Khối C18 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?

Khối C18

Khối C18 gồm những môn nào và ngành nào? Đối với mỗi bạn học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi đại học thì ai cũng xem xét lựa chọn khối và tổ hợp mình xét tuyển. Từ đó, các bạn có thể tập trung ôn tập kỹ lưỡng hơn để có được kết quả tốt nhất. Với những thí sinh có nguyện vọng đăng ký học khối thi này thì hãy cùng ReviewEdu theo dõi bài viết sau đây nhé.

Khối C18 là gì? Gồm những môn nào? Xét tuyển ngành nào?

Khối C18 là một trong số các khối thi bổ sung thêm từ khối C00. Theo văn bản thông báo của Bộ giáo dục và đào tạo, tổ hợp C18 bao gồm 3 môn là: 

  • Ngữ văn
  • Sinh học
  • GDCD

Khối C18 xét tuyển ngành nào? Trường nà xét tuyển?

Những ngành học có xét tuyển khối C18 là:

Mã ngành

Ngành

7620110 Khoa học cây trồng
7620201 Lâm học
7620106 Chăn nuôi – Thú ý
7850103 Quản lý đất đai
7810301 Quản lý thể dục thể thao

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo khối ngành này:

Bí kíp ôn thi khối C18 đạt điểm cao

Đối với môn Ngữ văn

Lập đề cương môn Văn bám sát năm trước

Đề thi học kỳ của năm học sẽ là nền tảng để bạn lập đề cương ôn tập môn Văn cho mình. Việc lập đề cương ôn tập rất quan trọng bởi kiến thức trong 3 năm cấp ba sẽ rất nhiều, các bạn không thể ôn chi tiết toàn bộ được. Do đó việc cần làm là tìm hiểu hình thức ra đề, khoanh vùng kiến thức đề thi các năm trước của trường mình như thế nào. Hãy hỏi thầy cô hoặc các anh chị khóa trước để xin đề và nghiên cứu cấu trúc đề thi học kỳ của trường bạn.

Đồng thời kết hợp với đề thi THPT quốc gia các năm trước để nắm được xu hướng ra đề nhất định. Sau khi đã có những hiểu biết nhất định về xu hướng ra đề thì các bạn học sinh cần làm đề cương ôn tập học kì, vạch ra những chuyên đề kiến thức cần học.

Mẹo hay cho phần học thuộc lòng tác phẩm

Ở môn Văn, sẽ có những phần bạn phải học thuộc 100% chứ không thể học theo ý hay nhớ mang máng được. Đó là những phần kiến thức về tác giả, tác phẩm, các định nghĩa, các câu nhận định đắt giá để bình luận về tác phẩm bạn cần phân tích. Những phần này sẽ giúp bài làm của các sĩ tử nổi bật hơn, tạo được điểm nhấn riêng. 

Học cách làm Văn theo dàn ý, không lan man

Lập dàn ý chính là cách để các bạn tư duy mạch lạc, có định hướng rõ ràng và tối ưu hóa điểm số. Khi chấm bài văn, số lượng bài viết thầy cô cần chấm sẽ rất nhiều nên không ai có đủ thời gian để đọc hết tất cả con chữ bạn viết mà thầy cô chỉ đọc ý chính và cách các bạn triển khai ý. Để đảm bảo bài viết của bạn đủ ý, lúc ôn thi học kì môn Văn các bạn hãy sử dụng công cụ sơ đồ tư duy để học theo ý chính.

Học cách đưa quan điểm cá nhân vào bài

Quan điểm cá nhân là một phần rất quan trọng khi bạn làm văn Nghị luận và điều này sẽ là “điểm cộng” lớn cho bài thi Văn của bạn tại kỳ thi THPT quốc gia. Câu hỏi phần Nghị luận này thường sẽ chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Yêu cầu của đề thường mở, nên học sinh có thể thoải mái trình bày ý kiến cá nhân và hiểu biết của bản thân, miễn sao ý kiến đó phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Ngoài ra, để viết sâu sắc và chỉn chu, học sinh cần biết kết hợp các thao tác lập luận văn bản, chú ý đảm bảo dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Câu hỏi Nghị luận chính là câu mang tính chất phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh, do đó nếu bạn muốn đạt điểm cao cho bài thi Văn, đừng bỏ qua việc đưa quan điểm cá nhân vào câu hỏi Nghị luận. 

Luyện cách phân bổ thời gian hợp lý

Vấn đề phân bổ thời gian cũng rất quan trọng khi bạn ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian trong phòng thi trôi qua từng giây từng phút chứ không có nhiều để các bạn học sinh chần chừ. Theo kinh nghiệm của các thầy cô dạy Văn, thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Thí sinh nên làm phần đọc hiểu trong khoảng 20 phút, câu 1 phần làm văn cần khoảng 20 phút và dành 80 phút còn lại để làm câu Nghị luận văn học.

Đối với môn Sinh

Nắm vững kiến thức một cách bài bản

Đầu tiên, chúng ta cần nắm được các khái niệm, kiến thức cơ bản theo một hệ thống. Ngay sau khi đã học xong một phần kiến thức, hãy luyện tập thêm các dạng câu hỏi liên quan đề củng cố kiến thức đó và đây chính là một trong những cách cách để ghi nhớ.

Học nhóm

Học nhóm cũng là phương pháp rất hay không chỉ để học tốt môn Sinh học mà còn có thể áp dụng với các môn học khác nữa. Bởi vì trong lúc học với nhau, các bạn có thể tự do trao đổi, bổ sung ý kiến và chỉnh sửa lại kiến thức. Điều này sẽ giúp làm tăng lượng kiến thức được tích lũy của mỗi bạn.

Luyện đề

Tiếp theo là giai đoạn mà các thí sinh nên luyện những dạng đề thi của các trường bao gồm đề thi thử và đề thi khảo sát. Từ đó nhận ra những sai sót khi làm để chính là cơ sở để giúp các bạn kiểm tra lại các kiến thức còn kém, ghi chép lại thật cẩn thận và đầy đủ nhằm tìm thêm những câu hỏi liên quan đến kiến thức đó để luyện tập thêm.

Khi kì thi đến gần hơn nữa thì các bạn nên luyện làm đề một cách nghiêm túc hơn kèm theo bấm giờ khi làm bài. Việc quản lý khung thời gian làm bài cũng giúp các bạn giảm áp lực hơn trong lúc thi thật.

Đối với môn GDCD

Nắm vững kiến thức sách giáo khoa

  • Việc nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa giúp các bạn dễ dàng đạt mức 5 điểm. Với 10 bài trong sách giáo khoa, khối lượng kiến thức không quá nhiều. Với thời lượng 1 tiết/tuần, các bạn hoàn toàn có thể nắm vững kiến thức cơ bản.
  • Ở trên lớp các bạn chỉ cần chú ý nghe giảng, ghi chép và gạch sách các ý cơ bản, chú ý các ví dụ minh họa của giáo viên và lấy được các ví dụ tương tự để vận dụng phần lý thuyết.

Học – hiểu

  • Học luật, hiểu là rất quan trọng. Nếu các bạn chỉ học thuộc mà không hiểu thì khi gặp đáp án nhiễu tương tự đáp án đúng các bạn sẽ dễ đánh nhầm đáp án hoặc rất mất thời gian phân biệt. 

Vận dụng linh hoạt trong xử lý tình huống

  • Có thể nói, học luật là để học sinh hiểu và vận dụng luật vào trong cuộc sống. Do đó, các tình huống thực tế được báo chí đưa tin thường được giáo viên lấy làm ví dụ minh họa cho bài giảng của mình. Trong quá trình học, các bạn nên chú ý các ví dụ này để biết được giáo viên đã vận dụng luật để giải quyết tình huống như thế nào… 

Học khối C18 có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Ngành Khoa học cây trồng

Ngành Khoa học cây trồng dần trở thành ngành dẫn đầu trong các nhóm ngành Nông nghiệp và mang đến nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Nếu sau khi ra trường sở hữu kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến nghề dày dặn, chắc chắn cơ hội việc làm sẽ rộng mở. Dưới đây là các vị trí mà các cử nhân thuộc ngành Khoa học cây trồng có thể đảm nhận sau khi ra trường: 

  • Phụ trách giảng dạy ở các cơ sở giáo dục nhằm mang đến kiến thức cho thế hệ sau: các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm đào tạo nghề dạy Khoa học cây trồng
  • Sáng lập cơ sở kinh doanh dịch vụ và chăm sóc cây trồng, tự quản lý và phát triển cơ sở kinh doanh riêng 
  • Mở bán các cơ sở bán giống cây trồng, thuốc trị bệnh cây trồng, sản phẩm chăm sóc cây 
  • Thành lập công ty cung cấp các dịch vụ cây trồng, tuyển thêm các nhân lực để việc kinh doanh được mở rộng
  • Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu cây trồng quy mô trên toàn cả nước
  • Làm việc tại những tổ chức nghiên cứu nông nghiệp nước ngoài
  • Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu các loại thuốc trị dịch bệnh cây trồng, sản phẩm phân bón cho cây trồng
  • Làm các chức vụ liên quan đến quản lý nông nghiệp như Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông
  • Làm việc tại trung tâm giống cây trồng, phòng nông nghiệp,…

Ngành Lâm học

Chuyên ngành Lâm học là một trong những ngành có cơ hội và điều kiện việc làm rất rộng, trên mọi lĩnh vực đối với sự nghiệp phát triển Lâm nghiệp ở một quốc gia hay khu vực. Sau khi ra trường, sinh viên ngành lâm nghiệp có cơ hội làm việc tại:

Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành(từ Trung ương đến địa phương)

  • Tổng cục Lâm nghiệp, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, Hạt kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện…với vai trò là cán bộ lãnh đạo đơn vị, chuyên viên hay cố vấn kỹ thuật về lâm nghiệp;

Các cơ quan sản xuất/quản lý lâm nghiệp

  • Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng (Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên) và Công ty sản xuất giống cây lâm nghiệp…;

Các cơ quan tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật

  • Trung tâm Điều tra, quy hoạch, thiết kế nông lâm nghiệp cấp tỉnh, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm quốc gia, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh, Trạm khuyến nông khuyến lâm huyện, Viện/Phân Viện điều tra quy hoạch rừng…;

Các cơ quan đào tạo và nghiên cứu

  • Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Viện Khoa học Lâm nghiệp/Nông nghiệp, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện tài nguyên sinh vật…;

Công chức phường xã

  • Cán bộ lãnh đạo đơn vị, cán phụ trách lâm nghiệp xã/phường;

Các Chương trình, Dự án trong nước và quốc tế về

  • Trồng phục hồi rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển sinh kế và phát triển nông thôn.

Ngành Chăn nuôi – Thú y

Sinh viên ngành Chăn nuôi – Thú y sau khi ra trường, có thể làm việc tại các vị trí sau:

  • Cán bộ quản lý, kiểm dịch tại các đơn vị hành chính sự nghiệp: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục chăn nuôi thú y, Chi cục kiểm định chất lượng nông lâm thủy sản tại các tỉnh, huyện và các bộ, sở, ban ngành liên quan.
  • Cán bộ kỹ thuật tại các trang trại chăn nuôi của tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế có liên quan đến chăn nuôi, thú y và phát triển nông thôn.
  • Nhân viên kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y tại các doanh nghiệp nhà nước, nước ngoài, liên doanh, tư nhân, các cơ sở sản xuất có hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.
  • Giảng viên, cán bộ nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng khối Nông-Lâm-Ngư, viện, trung tâm nghiên cứu về chăn nuôi và thú y.
  • Làm chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi thú y, mở phòng khám, điều trị tự do, kinh doanh thuốc và vật tư thú y (riêng đối với ngành chăn nuôi chuyên ngành thú y).

Ngành Quản lý đất đai

Người học sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai có thể đảm nhận các vị trí như lãnh đạo, giảng viên, cán bộ tư vấn và chuyên viên tại các đơn vị:

  • Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước như:
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính…
  • Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài chính… các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị các quận, phòng Tài chính… huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
  • Cơ quan Địa chính – Xây dựng, Thanh tra xây dựng tại các xã, phường, thị trấn
  • Nhân viên trong các ngân hàng, tổ chức tín dụng; trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; trung tâm định giá đất, môi giới nhà đất, sàn giao dịch bất động sản
  • Giảng viên ngành Quản lý đất đai, Địa chính tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp

Ngành Quản lý thể dục thể thao

Các cử nhân chuyên ngành này có cơ hội làm việc đa dạng ở nhiều vị trí phù hợp với trình độ chuyên môn và kĩ năng tích lũy được. Họ có thể ứng tuyển vào một số vị trí như sau:

  • Chuyên viên quản lý công trình thể thao, quản lý CLB thể thao ở trường quốc tế và trường đại học
  • Chuyên viên quản lý thể thao giải trí
  • Chuyên viên quản lý, tổ chức sự kiện thể thao
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường thể thao
  • Chuyên viên quản lý thể thao chuyên nghiệp
  • Chuyên viên quản lý công trình thể thao tại resort
  • Người đại diện thể thao
  • Chuyên viên đàm phán tài trợ
  • Giám đốc kinh doanh thể thao
  • Chuyên viên marketing thể thao
  • Chuyên viên quản lý phòng GYM
  • Chuyên viên quản lý du lịch thể thao, quản lý khu thể thao ở khách sạn và Resort

Review khối C18

Với những chia sẻ trên đây về khối C18. ReviewEdu hi vọng sẽ là hành trang để bạn đọc lựa chọn các ngành, các trường học với khối C18 tập phù hợp. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thêm thông tin hữu ích khác trước kỳ thi THPT nhé. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *