Lâm học là ngành sản xuất độc lập với chức năng là xây dựng, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng, chế biến lâm sản,… Trong sự phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay thì ngành Lâm học đang là ngành được đánh giá cao. Chính vì thế, số lượng các bạn thí sinh muốn theo học ngành này không còn là con số nhỏ. Để có thêm hiểu biết về ngành Lâm học hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Ngành Lâm học là gì?
Lâm học hay còn gọi là Lâm nghiệp (tiếng Anh: Forestry) đây là ngành học đào tạo các cán bộ kỹ thuật trình độ đại học có lập trường chính trị và tư tưởng vững vàng. Họ là những người có kiến thức và kỹ năng về lâm nghiệp; có thái độ lao động và đạo đức nghề nghiệp nghiêm túc; có sức khỏe tốt; có khả năng thích ứng với đa dạng các loại công việc ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp,…
Ngành học này trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên ngành về hệ sinh thái, lâm sinh, công việc trồng rừng, điều tra, bảo vệ và quản lý tài nguyên rừng; quy hoạch và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thực hiện nghiên cứu về các lĩnh vực nông nghiệp, áp dụng và khai thác kỹ thuật khai thác và tài nguyên rừng; đề xuất, lựa chọn các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm từ rừng; tham gia tập huấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ lâm nghiệp.
Các khối thi vào ngành Lâm học là gì?
Lâm học có mã ngành: 7620201.
Để học ngành này bạn có thể lựa chọn thi các khối thi sau:
- A00: Toán học – Vật Lý – Hóa học
- A01: Toán học – Vật Lý – Tiếng Anh
- A02: Toán học – Vật Lý – Sinh học
- A16: Toán học – Ngữ Văn – Khoa học tự nhiên
- B00: Toán học – Hóa học – Sinh học
- B03: Toán học – Sinh học – Ngữ Văn
- D01: Toán học – Ngữ văn – Tiếng Anh
- D08: Toán học – Sinh học – Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Lâm học là bao nhiêu?
Tùy vào tiêu chí tuyển sinh, điều kiện xét tuyển mà mỗi trường sẽ có những mức điểm chuẩn khác nhau. Theo số liệu thống kê thì trong năm 2020 ngành Lâm học có điểm chuẩn dao động từ 14 – 16 điểm. Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế có điểm chuẩn là 18 điểm, áp dụng với hình thức xét học bạ.
Những trường nào đào tạo ngành Lâm học?
Dưới đây là danh sách các trường đại học có đào tạo lĩnh vực này trên khắp cả nước:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Thành Tây
Khu vực miền Trung
- Đại học Hồng Đức
- Đại học Kinh tế Nghệ An
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Phân hiệu Đại học Nông lâm TP. HCM tại Gia Lai
- Đại học Quảng Bình
Khu vực miền Nam
Liệu bạn có phù hợp với ngành Lâm học?
Ngành Lâm học là ngành khá gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam. Để thành công trong lĩnh vực này bạn không chỉ học tốt các môn trong khối thi mà còn phải có những tố chất sau:
- Học tốt các môn học tự nhiên. Bên cạnh đó cần học cách tư duy logic để đạt hiệu quả cao trong công việc.
- Có tình yêu với công việc. Khi học bất cứ một ngành nghề nào cũng cần có sự tâm huyết, yêu thích nghề đó. Nếu không có tình yêu vào nghề vào công việc thì chắc chắn bạn không thể thành công.
- Thích thú với công việc nghiên cứu, luôn muốn tìm tòi và khám phá về các loài thực vật.
- Có một sức khỏe tốt. Bởi nhiều khi chúng ta phải đi khảo sát thực tế ở ngoài trời. Vì thế yếu tố sức khỏe là cần thiết để hoàn thành tốt công việc của mình.
- Có khả năng ghi nhớ tốt để có thể nhớ tên phân loại các loại động thực vật.
- Thích các chương trình truyền thông, thông tin về thế giới tự nhiên.
- Yêu thích cây trồng và vật nuôi.
Cơ hội việc làm của ngành Lâm học như thế nào?
Sinh viên sau khi ra trường sẽ có đủ năng lực và chuyên môn thực hiện các công việc sau:
- Kiểm kê diện tích rừng
- Vẽ bản đồ rừng
- Đánh giá thực trạng và đưa ra hướng giải quyết cho rừng
- Quy hoạch rừng: thực hiện các công việc: thu hoạch, vận chuyển gỗ tươi, trồng cây gây rừng, phát quang cây rừng, tỉa cành
- Quy hoạch khu vui chơi và cảnh quan
- Tích hợp quản lý rừng
- Đánh giá hiện trạng các lô đất rừng
- Bảo vệ rừng chống lại côn trùng có hại, bệnh cây và hỏa hoạn
- Chụp ảnh bản đồ rừng
- Tư vấn việc lựa chọn và sử dụng máy móc lâm nghiệp
- Tham gia công tác giảng dạy về ngành lâm học
Với những công việc này bạn có thể xin vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị sau:
- Làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng Cục lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm, Chi cục lâm nghiệp, Trung tâm Khuyến nông – khuyến lâm quốc gia…
- Các doanh nghiệp lâm nghiệp, sản xuất và chế biến sản phẩm lâm nghiệp, trung tâm chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp.
- Các viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu lâm nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc…
- Cơ sở giáo dục đào tạo: Đại học, Cao đẳng, Trung học, dạy nghề…
- Các tổ chức xã hội và tổ chức phi chính phủ, quốc tế.
- Các cơ sở khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo lâm nghiệp.
Mức lương dành cho người học ngành Lâm học là bao nhiêu?
Ngành lâm nghiệp có mức lương khá cạnh tranh. Tùy thuộc vị trí và địa điểm làm việc mà sẽ có những mức lương khác nhau. Theo số liệu thống kê, mức lương trung bình dao động từ 5 – 10 triệu đồng mỗi tháng. Với những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao thì mức thu nhập không chỉ dừng lại ở con số này.
Kết luận
Trong bài viết trên, Reviewedu.net đã chia sẻ đến bạn những thông tin tổng quan về ngành Lâm học. Hy vọng, với những thông tin này giúp bạn hiểu thêm được ngành lâm học là học gì? Điểm chuẩn và các trường đại học như thế nào? Từ đó sẽ có những lựa chọn đúng cho nghề nghiệp tương lai của bạn. Chúc bạn có kỳ thi thành công.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Nông Lâm Huế (HUAF) mới nhất
ra trường làm ở vị trí nào ạ
con gái có học được không?
cần học khối nào để thi ạ?