Để duy trì sự ổn định và văn minh của xã hội, chúng ta cần pháp luật. Từ xưa đến nay, pháp luật luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa, kinh tế, chính trị. Do đó, nhu cầu theo học các ngành liên quan về Luật chưa bao giờ hết hot. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin cơ bản nhất cần biết về ngành Luật Hiến pháp và luật hành chính.
Ngành Luật Hiến pháp và luật hành chính là gì?
Ngành Luật Hiến pháp và luật hành chính (LHP&LHC) (tên tiếng Anh: Constitutional and Administrative Laws) là ngành đào tạo ra đội ngũ nhân lực có kiến thức chuyên sâu về Luật pháp nói chung và luật hiến pháp, hành chính nói riêng. Sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ được trang bị đầy đủ kỹ năng hành nghề để tự tin làm việc trong môi trường tư vấn pháp luật chuyên nghiệp.
Về chương trình đào tạo, các bạn cần phải hoàn thành các môn thuộc 3 nhóm học phần chính sau: nhóm kiến thức chung (17 tín chỉ); nhóm kiến thức cơ sở và chuyên ngành (30 tín chỉ bắt buộc, 24 tín chỉ tự chọn) và luận văn tốt nghiệp (14 tín chỉ). Bên cạnh việc chú trọng trang bị kiến thức chuyên môn, chương trình học còn giúp sinh viên bổ sung các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này như: kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, tư duy phản biện, tổ chức – điều hành… Do đó, sau khi hoàn thành chương trình học, các bạn sẽ hoàn toàn có đủ năng lực để bắt tay vào làm việc ngay.
Các khối thi vào ngành Luật Hiến pháp & luật hành chính là gì?
Do đặc thù chuyên ngành LHP&LHC đòi hỏi người học phải có vốn kiến thức nền tảng vững chắc nên hiện nay, trên phạm vi cả nước chỉ có một số trường đào tạo bậc thạc sĩ chuyên ngành này. Trong đó, trường ĐH Nội vụ Hà Nội (phân hiệu tại TP.HCM) trong kỳ tuyển sinh năm 2020 yêu cầu thí sinh phải dự thi ba môn bao gồm: Tiếng Anh, Lý luận về nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp Việt Nam.
Điểm chuẩn ngành Luật Hiến pháp & luật hành chính là bao nhiêu?
Đối với trình độ thạc sĩ Luật Hiến pháp và luật hành chính thì không có điểm chuẩn đầu vào. Sau khi hoàn thành bài thi 3 môn theo quy định của cơ sở đào tạo, thí sinh sẽ nhận kết quả đạt hoặc không.
Các trường nào đào tạo ngành Luật Hiến pháp và luật hành chính?
Một số trường tuyển sinh bậc thạc sĩ ngành học này trên cả nước là:
- Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Học viện Hành chính Quốc gia.
- Trường Cao đẳng cộng đồng Đăk Nông
- Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
- Đại học Nội vụ Hà Nội (phân hiệu tại TP.HCM)
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Để học tốt ngành này, thứ bạn cần trau dồi không chỉ là kiến thức chuyên môn mà còn là kỹ năng. Kỹ năng ở đây bao gồm kỹ năng công việc và kỹ năng mềm. Do đó, khi còn đang học tập trên giảng đường, hãy cố gắng rèn luyện càng nhiều yếu tố dưới đây càng tốt.
- Năng lực quan sát toàn cảnh, đánh giá vấn đề.
- Tư duy logic, phản xạ nhanh trước các tình huống bất ngờ.
- Có trí nhớ tốt.
- Kỹ năng tổng hợp chi tiết, tài liệu để viết báo cáo.
- Kỹ năng biện luận tốt.
- Tư duy phản biện, phê phán.
- Sáng tạo trong đưa ra giải pháp.
- Không ngừng trau dồi vốn hiểu biết của bản thân thông qua việc nghiên cứu, trải nghiệm thực tế.
- Chịu được áp lực công việc cao.
- Học tập nhiều ngoại ngữ.
Học ngành Luật Hiến pháp và luật hành chính cần học giỏi môn gì?
Để đăng ký theo học bậc thạc sĩ ngành học này, bạn cần tốt nghiệp ĐH các ngành có chuyên ngành liên quan. Nếu đã có bằng cử nhân một trong các chuyên ngành: Luật Hiến pháp và luật hành chính, Luật/Luật học, Luật kinh tế, Luật dân sự và tố tụng dân sự… thì đó là lợi thế lớn của bạn. Việc xây dựng được hệ thống hiểu biết khái quát chung nhất về pháp luật nói chung có thể giúp bạn tiếp thu dễ dàng, nhanh chóng hơn lượng kiến thức chuyên môn trong chương trình thạc sĩ. Do đó, hãy chú trọng đầu tư thời gian cho các môn Luật nếu bạn có dự định đi xa với ngành học này.
Cơ hội việc làm của ngành Luật Hiến pháp và luật hành chính như thế nào?
Cơ hội làm việc cho người tốt nghiệp ngành Luật nói chung khá phong phú. Tuy nhiên, để đạt được vị trí cao thì lại vô cùng áp lực. Ngược lại, khi đã có trong tay tấm bằng thạc sĩ Luật Hiến pháp và luật hành chính thì đồng nghĩa với việc giá trị cạnh tranh của bạn đã được gia tăng đáng kể. Bạn hoàn toàn có thể tự tin lựa chọn một trong số các vị trí dưới đây để công tác:
- Luật sư/chuyên viên tư vấn tại các cơ quan tư pháp (chuyên giải quyết các cáo buộc, tranh chấp hành chính).
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chuyên môn từ trung ương – địa phương như: Ủy ban nhân dân, Bộ, Sở, Phòng, Ban ngành…
- Các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp như cơ quan đoàn thể…
- Các công ty chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn, giải quyết pháp lý cho khách hàng.
Mức lương dành cho người làm ngành Luật Hiến pháp & luật hành chính là bao nhiêu?
Hiện nay, chưa có con số thống kê cụ thể về thu nhập của người làm trong ngành Luật. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng tác động đến mức lương của ngành nghề này là kinh nghiệm và tiếng tăm. Nếu làm đủ lâu và xử lý được các vụ lớn, gây được tiếng vang thì giá trị sàn của luật sư/tư vấn viên đó sẽ tăng lên. Theo chia sẻ của giám đốc một công ty luật: mức lương tối thiểu của một luật sư là 1000 – 2000 USD/tháng. Nếu làm chủ văn phòng luật thì thu nhập sẽ dồi dào hơn do có thêm phụ thu từ hệ thống, khoảng từ 3000 – 5000 USD/tháng. Bên cạnh đó, nếu thông thạo nhiều thứ tiếng thì bạn có thể hợp tác với các cá nhân, tổ chức ngoại quốc và có thu nhập cao hơn.
Kết luận
Ngành Luật nói chung cũng như Luật Hiến pháp và luật hành chính nói riêng luôn là hướng đi đầy tiềm năng đối với các bạn có hứng thú với pháp luật. Nếu chịu khó mài giũa kiến thức, kỹ năng khi còn đang đi học thì chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội tốt đến với bạn sau khi ra trường. Trong tương lai gần, ngành này sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa. Do đó, tiềm năng phát triển là vô bờ đối với mọi người.
điểm xét tuyển cao không?
học ngành này sau ra trường làm ở vị trí nào
ở việt nam có trường nào đào tạo hệ cử nhân không