Ngay khi Bộ Giáo dục công bố về việc bổ sung thêm khối C13 thì rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Vậy khối C13 gồm những môn gì? Khối C13 gồm những ngành nào và những trường nào tuyển sinh khối C13? Trong bài viết này, ReviewEdu sẽ chia sẻ về khối C13 để các bạn hiểu rõ hơn về khối thi này nhé.
Khối C13 là gì? Gồm những môn nào? Khối thi nào?
Khối C13 gồm 3 môn là Ngữ Văn – Sinh học – Địa lý. Đây là một trong các khối thi Đại học được đưa vào tuyển sinh từ năm 2017 và là khối mở rộng của khối C.
Khối C13 là một khối thi mới mở rộng nên có tương đối ít ngành đào tạo.
Mã ngành |
Tên ngành |
7620101 | Nông nghiệp |
7140202 | Giáo dục Tiểu học |
7340101 | Quản trị Kinh Doanh |
Trường nào xét tuyển khối C13?
Hiện tại trên toàn quốc còn rất ít trường tuyển sinh khối C13. Tuy nhiên nếu bạn đang quan tâm tới khối thi này, hãy tham khảo một số trường sau đây:
Những trường đại học khối C13 thuộc khu vực TP.HCM
Những trường đại học khối C13 thuộc khu vực miền Bắc
- Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
Những trường đại học khối C13 thuộc khu vực miền Trung
Bí kíp ôn thi khối C13 đạt điểm cao
Vì khối C13 gồm 3 môn chính là Ngữ văn, Sinh học và Địa lý nên các bạn cần phân bổ thời gian và phân chia cách học cho từng môn. ReviewEdu sẽ chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm ôn thi từng môn trong khối C12 và các bạn có thể tham khảo cách học này.
Với môn ngữ văn
Lập đề cương môn Văn bám sát năm trước
- Đề thi học kỳ của năm học sẽ là nền tảng để bạn lập đề cương ôn tập môn Văn cho mình. Việc lập đề cương ôn tập rất quan trọng bởi kiến thức trong 3 năm cấp ba sẽ rất nhiều, các bạn không thể ôn chi tiết toàn bộ được. Do đó việc cần làm là tìm hiểu hình thức ra đề, khoanh vùng kiến thức đề thi các năm trước của trường mình như thế nào.
- Hãy hỏi thầy cô hoặc các anh chị khóa trước để xin đề và nghiên cứu cấu trúc đề thi học kỳ của trường bạn.
- Đồng thời kết hợp với đề thi THPT quốc gia các năm trước để nắm được xu hướng ra đề nhất định. Sau khi đã có những hiểu biết nhất định về xu hướng ra đề thì các bạn học sinh cần làm đề cương ôn tập học kì, vạch ra những chuyên đề kiến thức cần học.
Mẹo hay cho phần học thuộc lòng tác phẩm
- Ở môn Văn, sẽ có những phần bạn phải học thuộc 100% chứ không thể học theo ý hay nhớ mang máng được. Đó là những phần kiến thức về tác giả, tác phẩm, các định nghĩa, các câu nhận định đắt giá để bình luận về tác phẩm bạn cần phân tích. Những phần này sẽ giúp bài làm của các sĩ tử nổi bật hơn, tạo được điểm nhấn riêng.
Học cách làm Văn theo dàn ý, không lan man
- Lập dàn ý chính là cách để các bạn tư duy mạch lạc, có định hướng rõ ràng và tối ưu hóa điểm số. Khi chấm bài văn, số lượng bài viết thầy cô cần chấm sẽ rất nhiều nên không ai có đủ thời gian để đọc hết tất cả con chữ bạn viết mà thầy cô chỉ đọc ý chính và cách các bạn triển khai ý. Để đảm bảo bài viết của bạn đủ ý, lúc ôn thi học kì môn Văn các bạn hãy sử dụng công cụ sơ đồ tư duy để học theo ý chính.
Học cách đưa quan điểm cá nhân vào bài
- Quan điểm cá nhân là một phần rất quan trọng khi bạn làm văn Nghị luận và điều này sẽ là “điểm cộng” lớn cho bài thi Văn của bạn tại kỳ thi THPT quốc gia. Câu hỏi phần Nghị luận này thường sẽ chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Yêu cầu của đề thường mở, nên học sinh có thể thoải mái trình bày ý kiến cá nhân và hiểu biết của bản thân, miễn sao ý kiến đó phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Ngoài ra, để viết sâu sắc và chỉn chu, học sinh cần biết kết hợp các thao tác lập luận văn bản, chú ý đảm bảo dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Câu hỏi Nghị luận chính là câu mang tính chất phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh, do đó nếu bạn muốn đạt điểm cao cho bài thi Văn, đừng bỏ qua việc đưa quan điểm cá nhân vào câu hỏi Nghị luận.
Luyện cách phân bổ thời gian hợp lý
- Vấn đề phân bổ thời gian cũng rất quan trọng khi bạn ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian trong phòng thi trôi qua từng giây từng phút chứ không có nhiều để các bạn học sinh chần chừ. Theo kinh nghiệm của các thầy cô dạy Văn, thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Thí sinh nên làm phần đọc hiểu trong khoảng 20 phút, câu 1 phần làm văn cần khoảng 20 phút và dành 80 phút còn lại để làm câu Nghị luận văn học.
Với môn Sinh học
Nắm vững kiến thức một cách bài bản
- Đầu tiên, chúng ta cần nắm được các khái niệm, kiến thức cơ bản theo một hệ thống. Ngay sau khi đã học xong một phần kiến thức, hãy luyện tập thêm các dạng câu hỏi liên quan đề củng cố kiến thức đó và đây chính là một trong những cách cách để ghi nhớ.
Học nhóm
- Học nhóm cũng là phương pháp rất hay không chỉ để học tốt môn Sinh học mà còn có thể áp dụng với các môn học khác nữa. Bởi vì trong lúc học với nhau, các bạn có thể tự do trao đổi, bổ sung ý kiến và chỉnh sửa lại kiến thức. Điều này sẽ giúp làm tăng lượng kiến thức được tích lũy của mỗi bạn.
Luyện đề
- Tiếp theo là giai đoạn mà các thí sinh nên luyện những dạng đề thi của các trường bao gồm đề thi thử và đề thi khảo sát. Từ đó nhận ra những sai sót khi làm để chính là cơ sở để giúp các bạn kiểm tra lại các kiến thức còn kém, ghi chép lại thật cẩn thận và đầy đủ nhằm tìm thêm những câu hỏi liên quan đến kiến thức đó để luyện tập thêm.
- Khi kì thi đến gần hơn nữa thì các bạn nên luyện làm đề một cách nghiêm túc hơn kèm theo bấm giờ khi làm bài. Việc quản lý khung thời gian làm bài cũng giúp các bạn giảm áp lực hơn trong lúc thi thật.
Với môn Địa lý
Về các “khuôn” làm bài tập
- Địa lý dễ học hơn vì nó luôn theo khuôn mẫu. Vẽ biểu đồ cũng có 1 cái khuôn, nhận xét biểu đồ cũng theo khuôn mẫu. Trả lời các kiến thức lý thuyết cũng luôn theo khuôn mẫu. Môn Địa lý là môn có rất nhiều khuôn mẫu nên nếu học, làm bài tập và trình bày theo những cái khuôn này sẽ dễ ghi nhớ và dễ dàng kiếm được những điểm số tốt
Về vấn đề biểu đổi
- Bài thi Địa có 3 điểm thuộc về phần biểu đồ và nhận xét biểu đồ và đó là dạng bài tập không khó. Thi sinh cần nắm vững các dạng biểu đồ và trường hợp vận dụng cao hơn của chúng. lưu ý các quy tắc vẽ biểu đồ như ở đầu được phép về bút mực, ở đâu được phép về bút chì (đường tròn) – đây là các chi tiết nhỏ giúp thí sinh tránh mất điểm oan.
- Kỹ năng về phần nhận xét và giải thích biểu đồ luôn từ khởi quát đến cụ thể. Cái chung nên trình bày trước rồi mới đến cái chi tiết trình bày sau. Làm như thế để đảm bảo đầy đủ, không bị thiếu ý
Về vấn đề Atlas
- Ghi nhớ và đọc hiểu Atlas thường xuyên có thể giúp thí sinh hình thành trong đầu những hệ thống bản đồ, biểu đồ kèm theo khả năng xác định các vị trí địa lý, địa danh quan trọng.. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình làm bài tập cũng như trả lời câu hỏi để thị.
- Ngoài ra, ghi nhớ Atlas sẽ giúp tư duy của thí sinh tái hiện những hình ảnh trực quan sinh động, giúp hiểu sâu hơn về bài học, và bài tập. Nó cũng rất hữu ích cho việc trả lời các câu hỏi xác định vị trị, tên các đảo, các vườn quốc gia.
Sơ đồ tư duy
- Trước tiên, cần nắm được tổng quan các vấn đề bài học thì mới có thể dễ dàng vạch ra những nội dung. Tiếp theo cản nắm rõ các đề mục, sau đó mới đi vào các đoạn, triển khai chi tiết các ý.
- Ngoài những kinh nghiệm ôn thị trên thì các em cần xác định thời gian và không gian học tập hợp lý, tránh thức khuya, hoặc học quá nhiều trong một ngày. Thay vì thức khuya dậy muộn thì nên tập ngủ sớm dậy sớm. Bên cạnh đó hãy kết hợp cùng việc nghỉ ngơi thư giãn sao cho hợp lý.
Học khối C13 có dễ xin việc không?
Ngành Nông nghiệp
Hiện nay ngành nông nghiệp ở nước ta đã và đang phát triển theo hướng công nghệ cao, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Nhà nước luôn chú trọng phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao, tạo nhiều điều kiện và việc làm cho ngành nông nghiệp có cơ hội phát triển. Sinh viên tốt nghiệp ngành nông nghiệp có thể đảm nhận các vị trí:
- Nghiên cứu viên, Kỹ sư nông nghiệp
- Làm chủ trang trại
- Quản lý dây chuyền kinh doanh: môi giới sản phẩm giữa người tiêu dùng và người sản xuất. Kinh doanh, phân phối, cung ứng các sản phẩm nông nghiệp
- Tư vấn và cố vấn viên
- Giảng viên lĩnh vực nông nghiệp
Ngành Giáo dục Tiểu học
Các sinh viên theo ngành Giáo dục Tiểu học sẽ được đào tạo các kỹ năng, kiến thức và phẩm chất nghề nghiệp để tham gia giảng dạy các môn học cho học sinh Tiểu học. Sau khi hoàn thành chương trình học các vị trí bạn có thể đảm nhận:
- Giáo viên ở các trường Tiểu học trên khắp cả nước
- Làm cán bộ quản lý ở các cơ quan quản lý giáo dục
- Tham gia nghiên cứu ở các viện và trung tâm nghiên cứu về phát triển giáo dục
- Làm chuyên viên ở các tổ chức phi chính phủ liên quan đến giáo dục
- Tham gia công tác tại các bộ phận cao trong khối ngành giáo dục và trở thành cán bộ nòng cốt sau này. Đây là lựa chọn rất hấp dẫn nếu bạn học lên cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư,…
Ngành Quản trị Kinh doanh
Quản trị kinh doanh là ngành học tương đối rộng, nên sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau tại các tập đoàn, công ty doanh nghiệp như:
Tại phòng Kinh doanh
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh
- Nhân viên kinh doanh
- Trợ lý kinh doanh (sale admin)
- Nhân viên phát triển thị trường
- Trưởng phòng kinh doanh
Tại phòng Marketing
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, kế hoạch marketing
- Chuyên viên tổ chức sự kiện
- Chuyên viên Quản trị các kênh truyền thông: Mạng xã hội, Website, TMĐT,…
- Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
- Nhân viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng
- Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing
- Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing
- Trưởng/phó phòng kinh doanh, phòng Marketing
- Giám đốc Marketing
Tại phòng Sale
- Chuyên viên sale
- Chuyên viên bán hàng trực tiếp
- Nhân viên trưng bày
- Trưởng phòng trưng bày
Tại phòng quản lý nhân sự
- Chuyên viên đào tạo và quản lý nhân lực
- Chuyên viên tuyển dụng
- Trưởng hoặc Phó phòng nhân sự
- Giám đốc nhân sự,…
Ngoài ra, tuỳ vào định hướng của bản thân cũng như các cơ hội công việc, bạn còn có thể trở thành chuyên viên nhân sự hoặc làm các công việc quản lý hành chính. Bạn có thể tham khảo thêm top việc làm ngành nhà hàng, khách sạn để nếu yêu thích lĩnh vực này cũng có thể ứng tuyển dễ dàng.
Review khối C13
Bài viết trên đây cung cấp thông tin bổ ích về khối C13 gồm những ngành nào? Gồm những môn nào? Từ đó chia sẻ cho bạn về cách học các môn khối C13 hiệu quả. Đừng quên theo dõi ReviewEdu để cập nhật kiến thức khác nhé. Chúc bạn thành công!