Với nhu cầu lớn về nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp, các công ty mà ngành Công nghệ vật liệu vẫn luôn thu hút được nhiều thí sinh theo học. Vậy các khối thi của ngành này là gì? Và liệu bạn có phù hợp với ngành này hay không? Hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu về ngành này nhé!
Ngành Công nghệ vật liệu là gì?
Công nghệ vật liệu (Mã ngành: 7510402) là ngành đào tạo về những phương pháp chế tạo, xử lí vật liệu. Với mục đích tạo ra những vật liệu mới có những đặc điểm nổi bật hơn; phục vụ nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ vật liệu sẽ có khả năng kiểm soát chất lượng vật liệu, thiết kế, nghiên cứu và phát triển những vật liệu mới trong các công ty, doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên còn được bồi dưỡng những kỹ năng khác như kỹ năng phân tích, nghiên cứu, đánh giá vật liệu, kỹ năng làm việc nhóm và có thể với môi trường làm việc.
Các khối thi vào ngành Công nghệ vật liệu là gì?
Để có thể theo học ngành Công nghệ vật liệu, các bạn có thể lựa chọn theeo học một trong các khối ngành dưới đây tùy vào năng lực của mình::
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
Tùy vào từng trường Đại học, Cao đẳng khác nhau mà mức điểm trúng tuyển có sự khác nhau giữa các trường. Nhìn chung, điểm chuẩn trúng tuyển ngành Công nghệ vật liệu sẽ dao động từ 16 đến 24 điểm (thang điểm 30).
Trường nào đào tạo ngành Công nghệ vật liệu?
Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành nghề này:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Phenikaa
- Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Bách khoa Hà Nội
Khu vực miền Trung
Khu vực miền Nam
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Khoa học tự nhiên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Cần Thơ
Liệu bạn có phù hợp với ngành Công nghệ vật liệu hay không?
Thí sinh chỉ cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, logic. Những kiến thức nền tảng của các môn khoa học tự nhiên và tiếng Anh sẽ là những kiến thức căn bản thí sinh cần có để từ đó học được nhiều loại vật liệu mới có tính năng nổi trội hơn. Bên cạnh đó, một số phẩm chất cần có để học ngành này tốt nhất như:
- Sự quan tâm và nghiên cứu về các vấn đề kỹ thuật và công nghệ;
- Khả năng giải quyết vấn đề và tìm kiếm giải pháp;
- Khả năng làm việc nhóm và hợp tác với các chuyên gia khác.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào?
Với sự phát triển không ngừng và nhu cầu trong ứng dụng vào các công trình xây dựng. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành này sau tốt nghiệp là rất lớn. Cụ thể như:
- Làm việc tại công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế tạo vật tư, vật liệu kim loại và thiết bị dân dụng;
- Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp chuyên về trang trí thiết kế vật liệu nội thất;
- Làm việc tại các cơ quan giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực khoa học và công nghệ vật liệu.
Mức lương ngành Công nghệ vật liệu như thế nào?
Mức lương của ngành Công nghệ vật liệu phụ thuộc vào các yếu tố như: kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, vị trí làm việc, quy mô công ty,…
Trung bình mức lương của một kỹ sư công nghệ vật liệu có thể dao động từ khoảng 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng/tháng.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin cơ bản về ngành Công nghệ vật liệu mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc. Chúc các sĩ tử có thể chọn được ngành học phù hợp với bản thân và gai đình. Nhớ theo dõi Reviewedu.net để cập nhật những thông tin mới nhất và chính xác nhất nhé!
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM (HCMUNRE) mới nhất