Ngành Y cần học những môn gì? Những tiêu chuẩn của ngành Y

ngành y cần học những môn gì

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe nhiều người nói rằng làm bác sĩ sướng lắm, làm bác sĩ giàu lắm. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm mà thôi. Ít ai biết được sinh viên ngành Y đã phải học những gì? Học ra sao? Và áp lực đè nặng lên người theo ngành này như thế nào? Sau khi đọc bài viết này bạn sẽ biết được ngành Y là gì? tiêu chuẩn để thi vào ngành Y và sinh viên ngành Y cần học những môn gì? Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu nhé!

Ngành Y là gì?

Ngành Y là chuyên ngành đào tạo ra các bác sĩ tham gia làm việc trong hệ thống y tế; chăm sóc sức khỏe; phòng ngừa và chữa bệnh cho con người. Đây là ngành khoa học chuyên nghiên cứu những bệnh lý, cách phòng bệnh và chữa bệnh. 

Sinh viên theo học ngành Y
Sinh viên theo học ngành Y

Những tiêu chuẩn để thi vào ngành Y 

Vì đây là một ngành khá đặc thù liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người nên tiêu chuẩn chọn vào trường rất khó khăn:

  • Đối với các chuyên ngành Y khoa – Y học cổ truyền, chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt, Dược học thì điểm trung bình cộng tổ hợp môn trong kỳ thi THPT phải được 8 trở lên. Thêm vào đó, để đuộc sơ tuyển vào các chuyên ngành, học bạ lớp 12 phải đạt học lực giỏi.
  • Đối với chuyên ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Kỹ thuật hình ảnh Y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng thì điểm trung bình cộng tổ hợp môn trong kỳ thi THPT tối thiểu phải 6.5 trở lên. Xét tuyển học bạ lớp 12 tối thiểu phải đạt lực học khá trở lên.

Ngành Y cần học những môn gì?

Chương trình đào tạo ngành Y khoa có thời gian đào tạo 6 năm và chia làm 12 học kỳ. Trong hai năm học đầu tiên, sinh viên sẽ được học những môn học đại cương liên quan các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội:

Năm thứ nhất

  • Giáo dục quốc phòng; toán cao cấp; vật lý – lý sinh, hóa đại cương – hóa vô cơ; sinh học đại cương; tiếng anh A1, giáo dục thể chất, giải phẫu 1, tin học cơ sở; di truyền học – sinh học phân tử, tiếng anh a2, xác suất thống kê, giải phẫu 2, các nguyên lý cơ bản của CNM-L1.

Năm thứ hai

  • Tâm lý y học – y đức, hóa hữu cơ, các nguyên lý cơ bản của CNM –L2, Hóa sinh; ký sinh trùng, vi sinh, mô phổi, sinh lý học, tiếng anh chuyên ngành; điều dưỡng cơ sở, thực tập điều dưỡng, nội cơ sở; ngoại cơ sở, giải phẫu bệnh.

Các học kỳ tiếp theo, các bạn sẽ được trang bị các kiến thức Y học cơ sở về cấu tạo và chức năng cơ thể người trong điều kiện bình thường và bệnh lý (từ mức phân tử đến mức cơ thể) với các môn học bao gồm: 

Năm thứ ba

  • Dược lý, sinh lý bệnh – miễn dịch, phẫu thuật thực hành; chẩn đoán hình ảnh, nội bệnh lý 1, ngoại bệnh lý 1, chấn thương chỉnh hình; dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm, phương pháp nghiên cứu khoa học; sức khỏe môi trường và sức khỏe nghề nghiệp, dịch tễ học và dịch tễ ứng dụng; thực tập cộng đồng.

Nam thứ tư

  • Ung thư, huyết học, gây mê hồi sức, đường lối cách mạng của ĐCS VN; nội bệnh lý 2, nhi khoa 1, 2, phụ sản 1, 2, giáo dục nâng cao sức khỏe, da liễu; dược lý lâm sàng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, hóa học lâm sàng; y học quân sự.

Năm thứ năm

  • Tư tưởng hồ chí minh, kinh tế y tế – bảo hiểm y tế, tổ chức và quản lý y tế; pháp y, mắt, tai, mũi, họng, răng hàm mặt, chấn thương chỉnh hình; phục hồi chức năng, ngoại thần kinh, phẫu nhi.

Năm thứ sáu

  • Nội bệnh lý 3, ngoại bệnh lý 3, lão khoa, nhi khoa 3; phụ sản 3, hồi sức cấp cứu nội khoa, thực tập cộng đồng; thực tập tốt nghiệp.

Từ khối kiến thức y học cơ sở, giúp người học hiểu được các yếu tố gây bệnh. Có thể giải thích được cơ chế gây bệnh. Và là nền tảng để các bạn học tốt các kiến thức Y khoa lâm sàng.

Ngoài ra sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng tiền lâm sáng; kỹ năng sử dụng các thiết bị y khoa cơ bản và cấp cứu; máy đo điện tim; máy đo đường huyết; máy theo dõi monitor; máy sinh hoá; máy huyết học… Phát triển các kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng ra quyết định; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng giao tiếp cộng đồng; kỹ năng làm việc nhóm…

Sau khi đã hoàn thành chương trình học kể trên. Các bạn sinh viên sẽ tham gia vào kỳ thi tốt nghiệp hoặc làm khóa luận. Tùy theo điều kiện cũng như sự lựa chọn của từng bạn sao cho phù hợp hơn với bản thân.

Các lĩnh vực của ngành Y sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm

Ngành Y có rất nhiều lĩnh vực tùy thuộc vào sở thích và năng lực của các em:

Các lĩnh vực của ngành Y sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm
Các lĩnh vực của ngành Y sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm

Giảng viên

  • Đây là lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. Lĩnh vực này dành cho những bạn yêu thích Y khoa và Sư phạm. Đối với lĩnh vực giảng dạy đòi hỏi bạn cần có những kiến thức chuyên môn sâu, nắm vững các kiến thức cả về mặt lý thuyết và thực hành.

Bác sĩ đa khoa

  • Là người khám chung cho cơ thể bệnh nhân. Lĩnh vực này đòi hỏi phải có kiến thức rộng, am hiểu tất cả lĩnh vực của Y học. Đây là người khám bệnh và đưa ra những cái nhìn tổng thể về sức khỏe của bệnh nhân và đưa ra những lời khuyên nên làm xét nghiệm gì.

Bác sĩ chuyên khoa

  • Là người có lĩnh vực chuyên môn về một lĩnh vực gì đó trên cơ thể con người như da liễu, tim mạch,…

Bác sĩ ngoại khoa

  • Làm người thực hiện những ca phẫu thuật cho bệnh nhân. Lĩnh vực này đòi hỏi phải có chuyên môn sâu, tỉ mỉ và có nhiều kinh nghiệm và khả năng tập trung tuyệt vời.

Bác sĩ sản phụ khoa

  • Lĩnh vực liên quan đến các bệnh phụ khoa, các bệnh liên quan đến sản phụ. Làm nhiệm vụ khám và tiến hành siêu âm, xét nghiệm.
  • Ngoài ra còn có các chuyên ngành như Y tá, Hộ lý là những người chăm sóc bệnh nhân và làm theo lệnh của các bác sĩ. Theo dõi tình hình của bệnh nhân và báo cho bác sĩ biết.
  • Y tế dự phòng hay Y tế cộng đồng cũng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Những người theo ngành này sẽ làm việc ở địa phương, tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch bệnh.

Bác sĩ thú y

  • Là những người chăm sóc sức khỏe và khám chữa trong động vật. Ngoài ra còn các lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu và công tác đào tạo, công tác quản lý Nhà nước về Y tế. 

Kết luận 

Trên đây là một số thông tin về ngành Y cần học những môn gì cần thiết cho những bạn quan tâm và muốn theo đuồi ngành này. ReviewEdu hi vọng bài viết này sẽ phần nào hữu ích trong việc lựa chọn ngành nghề tương lai của chính các bạn.

Xem thêm:

Tiền tệ là gì? Tiền tệ xuất hiện khi nào? Bản chất, chức năng và lịch sử ra đời của tiền tệ

Quầng mặt trời là gì? Hiện tượng vòng tròn quanh mặt trời có mang đến điềm xấu hay không?

Khi nào dùng s es? Hướng dẫn cách thêm s, es vào động từ, danh từ và cách phát âm

Muốn làm luật sư thì học luật cần giỏi môn gì? Ngành luật nên theo học tại trường nào là tốt nhất

Muốn làm diễn viên cần học giỏi môn gì? Những lý do nên chọn học ngành diễn viên

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *