Ngành Sư phạm Ngữ văn là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Sư phạm Ngữ văn

Hiện nay, ngành Sư phạm Ngữ văn hiện nay đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học do sở thích cá nhân và cơ hội nghề nghiệp ngành học này rất đa dạng, không chỉ đi dạy học mà còn có thể làm những công việc khác như nghiên cứu, quản lý… Bài viết sau đây xin cung cấp những thông tin cơ bản về ngành học này.

Ngành Sư phạm Ngữ văn là gì?

Ngành Sư phạm Ngữ văn (Literature and Linguistics Teacher Education) là ngành đào tạo giáo viên có khả năng giảng dạy môn Ngữ văn tại các trường THPT, trường chuyên và các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp. Họ là những người có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt phục vụ cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngành Sư phạm Ngữ văn là gì?

Sinh viên chuyên ngành này sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng về văn học, ngôn ngữ và giáo dục; rèn luyện các kỹ năng tư duy, phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học cơ bản, phát triển kỹ năng nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng lòng yêu nghề, trách nhiệm nghề nghiệp, các phẩm chất đạo đức của công dân thế hệ mới.

Các khối thi vào ngành Sư phạm Ngữ văn là gì?

Ngành Sư phạm Ngữ văn xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
  • D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • D20: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân
  • D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Sư phạm Ngữ văn là bao nhiêu?

Tùy vào từng trường mà mức điểm chuẩn sẽ khác nhau. Theo tìm hiểu, mức điểm chuẩn trong các kỳ tuyển sinh thường dao động trong khoảng từ 17 – 28 điểm.

Trường nào đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn?

Để tạo cơ hội cho các sĩ tử có thể dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp. Hiện ở nước ta có rất nhiều cơ sở giáo dục đào tạo ngành học này. Cụ thể là:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Thủ Đô Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)
  • Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên)
  • Đại học Hải Phòng

Khu vực miền Trung

  • Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng)
  • Đại học Sư phạm (Đại học Huế)
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Vinh
  • Đại học Quảng Bình
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Quảng Nam
  • Đại học Phạm Văn Đồng
  • Đại học Phú Yên

Khu vực miền Nam

  • Đại học Sư phạm TP. HCM
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học Đồng Nai
  • Đại học An Giang
  • Đại học Trà Vinh

Liệu bạn có phù hợp với ngành Sư phạm Ngữ văn?

Để có thể biết được câu trả lời thỏa đáng, bạn có thể cân nhắc một số các tiêu chí sau đây:

Ngành Sư phạm Ngữ văn
Ngành học này có phù hợp với bạn?
  • Có khả năng học tốt các môn Khoa học Xã hội;
  • Yêu thích văn chương, có khả năng cảm thụ văn học và viết lách;
  • Có vốn hiểu biết văn học, văn hóa sâu rộng;
  • Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
  • Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
  • Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
  • Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khỏe.

Học ngành Sư phạm Ngữ văn cần giỏi môn gì?

Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Ngữ văn cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Ngữ văn học phục vụ cho việc giảng dạy phổ thông, đại học. Vậy nên, việc nắm vững kiến thức nền môn Ngữ văn khi còn trên ghế nhà trường không chỉ giúp bạn xét tuyển vào ngành học này mà còn giúp bạn trở thành một giáo viên bộ môn Văn tài giỏi trong tương lai. Có thể thấy, hiện nay tất cả các khối để xét tuyển ngành nghề này đều có môn Ngữ Văn. Bên cạnh đó, bạn có thể học hỏi thêm những kiến thức và kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ để có thể “thử sức” vào những vị trí khác ngoài giảng dạy.

Kỹ năng có được sau khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng, và phẩm chất:

  • Kiến thức cơ bản, chuyên sâu và có hệ thống về văn học
  • Kỹ năng chuyên ngành, sư phạm để thực hiện công tác giảng dạy Ngữ Văn tại các trường
  • Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và đạt được trình độ theo quy định
  • Kỹ năng giải quyết các tính huống sư phạm hiệu quả, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của nhà trường, địa phương.

Cơ hội việc làm dành cho ngành Sư phạm Ngữ văn như thế nào?

Sau khi ra trường, sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:

Ngành Sư phạm Ngữ văn
Sinh viên ngành học này có thể làm việc ở đâu?
  • Giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở các trường tiểu học, THCS, THPT, những trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,…;
  • Nghiên cứu và phê bình văn học tại những Viện nghiên cứu về văn học, văn hóa, ngôn ngữ…;
  • Trở thành biên tập viên, phóng viên cho các đài phát thanh, truyền hình, biên tập viên cho tòa soạn báo địa phương, trung ương, nhà xuất bản và truyền thông;
  • Chuyên viên phụ trách môn Ngữ văn ở phòng, sở Giáo dục và Đào tạo;
  • Làm công tác chuyên môn trong các cơ quan, tổ chức liên quan kiến thức về khoa học xã hội, các cơ quan quản lý giáo dục, các tổ chức xã hội…

Mức lương dành cho ngành Sư phạm Ngữ văn như thế nào?

Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định. Còn đối với những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí, năng lực, kinh nghiệm làm việc và đơn vị làm việc mà mức lương có thể khác nhau.

Kết luận

Không có thành công nào mang tên may mắn bởi bất kỳ thành công nào cũng cần sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ, luôn rèn luyện và phát triển đến từ mỗi cá nhân. Nếu bạn là một người yêu thích văn chương hoặc chỉ đơn thuần yêu thích nó thì bạn hoàn toàn có thể xem xét lựa chọn học ngành này.

5/5 - (2 bình chọn)
  1. Pingback: Điểm chuẩn năm 2024 của Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội (HNMU) cập nhật mới nhất

  2. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Giáo Dục Hà Nội (VNU UED) mới nhất

  3. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Quy Nhơn (QNU) mới nhất

  4. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Tây Nguyên (TNU) mới nhất

  5. Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE) mới nhất

  6. Vân anh đã trả lời:

    Cho em hỏi là có nhiều trường đại học đào tạo Sư phạm ngữ văn ở tp HCM k v ạ. Và năm 2023 này mình học sư phạm mình có đc miễn tiền ko v ạ ..?

    • nguyễn thành trung reviewedu
      Review Education đã trả lời:

      Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định. Còn đối với những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí, năng lực, kinh nghiệm làm việc và đơn vị làm việc mà mức lương có thể khác nhau.

    • Khanh Ngan đã trả lời:

      Chào bạn, ngành có mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí, năng lực, kinh nghiệm làm việc và đơn vị làm việc mà mức lương có thể khác nhau.

    • Khanh Ngan đã trả lời:

      Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương cơ bản sẽ được tính theo quy định. Còn đối với những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 5 – 7 triệu đồng/tháng

    • nguyễn thành trung reviewedu
      Review Education đã trả lời:

      Sau khi ra trường, sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:Giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở các trường tiểu học, THCS, nghiên cứu và phê bình văn học tại những Viện nghiên cứu về văn học, văn hóa… và vô số những cơ hội việc làm khác nữa mà bạn có thể tham khảo ở bài viết.

    • Phạm Bảo Toàn ReviewEdu
      Quản trị viên đã trả lời:

      Sau khi ra trường, sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:

      Giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở các trường tiểu học, THCS, THPT, những trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,…;
      Nghiên cứu và phê bình văn học tại những Viện nghiên cứu về văn học, văn hóa, ngôn ngữ…;
      Trở thành biên tập viên, phóng viên cho các đài phát thanh, truyền hình, biên tập viên cho tòa soạn báo địa phương, trung ương, nhà xuất bản và truyền thông;
      Chuyên viên phụ trách môn Ngữ văn ở phòng, sở Giáo dục và Đào tạo;
      Làm công tác chuyên môn trong các cơ quan, tổ chức liên quan kiến thức về khoa học xã hội, các cơ quan quản lý giáo dục, các tổ chức xã hội…

    • Khanh Ngan đã trả lời:

      Chào bạn, năm nay ngành sư phạm không được miễn học phí, tuy nhiên sinh viên sư phạm sẽ được tiếp cận với những nguồn hỗ trợ khác như miễn giảm học phí, học bổng khuyến học, trợ cấp xã hội theo quy định

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *