Xét học bạ năm 2024 của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cần những gì?

xét học bạ Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một ngôi trường thuộc top đầu các trường đại học trọng điểm Quốc gia, là một trong những trường đại học đáng mơ ước đối với nhiều sinh viên. Với chuyên ngành đào tạo là kỹ thuật, trong những năm qua trường đã góp không ít công sức vào công cuộc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Đây là cái tên được tìm kiếm khá nhiều trong mỗi mùa tuyển sinh. Vậy trường Đại học Bách khoa Hà Nội xét học bạ như thế nào? Để biết thêm chi tiết về đề án tuyển sinh của trường, hãy tham khảo thông tin mà Reviewedu tổng hợp bên dưới

Thông tin chung

  • Tên trường: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Tên viết tắt: HUST – Ha Noi University of Science and Technology)
  • Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Website: https://www.hust.edu.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/dhbkhanoi/
  • Mã tuyển sinh: BKA
  • Email tuyển sinh: tuyensinh@hust.edu.vn​
  • Số điện thoại tuyển sinh: 024 3869 4242

Xem thêm: Review Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) có tốt không?

Phương thức xét tuyển của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Học sinh tham gia đăng ký xét học bạ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Học sinh tham gia đăng ký xét học bạ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Thông tin chung

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến: 7.985 sinh viên

Gồm 3 phương thức tuyển sinh:

  • Phương thức xét tuyển tài năng (XTTN);
  • Phương thức xét tuyển dựa theo kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (ĐGTD);
  • Phương thức xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 (THPT);

Các phương thức tuyển sinh

Xét tuyển tài năng gồm:

  • Xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level, AP và IB;
  • Xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn.

Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy

  • Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá tư duy (ĐGTD) do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức;
  • Điều kiện dự tuyển:  Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do ĐHBK Hà Nội quy định;
  • Tổ hợp xét tuyển dự kiến: K00 (tư duy toán học, tư duy đọc hiểu, tư duy khoa học/giải quyết vấn đề);
  • Xét tuyển vào tất cả các ngành/chương trình trừ các chương trình Ngôn ngữ Anh;

Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2023

  • Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT tổ chức;
  • Điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do ĐHBK Hà Nội quy định;
  • Các tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (tùy theo từng chương trình đào tạo khác nhau).

Lưu ý:

  • Thí sinh được sử dụng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP và quốc tế (IELTS, TOEFL, TOEIC … ) để quy đổi thành điểm tiếng Anh khi xét tuyển theo các tổ hợp A01, D01, D07;
  • Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, ngoài các điều kiện cần thiết (theo các phương thức tuyển sinh), thí sinh cần có một trong những điều kiện về trình độ tiếng Anh như sau.
    • Chứng chỉ tiếng Anh VSTEP trình độ B1 trở lên, IELTS (academic) 5.0 trở lên hoặc tương đương;
    • Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn tiếng Anh đạt yêu cầu của ĐHBK Hà Nội.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) tuyển sinh những ngành nào?

STT Chương trình/ ngành đào tạo Chỉ tiêu Mã xét tuyển 

A. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

1 Kỹ thuật Sinh học 80 BF1
2 Kỹ thuật Thực phẩm 200 BF2
3 Kỹ thuật Hóa học 520 CH1
4 Hóa học 120 CH2
5 Kỹ thuật In 40 CH3
6 Công nghệ Giáo dục 80 ED2
7 Kỹ thuật điện 220 EE1
8 Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa 500 EE2
9 Quản lý năng lượng (thay thế cho Kinh tế Công nghiệp không tuyển sinh từ 2023) 60 EM1
10 Quản lý Công nghiệp 80 EM2
11 Quản trị Kinh doanh 100 EM3
12 Kế toán 80 EM4
13 Tài chính-Ngân hàng 60 EM5
14 Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông 480 ET1
15 Kỹ thuật Y sinh 60 ET2
16 Kỹ thuật Môi trường 120 EV1
17 Quản lý Tài nguyên và Môi trường 80 EV2
18 Tiếng Anh KHKT và Công nghệ 180 FL1 (1)
19 Kỹ thuật Nhiệt 250 HE1
20 CNTT: Khoa học Máy tính 300 IT1 (2)
21 CNTT: Kỹ thuật Máy tính 200 IT2
22 Kỹ thuật Cơ điện tử 300 ME1
23 Kỹ thuật Cơ khí  500 ME2
24 Toán-Tin 120 MI1
25 Hệ thống Thông tin quản lý 60 MI2
26 Kỹ thuật Vật liệu 260 MS1
27 Vật lý Kỹ thuật 150 PH1
28 Kỹ thuật Hạt nhân  30 PH2
29 Vật lý Y khoa 40 PH3
30 Kỹ thuật Ô tô 200 TE1
31 Kỹ thuật Cơ khí động lực 90 TE2
32 Kỹ thuật Hàng không 50 TE3
33 Công nghệ Dệt-May 220 TX1
34 Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano (chương trình mới) 40 MS2
35 Công nghệ vật liệu Polyme và Compozit (chương trình mới) 40 MS3

B. CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO (CỦA ĐHBK HÀ NỘI)

B1. Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh

36 Kỹ thuật sinh học (chương trình mới) 40 BF-E19
37 Kỹ thuật Thực phẩm 80 BF-E12
38 Kỹ thuật Hóa dược 80 CH-E11
39 Hệ thống điện và năng lượng tái tạo 50 EE-E18
40 Kỹ thuật điều khiển-Tự động hóa 100 EE-E8
41 Phân tích Kinh doanh 100 EM-E13
42 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng 120 EM-E14
43 Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện 60 ET-E16
44 Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông 60 ET-E4
45 Kỹ thuật Y sinh 40 ET-E5
46 An toàn không gian số – Cyber Security 40 IT-E15 (2)
47 Công nghệ Thông tin Global ICT 100 IT-E7 (2)
48 Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo 100 IT-E10 (2)
49 Kỹ thuật Cơ điện tử 120 ME-E1
50 Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu 50 MS-E3
51 Kỹ thuật Ô tô 80 TE-E2

B2. Chương trình có tăng cường ngoại ngữ

52 Hệ thống nhúng thông minh và IoT (tăng cường tiếng Nhật) 60 ET-E9
53 Công nghệ Thông tin Việt – Nhật (tăng cường tiếng Nhật) 240 IT-E6
54 Công nghệ Thông tin Việt-Pháp (tăng cường tiếng Pháp) 40 IT-EP(2)

B3. Chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác

55 Điện tử – Viễn thông – ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức) 40 ET-LUH
56 Cơ điện tử – hợp tác với ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức) 40 ME-LUH
57 Cơ điện tử – hợp tác với ĐHCN Nagaoka (Nhật Bản) 90 ME-NUT
58 Cơ khí Chế tạo máy – hợp tác với trường ĐH Griffith (Australia) 40 ME-GU

C. CHƯƠNG TRÌNH PFIEV

59 Cơ khí Hàng không 35 TE-EP
60 Tin học công nghiệp và Tự động hóa 40 EE-EP

D. CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

61 Quản trị Kinh doanh – ĐH Troy (Hoa Kỳ) (do ĐH Troy cấp bằng) 80 TROY-BA
62 Khoa học Máy tính – ĐH Troy (Hoa Kỳ) (do ĐH Troy cấp bằng) 80 TROY-IT
63 Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế 

(do ĐHBK Hà Nội và ĐH Plymouth Marjon-Vương quốc Anh cấp bằng)

90 FL2 (1)

Xét học bạ trường Đại học Bách khoa Hà Nội gồm những gì?

Hiện nay trường Bách Khoa Hà Nội không có đề án tuyển sinh bằng học bạ.

Học sinh tham gia đăng ký xét tuyển
Học sinh tham gia đăng ký xét tuyển

Điểm chuẩn của trường Đại học Bách khoa Hà Nội chính xác nhất

  • Năm 2022 điểm chuẩn cao nhất của trường là 28.29 điểm, thấp hơn so với năm 2021.
  • Năm 2021, điểm chuẩn kết quả thi tốt nghiệp THPT của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là 28.43 điểm

Xem thêm: Điểm chuẩn của trường Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) chính xác nhất

Học phí của trường Đại học Bách khoa Hà Nội là bao nhiêu?

Tuỳ theo chương trình đào tạo mà trước áp dụng mức thu khác nhau:

  • Chương trình đào tạo chuẩn có mức thu: 22-28 triệu/ năm
  • Chương trình ELITECH: khoảng 40-45 triệu/ năm.

Chi tiết xem thêm tại:  Học phí trường đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) mới nhất 

Kết luận 

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã đạt nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ. Trường được vinh danh là ngôi trường trọng điểm của Quốc gia và được vinh hạnh chọn là nơi in sao đề thi đại học của cả nước. Đây là ngôi trường đầu tiên và lớn nhất về đào tạo kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam. Với những thành tích đồ sộ như thế, trường xứng đáng là nơi để bạn học tập và rèn luyện trong 4 năm đại học của mình. Hy vọng những thông tin mà Reviewedu cập nhập trên sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho các bạn. Chúc các bạn một mùa thi thành công.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *