Khối A11 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?

Khối A11

Khối A11 gồm những môn gì? Khối A11 gồm những ngành nào? Cơ hội nghề nghiệp của khối A11 sau khi ra trường như thế nào? Mời các bạn đọc cùng ReviewEdu tham khảo qua bài viết sau.

Khối A11 là gì? Gồm những môn nào?

Khối A11 là một khối thi mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung vào phương án tuyển sinh những năm gần đây.

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khối A11 gồm tổ hợp 3 môn thi: Toán, Hóa học và Giáo dục Công dân. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội học tập và nghề nghiệp cho các em học sinh.

Khối A11 xét tuyển ngành nào?

Là khối thi mới nên ngành nghề chưa nhiều, khối A11 bao gồm các ngành nghề sau

Mã ngành

Tên ngành

7340101 Quản trị Kinh doanh
7850101 Quản lý tài nguyên và môi trường
7620112 Bảo vệ thực vật
7420201 Công nghệ sinh học
7510406 Công nghệ kỹ thuật môi trường
7510401 Công nghệ Kỹ thuật hóa học
7480201 Công nghệ thông tin
7720201 Dược học
7720301 Điều dưỡng
7720203 Hóa dược
7510103 Kỹ thuật xây dựng
7620110 Khoa học cây trồng
7620101 Nông nghiệp
7620301 Nuôi trồng thủy sản

Trường nào xét tuyển khối A11?

Tính đến thời điểm hiện tại khối A11 hiện nay trên cả nước chỉ có duy nhất 2 trường tuyển sinh khối học này. Cụ thể là: 

Đây được xem là 2 ngôi trường danh tiếng vì thế khi đăng ký dự thi khối này các thí sinh có thể tìm hiểu thông tin để biết được nên lựa chọn môi trường đào tạo nào để phù hợp nhất. 

Bí kíp ôn thi khối A11 đạt điểm cao

Vì khối A11 gồm 3 môn chính là Toán, Hóa học và Giáo dục công dân nên các bạn cần phân bổ thời gian và phân chia cách học cho từng môn. ReviewEdu sẽ chia sẻ đến các em một số kinh nghiệm ôn thi từng môn trong khối A11 và các bạn có thể tham khảo cách học này. 

Với môn toán

Tăng thời gian tự học

Cần dành nhiều thời gian hơn vào việc tự học ở nhà sau khi được thầy có hướng dẫn phương pháp trên lớp, các em có thể làm theo hai bước dưới đây:

  • Với những kiến thức cơ bản nên học trong sách giáo khoa và bổ sung qua internet.
  • Làm thật nhiều bài tập liên quan đến phần kiến thức đã học từ mức độ dễ đến khó.

Môn Toán cần nhiều sự biến đổi, với câu hỏi ở mức vận dụng, đọc qua có thể chưa có ngay phương pháp làm nhưng qua vài bước biến đổi thì có thể tìm được đáp án.

Nắm vững kiến thức nền cơ bản, không chủ quan với phần thi lý thuyết

Đặc điểm của môn thi trắc nghiệm là hay cái bẫy những câu hỏi lý thuyết. Vì vậy, việc nắm vững kiến thức cơ bản sẽ giúp các em có thể đạt được kết quả cao.

Muốn được điểm cao hơn thì đầu tiên bạn làm chắc chắn các câu hỏi ở mức 6, 7 điểm.

Rèn luyện kỹ năng tinh nhanh

Môn Toán thi trắc nghiệm có 50 câu trong thời gian là 90 phút. Như vậy, trung bình có khoảng 18 phút để đọc đề bài, làm bài và tô đáp án cho mỗi câu hỏi.

Trong quá trình ôn luyện, các bạn cần thường xuyên tìm các hướng làm nhanh, rèn luyện tính nhẩm, tính nhanh và chính xác. Có thể kết hợp cùng việc bấm giờ để kiểm tra tốc độ làm bài của mình và rèn luyện kĩ năng như thi thật. – Các bạn cần học cách sử dụng thông thạo máy tính, các mẹo  làm được trên máy tính từ bạn bè cũng như tham khảo qua mạng.

Tích cực luyện đề

Luyện đề thi là điều vô cùng cần thiết cho việc ôn thi Đại học, nó sẽ giúp bạn tìm ra ưu điểm, khuyết điểm và từ đó tìm cách khắc phục, hồng phần kiến thức nào thì trau dồi lại phần kiến thức đó đó, sau đó rút ra kinh nghiệm từ những câu làm sai và bổ sung thêm kiến thức từ những câu chưa có hướng làm.

Với môn Hóa 

Vững vàng các phần lý thuyết tổng quát

Nếu là bài tập lý thuyết thì phải xem lại phần lý thuyết trong sách hướng dẫn. Một điều khá là chắc chắn chính là đề thì sẽ không được phép ra ngoài chương trình sách giáo khoa nên học sinh không cần quá sa đà vào những kiến thức khỏ ngoài sách giáo khoa.

Tự làm đề cương các phần hóa vô cơ và hóa hữu cơ

Đề thi sẽ thường chứa những câu hỏi có trong sách giáo khoa hoặc các bài tập có phần tính toán nhỏ có chứa nội dung của kiến thức về vô cơ – đại cương. Để có thể lấy điểm một cách trọn vẹn, các bạn thì sinh phải nắm thật chắc những kiến thức có trong sách giáo khoa và làm bài thi thật chính xác.

Với những câu hỏi phần này, nội dung sẽ thường nằm ở các phần sau: cấu tạo của nguyên tử – bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; phân ứng oxi hóa – khử, chuyển dịch cân bằng, dung dịch – sự điện li, các bài toán về độ pH, tính chất hóa học của một số chất thuộc các nguyên tố nhóm halogen S, O, N, PAL, Fe

Những câu có phần nội dung là hóa học hữu cơ sẽ thường có nội dung thuộc trong các bài tiêu biểu thuộc các nhóm nguyên tố chính như (C H); (C, H, O) và (C, H, O, N), kết hợp với nhóm halogen với các cách ra đề thường gặp như là viết phản ứng hóa học, nêu hiện tượng của thí nghiệm hoàn thành các sơ đồ phản ứng hóa học, phản ứng điều chế

Về những bài tập hóa học vô cơ, chủ yếu sẽ là các bài toán về phần kim loại và hợp chất của các kim loại, phản ứng của kim loại và hợp chất kim loại với axit; muối; phản ứng nhiệt luyện, những phản ứng của kim loại và hợp chất trong dung dịch. Ở những câu hỏi này, yêu cầu dành cho thí sinh sẽ cao hơn, để lấy được điểm tối đa thì thí sinh cần làm tốt các bài tập phần này, thường phải là các thí sinh có khả năng khá giỏi.

Tránh vận dụng phương pháp giải toán không hợp lý và chưa triệt để

Phản ứng oxi hóa – khử là kiến thức rất quan trọng, xuyên suốt chương trình hóa học vô cơ, là kiến thức kiểm tra kiến thức trong các kỳ thi ra trường, từ đại học đến các kỳ thi chọn học sinh giỏi các tỉnh, thành phố. trong các kỳ thi quốc gia hầu hết đều kiểm tra kiến thức về phản ứng oxi hóa khử, việc hiểu và vận dụng kiến thức về phản ứng oxi hóa khử không hề đơn giản và dễ dàng.

Học sinh thường mắc một số lỗi sai phổ biến như: Khi thí sinh tính toán theo phương trình hóa học hoặc tính theo sơ đồ phản ứng mà lại quên cân bằng phương trình hoặc cân bằng chưa đúng, hiểu sai những công thức tính toán ở trong hoá học;

Sử dụng đơn vị không thống nhất, không chú ý đến hiệu suất của các phản ứng cho trong bài, không biết chất hết hay chất dư trong phản ứng, hiểu sai tính chất của các chất nên viết phương trình hóa học không chính xác, thiếu sót kỹ năng cơ bản khi sử dụng các phương pháp giải quyết vấn đề….

Tránh sai lầm về cách hiểu và vận dụng lý thuyết hóa học trong giải bài tập

Một số các sai sót của học sinh trong quá trình giải bài tập đó là do thiếu kiến thức lý thuyết căn bản, phiến diện, thiếu kiến thức thực hành.

Ví dụ như một hợp chất hữu cơ có khả năng xảy ra phản ứng tráng gương thì học sinh lại chỉ nghĩ rằng đó là một Anđehit nhưng lại quên xét tới những trường hợp khác như HCOOH, HCOOR, HCOOM, … 

Hay khi xảy ra sự thuỷ phân este, học sinh lại chỉ nghĩ rằng tạo ra sản phẩm là axit (hoặc muối) và ancol nhưng không nghĩ tới các trường hợp tạo nhiều muối, anđehit hay kể cả xeton,…

Tránh tình trạng không xét đủ các trường hợp dẫn tới việc thiếu chất → giải sai

Một số học sinh thường bị mắc vào các “bẫy” của người ra đề khi giải toán đó là không chú ý tới một số các tính chất đặc biệt của nhiều chất trong phản ứng cũng như ở các chất sản phẩm, hay tính lưỡng tính của một số các oxit, hidroxit lưỡng tính, quá trình hoà tan một số kết tủa của các oxit axit ví dụ như hoà tan CaCO3 bởi CO2, .., vì thế học sinh thường xét thiếu trường hợp.

Đối với môn Giáo dục công dân

Thứ nhất, nắm vững kiến thức SGK

Việc nắm vững kiến thức trong SGK giúp các em dễ dàng đạt mức 5 điểm. Với 10 bài trong SGK, khối lượng kiến thức không quá nhiều. Với thời lượng 1 tiết/tuần, các em hoàn toàn có thể nắm vững kiến thức cơ bản. Ở trên lớp các em chỉ cần chú ý nghe giảng, ghi chép và gạch sách các ý cơ bản, chú ý các ví dụ minh họa của giáo viên và lấy được các ví dụ tương tự để vận dụng phần lý thuyết.

Thứ hai, học – hiểu

Học luật, hiểu là rất quan trọng. Nếu các em chỉ học thuộc mà không hiểu thì khi gặp đáp án nhiễu tương tự đáp án đúng các em sẽ dễ đánh nhầm đáp án hoặc rất mất thời gian phân biệt.

Thứ ba, vận dụng linh hoạt trong xử lý tình huống

Có thể nói, học luật là để HS hiểu và vận dụng luật vào trong cuộc sống. Do đó, các tình huống thực tế được báo chí đưa tin thường được GV lấy làm ví dụ minh họa cho bài giảng của mình. Trong quá trình học, các em nên chú ý các ví dụ này để biết được GV đã vận dụng luật để giải quyết tình huống như thế nào.

Học khối A11 có dễ xin việc không?

Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể theo đuổi một trong số những ngành nghề như sau:

Ngành Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh là ngành nghề luôn đòi hỏi nguồn nhân lực lớn để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay.

Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, các thí sinh sẽ được đảm nhiệm một trong những công việc sau: Chuyên viên tại Phòng Marketing, Phòng Kinh doanh, Phòng Kế hoạch…

Bên cạnh đó, những bạn có đủ năng lực sẽ được công tác tại các trường Đại học, Cao đẳng. Hoặc tích lũy kinh nghiệm trong nghề để có thể tự mở công ty riêng cho mình và làm chủ kinh tế.

Ngành quản lý tài nguyên và môi trường

Vấn đề môi trường luôn là sự quan tâm hàng đầu trong sự phát triển của nên kinh tế hiện nay. Trước những đe dọa đó, vai trò của người quản lý tài nguyên và môi trường cũng ngày càng được khẳng định.

Sinh viên ra trường có thể làm việc tại các lĩnh vực:

  • Quản lý môi trường và đô thị
  • Quản lý môi trường biển đảo, đới bờ, Bảo vệ tài nguyên rừng cũng như tài nguyên nước.
  • Công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải.
  • Luật và chính sách về Kinh tế, Kỹ thuật, Giáo dục và Văn hóa

Các công việc này đòi hỏi các bạn có sự am hiểu về đất đai; hệ sinh thái; tập quán, sinh hoạt; cũng như các vấn đề về thổ nhưỡng… Đồng thời biết vận dụng Công nghệ Kỹ thuật vào quá trình kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí, đất đai và nước.

Những cơ quan đơn vị các em có thể ứng tuyển bao gồm: Sở thủy sản, Bộ tài nguyên và môi trường, Sở tài nguyên và môi trường, tại UBND xã, huyện; giảng dạy tại các trường có lĩnh vực tài nguyên – môi trường, viện nghiên cứu…

Review khối A11

Trên là tất cả thông tin chi tiết liên quan đến khối A11 mà ReviewEdu cung cấp. Với những thông tin này chắc hẳn các bạn thí sinh đã nắm bắt được A11 gồm những ngành nào. Có trường nào xét tuyển để hướng nghiệp một cách chính xác và chuẩn bị ôn thi tốt nhất.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *