Ngành Vật lý kỹ thuật là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Vật lý kỹ thuật

Khi nhắc tới các môn khoa học tự nhiên đánh dấu bước phát triển vượt bậc của con người, chúng ta không thể bỏ qua bộ môn vật lý. Tương tự như vậy, ngành vật lý kỹ thuật cũng có sức ảnh hưởng lớn tới không chỉ về mặt nghiên cứu khoa học mà còn là vì tính ứng dụng thực tế của nó. Bài viết sau sẽ cung cấp những kiến thức thú vị xoay quanh chuyên ngành này.

Ngành vật lý kỹ thuật là gì?

"Ngành

Ngành vật lý kỹ thuật (tiếng Anh: Engineering Physics) là ngành đào tạo ứng dụng các nguyên lý về vật lý, toán học để phân tích, giải quyết vấn đề kỹ thuật và ứng dụng liên ngành. Ngành học này đào tạo kỹ sư VLKT có năng lực chuyên môn, kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng lãnh đạo, quản lý, sáng tạo cùng khả năng tự học suốt đời trong lĩnh vực VLKT, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước.

Chương trình học chuyên ngành này sẽ cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về vật lý, khoa học kỹ thuật cùng các kiến thức chuyên ngành như: Vật liệu điện tử, vật lý và công nghệ nano, vật lý tin học, vật lý và kỹ thuật ánh sáng, năng lượng tái tạo, phân tích và đo lường vật lý… để đáp ứng với môi trường công việc sau khi tốt nghiệp.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành vật lý kỹ thuật là gì?

Hiện tại, ngành VLKT xét tuyển 04 tổ hợp cho các thí sinh lựa chọn. Đó là:

Điểm chuẩn ngành vật lý kỹ thuật là bao nhiêu?

Vào năm 2022, có 5 trường đại học xét tuyển ngành này. Tùy vào từng trường sẽ có những phương thức xét tuyển và tiêu chí riêng. Nếu tính theo điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPTQG thì mức điểm khoảng từ 15,8 điểm tới 23,5 điểm.

Trường nào đào tạo ngành vật lý kỹ thuật?

Thí sinh có thể đăng ký học ngành này tại một trong những cơ sở đào tạo sau:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

Khu vực miền Nam

Liệu bạn có phù hợp với ngành vật lý kỹ thuật?

Liệu bạn có phù hợp với ngành Vật lý kỹ thuật
Liệu bạn có phù hợp với ngành Vật lý kỹ thuật?

Để có thể học tập và làm việc trong ngành VLKT, bạn cần đáp ứng được một số yếu tố sau:

  • Tư duy nhạy bén, thông minh
  • Khả năng làm việc tập thể theo đội, nhóm
  • Khả năng về toán học
  • Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin chính xác
  • Sức khỏe đảm bảo
  • Kỹ năng phân tích số liệu và giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin nhanh
  • Kỹ năng về thiết kế
  • Khả năng hình thành ý tưởng
  • Khả năng nghiên cứu, chế tạo
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
  • Kỹ năng làm việc độc lập
  • Tự lập kế hoạch công việc và phương pháp hoàn thành mục tiêu

Học ngành vật lý kỹ thuật cần học giỏi môn gì?

Như có thể thấy ở phần định nghĩa chuyên ngành, rất rõ ràng rằng người học cần phải trau dồi ít nhất 03 môn cốt lõi là Toán, Vật lý và tiếng Anh. Cụ thể:

  • Toán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành, hỗ trợ người học phát huy khả năng tư duy, tính toán, phân tích vấn đề và xử lý các sự cố…
  • Vật lý: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Ví dụ: Trường điện từ, cơ học điện tử, vật lý thống kê…
  • Tiếng Anh: Đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa sinh viên cùng các hoạt động học tập, nghiên cứu, trao đổi tri thức. Sinh viên sẽ không phải lo ngại về rào cản ngôn ngữ khi học tốt môn này.
Học ngành Vật lý kỹ thuật cần giỏi môn gì
Học ngành Vật lý kỹ thuật cần giỏi môn gì?

Cơ hội việc làm dành cho ngành vật lý kỹ thuật như thế nào?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Vật lý kỹ thuật có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Cụ thể:

  • Kỹ sư nghiên cứu phát triển sản phẩm: tại công ty trong nước, liên doanh và nước ngoài, kỹ sư vận hành các thiết bị tại bệnh viện trực thuộc tỉnh, thành phố.
  • Kỹ sư phân tích, chuyên gia viết dự án, quản lý dự án: làm việc tại các cơ quan nhà nước, sở KH – CN tại các địa phương trong cả nước.
  • Thành lập doanh nghiệp, công ty: thiết kế máy trong nông nghiệp, thiết bị khoa học kỹ thuật, sản phẩm phục vụ cuộc sống xã hội… 
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy: Tại các trường đại học, viện nghiên cứu, trường cao đẳng, trung cấp nghề chuyên nghiệp…
  • Chuyên viên phân tích: Mô phỏng, tính toán và phân tích số liệu, tư vấn của công ty luật về sở hữu trí tuệ.
  • Công việc liên quan đến sự kết hợp giữa sinh học, y học, dược và vật lý, đặc biệt là các công việc liên quan đến y tế và chăm sóc sức khỏe.
  • Chuyên viên quản lý : Phân tích và quản lý chất lượng sản phẩm ở các công ty như Samsung, Haesung, Hanel, Rạng Đông, Điện Quang…
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: ở phòng R&D của công ty như Viettel, Samsung, BoViet, Seoul Semiconductor và các trung tâm nghiên cứu lớn tại Việt Nam.

Mức lương dành cho người làm ngành vật lý kỹ thuật là bao nhiêu?

Mức lương của người làm ngành Vật lý kỹ thuật
Mức lương của người làm ngành Vật lý kỹ thuật là bao nhiêu?

Mức lương dành cho kỹ sư VLKT được chia thành:

  • Đối với các sinh viên mới ra trường: chưa có nhiều kinh nghiệm, cần được đào tạo thêm, mức lương từ 8,5 – 11 triệu VNĐ/tháng.
  • Đối với những người đã có kinh nghiệm trên 2 năm: trong tầm 13 – 16 triệu VNĐ/tháng.
  • Đối với cấp quản lý cấp cao: Kinh nghiệm 3-5 năm hoặc hơn, từ 20 – 30 triệu VNĐ/tháng.

Nhìn chung, mức lương của ngành này khá ổn định và cao hơn so với mặt bằng chung. Bên cạnh đó, các kỹ sư VLKT cũng sẽ được hưởng nhiều phúc lợi, đãi ngộ khác như: Lương tháng thứ 13, chi phí đi công tác ngắn hạn, dài hạn, tham gia các khóa học bồi dưỡng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ… Đây cũng có lẽ là một điểm cộng đáng chú ý của ngành này.

Kết luận

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngành vật lý kỹ thuật đã và đang được nhà nước, các cơ sở đào tạo quan tâm sâu sắc. Bằng cách tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên ngành, các khóa trải nghiệm thực tế tới các cơ quan, đơn vị có liên quan và trao tặng học bổng du học, học bổng khuyến khích học tập cho các sinh viên có thành tích học tập tốt… Đây sẽ là động lực để các thí sinh có thể tự tin đăng ký theo học và rèn luyện.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *