Trong lĩnh vực xây dựng, để có thể lựa chọn các nền móng kết cấu phù hợp với cơ sở hạ tầng tùy thuộc theo đặc điểm địa chất là điều vô cùng khó khăn và phức tạp. Do vậy, ngành địa kỹ thuật xây dựng đã được ra đời để giải quyết vấn đề trên. Để có cái nhìn tổng quan hơn về ngành địa kỹ thuật xây dựng, mời quý độc giả theo dõi bài viết sau.
Ngành Địa kỹ thuật xây dựng là gì?
Địa kỹ thuật xây dựng (ĐKTXD) là một ngành kỹ thuật liên quan đến thăm dò và xử lý các tính chất của vật liệu đất, có ứng dụng cho xây dựng. Lĩnh vực này liên hệ mật thiết với cơ học đất, ngành cơ học liên quan đến thuộc tính của đất; ví dụ như sự nén và phình to của đất, sự thấm nước, độ nghiêng/dốc, tường chống đỡ, nền móng, nền đất,… Địa kỹ thuật có nhiều ứng dụng như đảm bảo nền móng cho các công trình nhà máy, nhà cao tầng hay việc thiết kế và xây dựng đập nước…
Sinh viên sau khi được đào tạo về những kiến thức giáo dục đại cương, khoa học kỹ thuật cơ bản. Sinh viên sẽ được trang bị thêm những kiến thức cơ sở ngành để nắm được các kiến thức cơ sở ngành về địa chất như địa chất đại cương, địa chất cấu tạo, tinh thể khoáng vật, thạch học, kỹ thuật khoan và địa vật lý đại cương… để từ đó có thể phục vụ tốt hơn cho công việc sau này.
Các khối thi vào ngành địa kỹ thuật xây dựng là gì?
Hiện tại các khối thi vào ngành ĐKTXD đều là những khối thi nằm trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Cụ thể là:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- A04: Toán – Vật lý – Địa lý
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
Điểm chuẩn trúng tuyển ngành địa kỹ thuật xây dựng là bao nhiêu?
Tương tự như nhiều ngành học khác, địa kỹ thuật xây dựng có 02 phương thức xét tuyển:
- Theo kết quả thi THPTQG: 17 điểm.
- Xét học bạ THPT: 18.5 điểm.
Trường nào đào tạo ngành địa kỹ thuật xây dựng?
Theo thông tin tìm hiểu, ngành ĐKTXD trên cả nước chỉ có 02 cơ sở giáo dục đưa vào giảng dạy, đào tạo chuyên ngành này ở 02 khu vực. Cụ thể các trường đó là:
Khu vực miền Bắc
Khu vực miền Trung
Như vậy, ở khu vực miền Bắc và miền Trung đều có ít nhất 01 cơ sở đào tạo ngành học này. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn với các thí sinh sinh sống và học tập tại đây. Hy vọng trong tương lai ngành này sẽ được mở rộng và phát triển hơn ở khu vực miền Nam.
Liệu bạn có phù hợp với ngành học?
Để học tập và làm những công việc có liên quan tới ngành ĐKTXD, các bạn cần có những tố chất sau:
- Nắm được kiến thức cơ bản về tin học và biết cách sử dụng một số phần mềm để giải quyết các bài toán trong địa chất công trình – địa kỹ thuật
- Khả năng chịu áp lực cao
- Thận trọng, nghiêm túc trong công việc
- Đam mê với ngành học
- Thường xuyên học tập, bổ sung kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực ĐKTXD
- Khả năng xử lý những tình huống bất ngờ một cách logic và linh hoạt
- Có khả năng học tốt các môn Khoa học tự nhiên
- Kỹ năng quản lý thời gian hợp lý.
Học ngành địa kỹ thuật xây dựng cần học giỏi môn gì?
Theo chương trình đào tạo của ngành ĐKTXD, sinh viên cần trau dồi học tập ở 04 môn học sau:
- Toán: Là môn học luôn xuất hiện ở bất kỳ khối tuyển sinh vào ngành học này. Môn Toán sẽ hỗ trợ sinh viên trong việc tư duy logic, xử lý số liệu, vấn đề qua các con số, tăng tính chính xác của công việc.
- Vật lý: Có đến 80% kiến thức của ngành liên quan đến kiến thức môn học này. Do vậy, đây là môn học cần được đầu tư bài bản.
- Tiếng Anh: Là môn học bắt buộc ở mọi trường đại học trên cả nước. Môn tiếng Anh sẽ giúp sinh viên trong việc nghiên cứu, tiếp thu tài liệu chuyên ngành từ nước ngoài dễ dàng và thuận tiện hơn.
Cơ hội việc làm dành cho ngành địa kỹ thuật xây dựng như thế nào?
Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên ngành này có đủ khả năng để có thể làm việc tại một số vị trí như:
- Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng,…
- Công tác tại các đơn vị Tư vấn thiết kế xây dựng, xử lý nền móng
- Kỹ sư khảo sát địa chất công trình tại các công ty, doanh nghiệp
- Chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực liên quan
- Mở các doanh nghiệp trong lĩnh vực khảo sát xây dựng, thiết kế, thi công…
Mức lương của người làm ngành địa kỹ thuật xây dựng là bao nhiêu?
Theo thông tin tìm hiểu, kỹ sư ĐKTXD sẽ có mức lương nằm trong khoảng 10 – 20 triệu VNĐ/tháng. Đây là mức lương khá cao trên thị trường lao động nhìn chung. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ nhận được những đãi ngộ như thưởng lễ, tết, sinh nhật, thưởng hiệu suất công việc,… theo quy định của luật lao động Việt Nam hiện hành cũng như theo quy định của tổ chức công ty, doanh nghiệp đó.
Kết luận
Bài viết trên đã tổng hợp một số thông tin cần thiết về ngành địa kỹ thuật xây dựng tới quý bậc phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm. Nếu bạn là một người cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc trong công việc và đam mê ngành kỹ thuật, ĐKTXD sẽ là một gợi ý hay cho các bạn. Chúc các bạn thí sinh có một kỳ thi THPTQG an toàn và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Mỏ Địa chất (HUMG) mới nhất
Địa kỹ thuật xây dựng có thể học ở nhiều trường như Đại học Thuỷ lợi, Đại học XD hay ĐH GTVT… tên ngành có thể hơi khác nhau một chút (VD ở ĐH Thuỷ lợi, tên chuyên ngành là Địa kỹ thuật và Công trình ngầm, hay ở ĐHXD tên ngành là Địa kỹ thuật công trình và kỹ thuật địa môi trường) nhưng về cơ bản nội dung chương trình học là khá giống nhau và sau khi tốt nghiệp đều chủ yếu làm về Địa kỹ thuật xây dựng.
khối nào xét tuyển
CÓ các khối sau xét tuyển:
A00: Toán – Vật lý – Hóa học
A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
A04: Toán – Vật lý – Địa lý
D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
có trường nào đào tạo
Khu vực miền Bắc có Đại học Mỏ địa chất
Khu vực miền Trung có Đại học Khoa học – Đại học Huế nha bạn
ra trường làm gì
Bạn có thể làm các công việc sau:
Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng,…
Công tác tại các đơn vị Tư vấn thiết kế xây dựng, xử lý nền móng
Kỹ sư khảo sát địa chất công trình tại các công ty, doanh nghiệp
Chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực liên quan
Mở các doanh nghiệp trong lĩnh vực khảo sát xây dựng, thiết kế, thi công…