Khối A18 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?

Khối A18

Khối A18 gồm những ngành nào? Bao gồm các môn gì? Trường nào tuyển sinh khối A18? Để giúp bạn đọc tìm hiểu, lựa chọn trường, ngành nghề phù hợp, hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Khối A18 là gì? Gồm những môn nào?

Theo như quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì tổ hợp môn này là khối thi cuối cùng của khối A mở rộng. Bao gồm những môn thi chính: Toán học, Hóa học, Khoa học tự nhiên. 

Khối A18 xét tuyển ngành nào?

Đây là khối thi mới vì thế có nhiều trường tuyển sinh rất hạn chế đối với khối thi này hiện nay trên cả nước. 

MÃ NGÀNH TÊN NGÀNH
7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường
7620301 Nuôi trồng thủy sản
7620116 Phát triển nông thôn
7620112 Bảo vệ thực vật
7620110 Khoa học cây trồng
7620105 Chăn nuôi
7540101 Công nghệ thực phẩm
7510401 Công nghệ kỹ thuật hóa học
7510406 Công nghệ kỹ thuật môi trường
7420201 Công nghệ sinh học
7420203 Sinh học ứng dụng
7340101 Quản trị kinh doanh

Đối với khối A18 hiện nay trên cả nước có 2 trường đào tạo 

Bí kíp ôn thi khối A18 đạt điểm cao

Đối với môn Toán

  • Bạn nên thử sức làm đề thi Toán của những kỳ thi trước. Mỗi ngày làm khoảng một đến hai đề. Khi làm bài, bạn hãy cố gắng phân loại bài tập rõ ràng. Đương nhiên là dễ nên làm trước, khó làm sau. 
  • Riêng ở những câu khó, bạn cần đọc kĩ đề bài, cố gắng định hình xem nó thuộc dạng bài nào, những điều điều kiện, giả thiết trong đề bài tương đương với điều gì. Nếu đã nhìn thấy điểm mấu chốt của đề bài, bạn sẽ nghĩ ra hướng giải quyết nhanh chóng hơn.

Đối với môn Vật lý

  • Để có thể ôn thi môn Vật lý một cách hiệu quả nhất thì các bạn học sinh cần phải lưu ý những vấn đề sau: Phải nắm vững được những nội dung trọng tâm. Phần cơ bản là những câu hỏi ở mức độ dễ và trung bình, những câu hỏi này sẽ được dàn trải toàn bộ chương trình vật lý như là những định nghĩa, khái niệm về dao động điều hòa, vận tốc, gia tốc, chu kỳ, tần số, sóng cơ, sóng âm, bước sóng, sóng điện từ, ánh sáng đơn sắc, hiện tượng quang điện, độ phóng xạ, năng lượng liên kết hạt nhân,…
  • Bên cạnh đó, các bạn đừng quên ôn cả các kiến thức lớp 11 như công của lực điện, cảm ứng từ, từ thông,… Các bạn học sinh cần phải biết hệ thống kiến thức thông qua sơ đồ tư duy (sơ đồ thời gian trong dao động điều hòa), bảng biểu so sánh (con lắc lò xo và con lắc đơn; dao động cơ và dao động điện từ, giao thoa sóng nước và sóng ánh sáng…). 
  • Các bạn cần phải nắm thật vững hệ thống lý thuyết trong sách giáo khoa, các bài tập đơn giản phải làm thật chính xác, không được chủ quan để hạn chế tối đa những sai sót đáng tiếc.

Đối với môn Hóa học

  • Để có thể ôn thi tốt môn này, các bạn học sinh nên chuẩn bị 3 quyển vở: vở lý thuyết sẽ hệ thống hóa kiến thức, vẽ sơ đồ tư duy và tổng hợp lý thuyết. Vở bài tập sẽ ghi lại phương pháp giải của từng dạng toán và các bài giải mẫu. Vở ghi chú sẽ ghi lại một số lỗi mắc phải và các bài tập khó.
  • Đối với lý thuyết, các bạn tốt nhất là nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa lớp 11, 12 theo cách: Học đến đâu hệ thống lại kiến thức đến đó, vẽ sơ đồ tư duy để tiện cho quá trình ôn tập lại sau này và dễ ghi nhớ kiến thức một cách khoa học. Các bạn nên xây dựng các dạng bài tập của chương. 
  • Khi giải bài thì cần phải viết được phương trình phản ứng và phương pháp để giải dạng toán này. Để giải quyết được phần bài tập nhanh, cần nắm chắc kiến thức và sử dụng tốt các phương pháp tính toán như: trung bình, quy đổi, bảo toàn khối lượng, nguyên tố, mol electron, điện tích,…

Đối với môn Sinh học

  • Đối với môn sinh học này, khi ôn luyện bài tập các bạn cần chú ý đến dạng bài nhân đôi ADN: Những bài tập có liên quan đến số liên kết hidro được hình thành; số đoạn mồi, đơn vị tái bản. 
    • Dạng bài tập về phiên mã, dịch mã: Số phân tử nước được giải phóng khi hình thành liên kết peptit; tính số tARN, các bài toán liên quan đến số lượng, tốc độ, khoảng cách khi riboxom dịch chuyển trong dịch mã. Bài tập phần nguyên phân, giảm phân: Giảm tải các bài tập riêng biệt về hai quá trình như tính số tế bào tạo ra, số NST tự do môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân, giảm phân, số cromatit, tâm động…
    • Tương tác gen: Loại bỏ các dạng bài tập tương tác át chế. Hoán vị gen: Bỏ dạng trao đổi chéo tại 2 điểm, trao đổi chéo kép. Các bạn học sinh cần nắm chắc cấu trúc của từng chương, từng bài bằng cách xây dựng các dàn bài. Sau đó đi chi tiết vào từng phần, liên hệ phần kiến thức đang ôn với các bài liên quan qua từng chủ đề.

Học khối A18 có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?

Đa số các ngành có khối A18 đều nghiêng về khối ngành liên quan đến môi trường, đời sống mà nguồn nhân lực của các ngành nghề này đang bị thiếu hụt trầm trọng nên sau khi tốt nghiệp rất dễ xin việc làm, cơ hội nghề nghiệp được rộng mở. 

Review khối A18

Qua bài viết trên có thể giúp bạn phần nào giải thích những thắc mắc được nêu ra ở đầu bài viết về khối A18. ReviewEdu tin rằng với những thông tin này có thể giúp bạn định hướng được khối, trường đào tạo và ngành học cho bản thân mình để từ đó có thể tiếp tục xây dựng tương lai vững chắc và thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *