Có một điều hiển nhiên rằng ai ai cũng biết tầm quan trọng vô cùng của nước với sự tồn tại của con người và sinh vật trên trái đất. Tuy nhiên, có rất ít người biết tới một ngành khoa học có liên hệ trực tiếp với nước, với sự vận động, phân phối cũng như chất lượng của nó trên toàn bộ trái đất này. Đó chính là ngành thủy văn học. Để có thêm cái nhìn khách quan hơn về ngành này, quý độc giả có thể tham khảo thông tin bài viết dưới đây.
Ngành Thủy văn học là gì?
Thủy văn học (tiếng Anh: Hydrology) là ngành khoa học nghiên cứu về sự vận động, phân phối và chất lượng của nước trên toàn bộ Trái đất. Vì vậy, vòng tuần hoàn nước cùng các nguồn nước cũng được quan tâm chú trọng trong lĩnh vực này. Đây là một ngành Khoa học Trái đất liên quan đến chu trình của nước, bao gồm sự trao đổi giữa khí quyển, bề mặt trái đất và dưới lòng đất. Ngoài ra, nó còn nghiên cứu về các dòng chảy, hiện tượng xói mòn, sự chảy của các nguồn nước và lũ lụt. Những người nghiên cứu về thủy văn học được gọi là Nhà thủy văn học, họ làm việc trong nhiều lĩnh vực như khoa học Trái đất, khoa học môi trường, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật môi trường…
Sinh viên chuyên ngành này sẽ được đào tạo những kiến thức về toán, vật lý, tin học… cùng với phương pháp tính toán trong chuyên môn, phục vụ trực tiếp các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, nông nghiệp, giao thông vận tải, môi trường… trong suốt quá trình học tập.
Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Thủy văn học là gì?
Ngành thủy văn học có các khối, tổ hợp xét tuyển như sau:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- D10: Toán – Địa lý – Hóa học
Điểm chuẩn ngành Thủy văn học là bao nhiêu?
Năm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 14 -15 điểm. Mức điểm này được xét theo điểm số của kỳ thi THPTQG. Đối với phương thức xét duyệt học bạ, trường đại học Thủy Lợi cơ sở 1 xét với mức điểm 18.25.
Các trường nào đào tạo ngành Thủy văn học?
Hiện nay trên cả nước chỉ có 03 cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm giảng dạy chuyên ngành này. Các trường đó là:
Khu vực miền Bắc
Khu vực miền Nam
Như vậy, ở 2 đầu Bắc – Nam đều có ít nhất 01 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Tùy thuộc vào nguyện vọng, vị trí địa lý nơi mình đang sinh sống cùng nhiều yếu tố khác, thí sinh có thể tự quyết định một trường học phù hợp nhất cho bản thân.
Liệu bạn có phù hợp với ngành Thủy văn học?
Để có được câu trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta cần xem xét một số các yếu tố sau:
- Đam mê với ngành học, kiến thức mới lạ
- Thông minh, nhanh nhẹn
- Khả năng sáng tạo, tư duy logic
- Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề
- Yêu thích khoa học
- Hứng thú với các tin tức khoa học
- Đam mê khám phá, tìm hiểu những quy luật tự nhiên
- Học tốt các môn tự nhiên
- Thái độ học tập nghiêm túc
- Khả năng làm việc theo nhóm
- Có thể sử dụng những trang thiết bị chuyên ngành
Học ngành Thủy văn học cần học giỏi môn gì?
Các sĩ tử muốn theo đuổi ngành thủy văn học, trước hết cần tập trung trau dồi 03 môn chính: Vật lý, Địa lý và Toán học. Lý do là vì:
- Toán học: Tạo tiền đề cho sinh viên học tốt các môn chuyên ngành cùng với các kỹ năng tư duy tính toán, phân tích và giải quyết vấn đề.
- Địa lý: Học tốt môn này sẽ là một điểm cộng lớn cho ai muốn theo đuổi ngành này. Nó hỗ trợ trong việc tìm ra hệ thống mạng lưới sông ngòi, kênh rạch, lưu lượng các sông, hồ… Do đó, đây là một môn học cần được đầu tư bài bản và nghiêm túc.
- Vật lý: Môn học đóng vai trò quan trọng nhất trong chuyên ngành này. Ở mỗi kỳ học đều có ít nhất từ 3 – 5 môn học có liên quan tới kiến thức Vật lý. Ví dụ: Xử lý nước, thủy văn môi trường, tính toán thủy năng…
Cơ hội việc làm dành cho ngành Thủy văn học như thế nào?
Các nhà thủy văn học có thể xem xét một số các vị trí làm việc sau đây:
- Các Viện, Trung tâm: Viện địa chất, Viện khí tượng Thủy văn, Viện Hải dương học, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia…
- Tổng cục khí tượng thủy văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an.
- Các phòng ban: Quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước, quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường tỉnh, thành phố.
- Công ty thuộc lĩnh vực hàng hải, hàng không, đường thủy như: Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, công ty vận tải Biển Đông…
- Các đơn vị Quy hoạch, Điều tra, tư vấn liên quan đến Tài nguyên nước và Môi trường.
- Công ty tư vấn, thiết kế công trình thủy (thủy lợi, giao thông, thủy điện…).
- Liên đoàn Địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy văn và môi trường.
- Giảng viên: chịu trách nhiệm giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có liên quan.
Mức lương dành cho người làm ngành Thủy văn học là bao nhiêu?
Mức thu nhập của ngành Thủy văn học được xếp theo quy định của nhà nước. Con số trung bình nằm trong khoảng 7 – 12 triệu VNĐ/tháng. Bên cạnh đó, những người làm việc trong ngành có thể được hưởng các trợ cấp khác theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có). Ngoài ra, họ cũng được hưởng những phúc lợi, ưu đãi theo quy định của đơn vị làm việc cũng như là quy định của bộ luật lao động Việt Nam. Tuy nhiên, mức thu nhập sẽ có thể cao hơn gấp nhiều lần hiện tại nếu họ có cơ hội làm việc tại các trung tâm nước ngoài nghiên cứu về lĩnh vực này.
Kết luận
Ngành Thủy văn học đóng góp rất lớn vào việc nghiên cứu về những dòng chảy, sự chảy của các nguồn nước, hiện tượng xói mòn và lũ lụt. Như vậy, dựa vào những nghiên cứu đó, con người có thể hiểu rõ hơn về thế giới chúng ta đang sống cũng như cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về khoa học môi trường, chính sách đối với việc hoạch định môi trường.
trường nào đào tạo vậy ạ
có khối nào xét tuyển?
ngành này mới hả anh chị