Trong tiến trình nước ta càng ngày càng tiến đến gần hơn trong công cuộc cải cách, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, chúng ta không thể không nhắc đến một ngành hết sức quan trọng đóng góp nên sự thành công đó. Đó chính là ngành kỹ thuật vật liệu. Bài viết sau đây xin chia sẻ tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan tới ngành này.
Ngành kỹ thuật vật liệu là gì?
Ngành Kỹ thuật Vật liệu (hay Công nghệ vật liệu) là ngành nghiên cứu và triển khai các phương pháp chế tạo, xử lý vật liệu nhằm thu được vật liệu mới bền hơn, nhẹ hơn, đặc tính ưu việt hơn, hấp dẫn và tiện dụng hơn vật liệu trước, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người.
Ngành Kỹ thuật Vật liệu cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và cơ sở khoa học để sinh viên hiểu biết nền tảng từ khái quát đến cụ thể các nhóm vật liệu chính như: Kim loại, vật liệu Silicat, vật liệu Polyme, vật liệu Năng lượng cùng nhiều vật liệu tiên tiến như vật liệu Bán dẫn, vật liệu Siêu dẫn, vật liệu Y sinh. Từ đó nhận biết được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được đào tạo về khả năng lựa chọn, sử dụng hợp lý và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng đồng thời tăng tính hiệu quả cho công trình, quản lý, vận hành, thiết kế các dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông, xi măng, thủy tinh, gốm sứ XD cùng với khả năng nghiên cứu phát triển, sản xuất và thi công vật liệu mới.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật vật liệu là gì?
Thí sinh có thể tham khảo các tổ hợp xét tuyển sau đây với ngành KTVL. Cụ thể:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành kỹ thuật vật liệu là bao nhiêu?
Năm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 15-18 điểm tùy theo phương thức xét của từng trường.
Trường nào đào tạo ngành kỹ thuật vật liệu?
Năm 2021, trên cả nước có tất cả 06 cơ sở giáo dục đào tạo chuyên ngành này. Đó là:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp – Đại Học Thái Nguyên
- Đại Học Xây Dựng Hà Nội
- Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
Khu vực miền Trung
Khu vực miền Nam
Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật vật liệu?
Để có thể học tập và làm việc trong ngành KTVL, bạn nên xem xét những yếu tố sau:
- Nền tảng kiến thức vững chắc về toán, lý, hóa
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ, tin học
- Khả năng học tập độc lập để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ
- Kỹ năng hình thành ý tưởng
- Kỹ năng thiết kế, thực hiện và vận hành các hệ thống trong doanh nghiệp và xã hội
- Tư duy linh hoạt, nhạy bén
- Đam mê tìm hiểu ngành KTVL
- Tinh thần cầu thị, thái độ làm việc chuyên nghiệp, thận trọng
Học ngành kỹ thuật vật liệu cần học giỏi môn gì?
Như có thể thấy ở tổ hợp xét tuyển, ngành KTVL yêu cầu tối thiểu ở 03 môn là Toán, Vật lý, Hóa học. Lý do là vì:
- Vật lý: Là một trong những bộ môn cơ bản nhất của khoa học tự nhiên. Nếu học tốt môn Vật lý, các môn chuyên sâu như: Thiết kế chi tiết máy, luyện kim vật lý, Hành vi cơ nhiệt của vật liệu… sẽ không còn là mối lo ngại.
- Hóa học: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành. Ví dụ: Mô hình hóa và mô phỏng vật liệu, Hóa học chất rắn, Hóa học polyme cơ sở…
- Toán học: Đóng vai trò then chốt trong chuyên ngành này, hỗ trợ người học phát huy khả năng xử lý vấn đề, thiết kế đồ án, sơ đồ, tính tư duy sáng tạo…
Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật vật liệu như thế nào?
Sinh viên chuyên ngành KTVL có thể xem xét một số vị trí làm việc sau đây:
- Kỹ sư thiết kế, nghiên cứu, vận hành: trong công ty, tập đoàn công nghiệp trong lĩnh vực khoa học và KTVL, vật liệu điện – điện tử…
- Giám đốc doanh nghiệp: kinh doanh, tư vấn, cung cấp vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất máy móc cơ khí hoặc dân dụng.
- Giảng viên: tại trường đại học, trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, Viện nghiên cứu có liên quan.
- Làm việc trong Viện nghiên cứu: thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ và cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Quản lý giám sát, kiểm soát chất lượng vật liệu, thi công các dự án xây dựng: trong các Công ty sản xuất các cấu kiện, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất.
- Kỹ sư chế tạo: thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp tại công ty sản xuất thiết bị sản xuất năng lượng mặt trời, năng lượng gió…
- Cán bộ kỹ thuật: tại nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như bê tông, xi măng, gốm xây dựng, thủy tinh xây dựng…
- Kỹ sư vận hành: tại công ty luyện kim, đúc, cán-kéo, nhiệt luyện kim loại, các công ty sản xuất xi măng, bê tông, gốm sứ…
- Chuyên viên: công tác tại cơ quan quản lý Nhà nước về vật liệu xây dựng.
Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật vật liệu là bao nhiêu?
Ở Việt Nam, mức lương trung bình cho kỹ sư KTVL là 14,3 triệu VNĐ/tháng. Trong ngành này, mức lương thấp nhất ở khoảng 7,3 triệu VNĐ/tháng và cao nhất là 21,6 triệu VNĐ/tháng.
Trên thế giới, mức lương trung bình tính theo năm cho kỹ sư KTVL từ 77.495 – 94.325 USD. Đây là một con số không hề nhỏ so với mặt bằng chung trong các lĩnh vực khác.
Kết luận
Ngành kỹ thuật vật liệu là một ngành khoa học trong lĩnh vực khoa học vật liệu. Theo một số nhận định rằng, ở Việt Nam nói riêng và ở trên thế giới nói chung, đây sẽ là một ngành khoa học thu hút được nhiều nhân tài bởi tính ứng dụng của nó ở rất nhiều lĩnh vực như xây dựng, quân sự, dân dụng, điện lực… Qua bài viết này, hi vọng các sĩ tử sẽ có cái nhìn chân thực về ngành KTVL để có thể lựa chọn theo học hoặc định hướng bản thân một cách phù hợp nhất.
ra trường có nhiều công việc làm không ạ?
ra trường em làm việc gì ạ?
có những khối thi nào?