Ngành Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Chỉ huy tham mưu Tăng - thiết giáp

Trong ngành quân đội, chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp đóng góp một vai trò quan trọng không nhỏ tới sự hòa bình, ổn định của quốc gia dân tộc. Hiện nay, đây là một ngành học thu hút sự quan tâm đông đảo của quý phụ huynh và các bạn học sinh, đặc biệt là những bạn muốn đóng góp cho quốc gia dân tộc. Vậy, chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp là gì? Ngành học này có gì khác biệt? Cơ hội học tập như thế nào? Để có thể giải đáp được tất cả các thắc mắc trên, mời quý độc giả theo dõi bài viết này.

Ngành Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp là gì?

Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp (CHTMTTG) chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy – Tham mưu Tăng – thiết giáp cấp phân đội. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và huấn luyện bộ đội. Ngoài ra, các sĩ quan chỉ huy còn có thể lực tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao phó.

Ngành Chỉ huy tham mưu Tăng - thiết giápNgành Chỉ huy tham mưu Tăng - thiết giáp
Học viên sẽ được đào tạo những gì trong ngành này?

Học viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân quân sự ngành Chỉ huy – Tham mưu Tăng – thiết giáp và đảm nhiệm chức vụ ban đầu là trung đội trưởng, phát triển lên đại đội trưởng và các chức vụ tương đương, có tiềm năng phát triển lâu dài.

Thông tin thêm: Bên cạnh việc học, sinh viên của trường vẫn phải tiếp tục duy trì chặt chẽ và nghiêm túc các chế độ nề nếp trong ngày, trong tuần cũng như việc chấp hành kỷ luật của cán bộ, học viên trong nhà trường. Hàng ngày, các học viên thực hiện đủ 11 chế độ. Tuy nhiên, một số nội dung cũng được linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của môi trường sư phạm. Chẳng hạn như việc nhà trường cho phép một số lượng nhỏ các học viên được ra ngoài về thăm gia đình (từ trưa thứ 7 đến chiều chủ nhật) chẳng hạn. Hay việc cho phép sử dụng điện thoại “cục gạch” vào 2 ngày cuối tuần hoặc lễ tết để liên lạc về cho gia đình.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp là gì?

Ngành CHTMTTG chỉ xét duy nhất 2 tổ hợp là A00 và A01. Cụ thể: 

Điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?

Theo thông tin năm 2020, ngành Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp xét tuyển với mức điểm từ 22.5 – 24.5 điểm. Ngoài ra, điểm số này còn phụ thuộc các tiêu chí phụ (TCP) khác. Ví dụ như:

  • Đối với mức 22.5 điểm: Thí sinh Nam miền Nam
  • Đối với mức 24.5 điểm: Thí sinh Nam miền Bắc

Các trường nào đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp?

Hiện tại trên cả nước ta chỉ có duy nhất 01 trường đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể trường đó là: Trường Sĩ Quan Tăng – Thiết Giáp. Trụ sở chính: Km6 – đường Vĩnh Yên – Tam Đảo, xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thông tin bổ sung: Năm 2021, chỉ tiêu xét tuyển đối với chuyên ngành này tại trường Sĩ Quan Tăng – Thiết Giáp cụ thể là:

  • Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Bắc: 94 học viên
  • Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam: 50 học viên

Liệu bạn có phù hợp với ngành học?

Để có được câu trả lời cho câu hỏi trên, các bạn có thể tham khảo một số các tiêu chí sau:

Ngành Chỉ huy tham mưu Tăng - thiết giáp
Ngành học này có phù hợp với bạn?
  • Phẩm chất đạo đức tốt
  • Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh
  • Giữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội
  • Phương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán
  • Có khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình
  • Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc
  •  Có đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị
  • Đảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng
  • Mắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,… theo quy chuẩn
  • Thái độ học tập nghiêm túc
  • Có chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước
  • Tư duy linh hoạt, thông minh
  • Có đủ phẩm chất cần thiết
  • Tuân theo các quy định của nhà trường
  • Chịu được áp lực, sức ép lớn
  • Có tính kỷ luật cao
  • Trung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa
  • Yêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc
  • Ưu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết
  • Sẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh gọi
  • Khả năng làm việc nhóm tốt
  • Tác phong đứng đắn, nghiêm minh

Học ngành Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp cần học giỏi môn gì?

Ngành chỉ huy tham mưu hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo chương trình đào tạo chuyên ngành, có rất nhiều môn cần sự nỗ lực của người học. Ngoài ra, các học viên cũng sẽ phải học các môn đại cương, cơ sở từ năm 1 và năm 2. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng là một môn học bắt buộc như ở các trường đại học trên cả nước. Do đó, sẽ là một điểm cộng nếu học viên có thể sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong học tập, nghiên cứu tài liệu…

Cơ hội việc làm dành cho ngành Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp trường đại học, các Sinh viên ngành CHTMTTG không cần lo tìm việc khi ra trường mà sẽ được nhà nước điều chuyển đến các đơn vị công tác, đơn vị quân đội tăng – thiết giáp trên cả nước. Quá trình thăng tiến của sĩ quan Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp diễn ra như sau: từ Trung đội trưởng lên Đại đội trưởng Tăng – Thiết giáp, sau đó là các vị trí tương đương.

Mức lương dành cho người làm ngành Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp là bao nhiêu?

Mức thu nhập của một sĩ quan tham mưu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, mức lương của các sĩ quan tham mưu sẽ tăng theo cấp bậc. Cấp bậc càng cao, thu nhập sẽ càng nhiều. Ngoài ra, họ còn được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:

Ngành Chỉ huy tham mưu Tăng - thiết giáp
Ngành này có mức lương như thế nào?
  • Tăng lương định kỳ
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng
  • Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
  • Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp
  • Tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam
  • Phụ cấp ăn trưa
  • Nghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)
  • Phụ cấp xăng xe

Kết luận

Ngành chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp có các tiêu chí rất khắt khe từ khâu tuyển chọn. Không chỉ dựa trên kết quả của kỳ thi THPTQG mà còn phải khám sức khỏe nhiều vòng một cách kỹ lưỡng và chặt chẽ. Từ đó, đảm bảo sinh viên của ngành có khả năng đảm nhiệm các vị trí mai sau. Nhìn chung, đây là một ngành học không dễ dàng bị chinh phục. Nó chỉ bị chinh phục bởi những ai có đam mê mãnh liệt cùng ý chí phấn đấu không ngừng nghỉ.

Đánh giá bài viết
    • Võ Anh Kiệt đã trả lời:

      Cho mình hỏi ngành quân đội phải đặt ở nguyện vọng 1 ,vậy muốn thêm các trường quân đội khác ở nguyện vọng sau được hay không ạ??

    • nguyễn thành trung reviewedu
      Review Education đã trả lời:

      Sau khi tốt nghiệp trường đại học, các Sinh viên ngành CHTMTTG không cần lo tìm việc khi ra trường mà sẽ được nhà nước điều chuyển đến các đơn vị công tác, đơn vị quân đội tăng – thiết giáp trên cả nước. Quá trình thăng tiến của sĩ quan Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp diễn ra như sau: từ Trung đội trưởng lên Đại đội trưởng Tăng – Thiết giáp, sau đó là các vị trí tương đương.

      • Võ Anh Kiệt đã trả lời:

        Cho mình hỏi ngành quân đội phải đặt ở nguyện vọng 1 ,vậy muốn thêm các trường quân đội khác ở nguyện vọng sau được hay không ạ??

    • nguyễn thành trung reviewedu
      Review Education đã trả lời:

      Theo thông tin năm 2020, ngành Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp xét tuyển với mức điểm từ 22.5 – 24.5 điểm. Ngoài ra, điểm số này còn phụ thuộc các tiêu chí phụ (TCP) khác. Ví dụ như:
      Đối với mức 22.5 điểm: Thí sinh Nam miền Nam
      Đối với mức 24.5 điểm: Thí sinh Nam miền Bắc

    • nguyễn thành trung reviewedu
      Review Education đã trả lời:

      Theo thông tin của ngành ngành Chỉ huy tham mưu Tăng – thiết giáp là hiện nay ko có tuyển nữ sinh bạn nha. Nhưng bán có thể tham khảo một số ngành nghề khác thuộc khối ngành Công an- Quân đội mà nữ có thể theo học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *