Ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự

Trong các kỳ tuyển sinh, ngành Luật nói chung luôn dẫn đầu về số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển. Hòa chung với sự phát triển của kinh tế, chính trị, giao thoa – hội nhập quốc tế…, ngành Luật đã xây dựng cho mình một vị thế vững chắc không dễ gì thay thế trong thời đại 4.0. Để giúp các bạn có thêm cái nhìn cụ thể hơn về ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự, bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản cần biết về ngành học này.

Ngành Luật dân sự & tố tụng dân sự là gì?

Luật dân sự và tố tụng dân sự (tên tiếng Anh: Civil Law) hoạt động với mục đích đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng đánh giá, xử lý tình huống tốt; biết cách vận dụng kiến thức đã được trang bị vào thực tế cụ thể; có khả năng lập luận logic và làm việc độc lập. Hằng năm, các cơ sở giáo dục cung cấp cho thị trường lao động một lượng lớn sinh viên có trình độ cao, góp phần đẩy mạnh quá trình tuân thủ, áp dụng pháp luật vào trong phát triển kinh tế xã hội và củng cố an ninh quốc phòng của đất nước.

Ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự
Ngành học này là gì?

Về chương trình đào tạo, trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM) cho phép người học linh hoạt lựa chọn một trong hai phương thức: làm Luận văn Thạc sĩ hoặc học một số môn chuyên đề tốt nghiệp thay thế. Đây là mô hình giảng dạy mang tính chủ động, cho người học cơ hội chọn lựa cách thức học tập phù hợp với điều kiện cá nhân nên nhận được sự ủng hộ lớn từ phía sinh viên. Ngoài ra, khung chương trình được thiết kế với thời lượng 2 năm cũng cung cấp cho người học lượng kiến thức chuyên ngành đủ sâu để sẵn sàng hành nghề ngay sau khi tốt nghiệp.

Các khối thi vào ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự là gì?

Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức xét tuyển thí sinh theo kết quả bài thi 2 môn: Đánh giá năng lực (môn thi cơ bản), Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (môn thi cơ sở) kết hợp với đánh giá hồ sơ chuyên môn. Hồ sơ chuyên môn sẽ được tiến hành chấm điểm trên các phương diện: kết quả học tập ở trình độ cử nhân, thành tích nghiên cứu khoa học, khả năng ngôn ngữ, kinh nghiệm chuyên môn và thư giới thiệu. Bên cạnh đó, thí sinh còn phải tham gia thi hoặc nộp các chứng chỉ liên quan để chứng minh năng lực ngoại ngữ của bản thân phù hợp với chương trình đào tạo.

Điểm chuẩn ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự là bao nhiêu?

Đây là ngành học đòi hỏi nhiều kiến thức nền về Pháp luật do đó thường chỉ được giảng dạy ở bậc thạc sĩ. Đối với bậc học thạc sĩ, các cơ sở giáo dục không ban hành điểm chuẩn để xét tuyển đầu vào. Nhà trường sẽ căn cứ theo kết quả bài thi và đánh giá chuyên môn để đưa ra nhận xét đạt hoặc không đạt yêu cầu tại vòng thi loại.

Các trường nào đào tạo ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự?

Hiện nay trên cả nước chỉ có số ít cơ sở giáo dục đào tạo bậc thạc sĩ ngành học này để bạn tham khảo gồm:

Liệu bạn có phù hợp với ngành Luật dân sự tố tụng dân sự?

Để học tốt ngành học này, bạn không chỉ cần phải nắm vững nội dung các điều luật thuộc phạm vi chuyên môn mà còn phải trau dồi thêm kỹ năng hành nghề và kỹ năng mềm. Do đó, hãy trau dồi các yếu tố dưới đây khi đang còn học tập và nghiên cứu trên giảng đường. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong cả học tập lẫn công việc sau này.

Ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Có trí nhớ tốt, khả năng truy xuất thông tin nhanh.
  • Kiên trì, bền bỉ trong nghiên cứu tài liệu.
  • Chịu được áp lực công việc cao.
  • Thành thạo tối thiểu một ngoại ngữ (tiếng Anh/tiếng Pháp/tiếng Nhật…)
  • Có khả năng học tập suốt đời.
  • Kỹ năng giao tiếp, phản biện tốt.
  • Có tư duy logic, khái quát vấn đề.
  • Khả năng làm việc nhóm linh hoạt.
  • Kỹ năng soạn thảo văn bản, hợp đồng.

Học ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự cần học giỏi môn gì?

Về cơ bản, bạn phải có nền tảng kiến thức khá tốt về pháp luật nói chung và Luật dân sự và tố tụng dân sự nói riêng trước khi quyết định theo học chuyên ngành này ở bậc thạc sĩ. Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần phải chứng minh năng lực ngoại ngữ của bản thân thỏa mãn được yêu cầu của ban tuyển sinh. Việc học tốt ngoại ngữ không chỉ giúp các bạn có thể tiếp cận với nguồn tài liệu phong phú trên thế giới mà còn hữu ích cho quá trình mở rộng hợp tác trong công việc sau này. Do đó, các môn liên quan đến Luật và ngoại ngữ là 2 môn cần được đầu tư từ sớm để có thể tiến xa hơn trên con đường chinh phục ngành học đầy cơ hội này!

Cơ hội việc làm của ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự như thế nào?

Như đã đề cập ở đầu bài viết, cơ hội việc làm của người tốt nghiệp ngành Luật nói chung cũng như Luật dân sự và tố tụng dân sự nói riêng chưa bao giờ thiếu. Nếu bạn có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghiệp vụ tốt và biết ít nhất một ngoại ngữ thì các vị trí sau hoàn toàn phù hợp với năng lực cá nhân của bạn.

Ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành này ra sao?
  • Luật sư hoặc quản lý văn phòng luật.
  • Chuyên viên tư vấn về lĩnh vực dân sự tại các cơ quan tư pháp.
  • Phụ trách mảng dân sự tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chuyên môn từ trung ương – địa phương như: Ủy ban nhân dân, Bộ, Sở, Phòng, Ban ngành…
  • Các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp.
  • Các công ty chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn, giải quyết vấn đề dân sự cho khách hàng.

Mức lương dành cho người làm ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự là bao nhiêu?

Đối với các bạn có bằng thạc sĩ, mức lương sẽ cao hơn mặt bằng chung khá nhiều khi công tác tại các văn phòng luật. Theo chia sẻ của giám đốc một công ty luật tại Hà Nội, 2000 – 3000 USD/tháng là mức chi trả tối thiểu cho những người có trình độ như vậy. Ngoài ra, nếu bạn có khả năng ngoại ngữ tốt, thường xuyên nhận hợp đồng với đối tác nước ngoài thì thu nhập sẽ còn cao hơn nữa, từ 4000 – 6000 USD/tháng là hoàn toàn bình thường.

Kết luận

Với những tiềm năng to lớn mà việc có trong tay tấm bằng thạc sĩ Luật dân sự và tố tụng dân sự mang lại, bạn có thể cân nhắc đầu tư thời gian, công sức để theo học ngay từ bây giờ. Đó chắc chắn là sự đầu tư có giá trị cho tương lai mà chúng ta nên chớp lấy ngay khi nó xuất hiện!

Đánh giá bài viết
    • Khanh Ngan đã trả lời:

      Có thể làm :
      Luật sư hoặc quản lý văn phòng luật.
      Chuyên viên tư vấn về lĩnh vực dân sự tại các cơ quan tư pháp.
      Phụ trách mảng dân sự tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chuyên môn từ trung ương – địa phương như: Ủy ban nhân dân, Bộ, Sở, Phòng, Ban ngành…
      Các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp.
      Các công ty chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn, giải quyết vấn đề dân sự cho khách hàng.

    • Khanh Ngan đã trả lời:

      Dạ hiện có các trường sau ạ:
      Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
      Trường Đại học Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM)
      Trường Đại học Trà Vinh
      Trường Đại học Sài Gòn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *