa và đơn giản lại các hàm toán học của Newton. Lagrange được chon cất tại Pantheon; lăng mộ quốc gia dành cho những người Pháp vĩ đại.
  13. Blaise Pascal – Người phát minh chiếc máy tính đầu tiên. Ông là người lai Hungari – Mỹ. Ngoài những cống hiến cho ngành máy tính; ông cũng là người nghiên cứu về các loại phản ứng hạt nhân.
  14. John von Neumann – Nhà phát triển máy tính kỹ thuật số. Ông có rất nhiều đóng góp cho nhân loại. Bao gồm việc sử dụng sức nước; sáng tạo ra hệ thống vòi phun cũng như chiếc máy tính cơ học đầu tiên.
  15. Leonhard Euler – Nhà toán học và trí tưởng tượng phong phú. Nhà toán học người Thụy Sĩ, người có nhiều đề xuất quan trọng như chữ cái “e” cho logarit cơ số tự nhiên; “I” biểu diễn số ảo và biểu tượng sigma với ý nghĩa tổng hợp.
  16. Daniel Bernoulli – Xây dựng nền móng của ngành khí động lực học. Ông cũng là một người Thụy Sĩ; ngoài ra ông cũng là nhà tiên phong trong lĩnh vực dược phẩm
  17. Carl Freidrich Gauss – Người đứng sau môn thống kê. Nhà toán học người Đức và được coi là một trong những nhà toán học có ảnh hưởng nhất lịch sử
  18. Joseph Fourier – Người giải thích hiệu ứng nhà kính. Ông là người có những đóng góp quan trọng trong môn nhiệt động lực học; cũng như giải thích sự bức xạ nhiệt; sự tác động của bầu khí quyển tới việc duy trì nhiệt độ.
  19. Theodore von Kármán – Đóng góp quan trọng để phát triển máy bay trực thăng và máy bay siêu âm. Sinh trưởng tại Budapest – thủ đô Hungary, ông là người tạo dựng công ty Aerojet. Ông cũng chính là người tạo dựng trung tâm nghiên cứu hàng không của Nato.

20. Stanislaw Ulam – Nhà phát triểm mô hình mô phỏng Monte Carlo. Người có đóng góp vô cùng quan trọng trong ngành vật lý hạt nhân. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo của ông đang được ứng dụng rất rộng rãi trên thế giới ngày nay.

Lời kết

Toán học là một lĩnh vực có lịch sử từ thuở loài người còn sơ khai. Với tính thực tiễn của mình, nó đã dần trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu được trong đời sống con người. Chúng tôi hy vọng bài viết này giải đáp được câu hỏi của quý bạn đọc về việc ai phát minh ra toán học. Hãy theo dõi chúng tôi để có thêm kiến thức lý thú về cuộc sống bạn nhé!

Xem thêm 

4.7/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *