Ngành Kỹ thuật hàng không là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Kỹ thuật hàng không

Ngày nay, thật đơn giản để chúng ta quan sát một chiếc máy bay công suất lớn bay trên bầu trời hoặc ít nhất cũng có một lần trải nghiệm làm khách hàng trên một chiếc máy bay nào đó. Tuy nhiên, để chiếc máy bay có thể thực hiện hành trình một cách an toàn, không thể không nhắc tới công lao của các kỹ sư hàng không. Bài viết sau xin chia sẻ một số kiến thức cùng thông tin liên quan tới ngành kỹ thuật hàng không này.

Ngành kỹ thuật hàng không là gì?

Ngành kỹ thuật hàng không  là ngành đào tạo sinh viên có trình độ thiết kế, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác máy bay và các trang thiết bị phục vụ bay thuộc các nhóm như: Cơ khí, động cơ sức đẩy, thủy khí, khí động lực và trang thiết bị mặt đất.

Kỹ thuật hàng không
Ngành kỹ thuật hàng không là gì?

Ngành Kỹ thuật hàng không liên quan các chuyên môn như:

  • Các loại Máy bay động cơ: Quản lý về động cơ và máy bay. Chi tiết gồm: thiết bị động lực nhiên liệu, bôi trơn, cất hạ cánh (cánh tà, cánh liệng,…), tấm giảm tốc, dù giảm tốc, thủy lực, các cơ cấu chấp hành…
  • Thiết bị Hàng không: Quản lý về điện, ô-xy, tự động điện tử, tự động điều khiển hoặc các động cơ liên quan đến truyền chuyển động thi hành, mạng điện điều khiển các máy móc cơ cấu thi hành, chụp ảnh trên không, thông báo bằng các máy chỉ thị về các trạng thái của máy bay…
  • Vũ khí Hàng không: Quản lý về máy ngắm, tên lửa, rốc-két, pháo, ghế nhảy dù…
  • Vô tuyến điện tử: Quản lý về các phương tiện thông tin, liên lạc, dẫn đường, ra-đa phát hiện mục tiêu…

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật hàng không là gì?

Hiện nay các trường đại học tuyển sinh chuyên ngành này với các tổ hợp như sau:

Điểm chuẩn ngành này là bao nhiêu?

Điểm chuẩn của ngành này khá cao, dao động từ 22.5 tới 26.94. Điểm này còn phụ thuộc vào phương thức tuyển sinh của từng trường.

Các trường đào tạo trường đào tạo ngành kỹ thuật hàng không

Trên cả nước có duy nhất 03 cơ sở đào tạo chuyên ngành KTHK này. Đó là:

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Nam

  • Học Viện Hàng Không Việt Nam

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật hàng không?

Để có thể trả lời cho câu hỏi trên, bạn có thể cân nhắc các yếu tố sau đây:

Kỹ thuật hàng không
Liệu bạn có phù hợp với ngành lĩnh vực này?
  • Kỹ năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật vào thực tiễn
  • Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại
  • Chịu được áp lực công việc cao
  • Khả năng quản lý, giám sát các dự án kỹ thuật
  • Tư duy nhanh nhẹn, logic
  • Thận trọng trong công việc
  • Khả năng phân tích, xử lý vấn đề
  • Khả năng làm việc độc lập
  • Khả năng vận hành, bảo dưỡng máy móc, thiết bị
  • Có kỹ năng tích hợp các thiết bị
  • Khả năng chế tạo, thiết kế và kiểm định
  • Sử dụng tiếng Anh, tin học thành thạo
  • Kỹ năng làm việc nhóm tốt
  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

Học ngành kỹ thuật hàng không cần học giỏi môn gì?

Để có thể trở thành kỹ sư ngành KTHK, bạn cần học tốt 03 môn dưới đây:

  • Tiếng Anh: là công cụ đắc lực của sinh viên trong việc nghiên cứu, học tập cùng các tài liệu chuyên ngành liên quan.
  • Toán học: Hỗ trợ sinh viên xử lý các vấn đề phức tạp bằng các con số, phát huy tính chính xác của mỗi công việc được giao cùng khả năng tư duy linh hoạt.
  • Vật lý: Có đến 90% chuyên ngành này sử dụng kiến thức của lĩnh vực vật lý. Ví dụ như: Cơ học vật bay, cơ học phá hủy, kỹ thuật điện – điện tử trên máy bay…

Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật hàng không như thế nào?

Các kỹ sư KTHK có thể tham khảo các vị trí việc làm sau đây:

Kỹ thuật hàng không
Cơ hội việc làm dành cho ngành này như thế nào?
  • Kỹ sư sửa chữa: bảo dưỡng tại các hãng hàng không trong và ngoài nước, cụm cảng hàng không, sân bay…
  • Chuyên viên bảo dưỡng: kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ máy bay, đảm bảo mọi thứ hoạt động tốt.
  • Kỹ sư thiết kế và vận hành: tại công ty dịch vụ Kỹ thuật hàng không, phòng kỹ thuật, sản xuất và công ty dịch vụ kỹ thuật công nghiệp…
  • Chuyên viên thiết kế: thiết kế các bộ phận, hệ thống của máy bay cho công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực hàng không
  • Kỹ sư nghiên cứu: viện nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực cơ khí động lực, các trường đại học trong và ngoài nước…
  • Chuyên viên nghiên cứu: nghiên cứu để tìm ra những công nghệ, vật liệu, hệ thống hoặc thiết bị mới phục vụ cho ngành hàng không.
  • Kỹ sư hàng không: nghiên cứu, thiết kế, phát triển, bảo dưỡng và kiểm tra các loại máy bay dân dụng, máy bay quân sự, vệ tinh.

Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật hàng không là bao nhiêu?

Mức lương ngành Kỹ thuật hàng không tương đối cao so với mặt bằng chung. Trung bình từ 10 – 15 triệu VNĐ/tháng, nếu ở cấp quản lý mức lương sẽ dao động từ 20 – 30 triệu VNĐ/tháng.

Theo thống kê trên thế giới, các kỹ sư chuyên ngành này về lĩnh vực máy có thể kiếm 73.422 USD/năm và 115.881 USD/năm đối với kỹ sư hệ thống cấp cao.

Kết luận

Với sự phát triển không ngừng như hiện nay, nhu cầu nhân sự cho ngành Kỹ thuật Hàng không đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng Kỹ sư kỹ thuật Hàng không, bạn có rất nhiều cơ hội cho một tương lai xán lạn khi có đa dạng cơ hội làm việc. Ví dụ như ở trong các hãng hàng không quốc gia hoặc cơ quan chuyên về lĩnh vực kỹ thuật này cùng với chế độ đãi ngộ tốt. Do vậy,  Ngành này có thể đem lại sự thành công cho bạn trong tương lai không xa nếu bạn có đam mê theo đuổi và ý thức phấn đấu.

4/5 - (1 bình chọn)
    • Ngân Khánh đã trả lời:

      ó các công việc sau bạn nha:
      Kỹ sư sửa chữa: bảo dưỡng tại các hãng hàng không trong và ngoài nước, cụm cảng hàng không, sân bay…
      Chuyên viên bảo dưỡng: kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ máy bay, đảm bảo mọi thứ hoạt động tốt.
      Kỹ sư thiết kế và vận hành: tại công ty dịch vụ Kỹ thuật hàng không, phòng kỹ thuật, sản xuất và công ty dịch vụ kỹ thuật công nghiệp…
      Chuyên viên thiết kế: thiết kế các bộ phận, hệ thống của máy bay cho công ty, doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực hàng không
      Kỹ sư nghiên cứu: viện nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực cơ khí động lực, các trường đại học trong và ngoài nước…
      Chuyên viên nghiên cứu: nghiên cứu để tìm ra những công nghệ, vật liệu, hệ thống hoặc thiết bị mới phục vụ cho ngành hàng không.
      Kỹ sư hàng không: nghiên cứu, thiết kế, phát triển, bảo dưỡng và kiểm tra các loại máy bay dân dụng, máy bay quân sự, vệ tinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *