Ngành Thống kê Kinh tế là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Ngành Thống kê Kinh tế

Một trong những ngành học phục vụ cho việc quản lý và hoạch định chính sách kinh tế xã hội chính là thống kê kinh tế. Trong những năm gần đây, ngành này được các bậc phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm tới bởi tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. Bài viết sau đây xin chia sẻ tới độc giả những kiến thức, thông tin bổ ích xoay quanh tới chuyên ngành này.

Ngành Thống kê Kinh tế là gì?

Ngành Thống kê Kinh tế (tiếng Anh: Economic Statistics) là một ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế chuyên vận dụng những công cụ, kiến thức và phần mềm thống kê nhằm mục đích xây dựng, thiết kế nghiên cứu điều tra, tổng hợp, phân tích, tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê, dự đoán thống kê phục vụ cho việc quản lý và hoạch định chính sách kinh tế xã hội.

Ngành Thống kê Kinh tế
Ngành Thống kê Kinh tế là gì?

Sinh viên chuyên ngành Thống kê kinh tế sẽ được trang bị hệ thống kiến thức cơ sở về kinh tế xã hội, quản lý và quản trị kinh doanh… cùng với những kiến thức chuyên sâu về tổ chức hệ thống thông tin thống kê quốc gia, Bộ ngành, địa phương. Ngoài ra, các khía cạnh như điều tra thống kê, nắm vững các công cụ và mô hình để mô tả, phân tích – dự đoán thống kê trong các tổ chức kinh tế – xã hội, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp… cùng các kỹ năng liên quan đến chuyên ngành này cũng sẽ được đề cập trong chương trình đào tạo.

Lợi ích của học Ngành Thống kê Kinh tế

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có được kiến thức chuyên sâu về cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý. Nắm rõ được các phương pháp thống kê, kinh tế lượng, phân tích định lượng trong kinh doanh…

Bên cạnh đó, sinh viên còn có khả năng xác định được nhu cầu dữ liệu, thiết kế mẫu điều tra nghiên cứu, khả năng tổng hợp và phân tích xử lí dữ liệu. Nâng cao kỹ năng làm nhóm, phối hợp với các bộ phận khác để lập bảng phân tích kinh doanh.,..

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Thống kê Kinh tế là gì?

Các thí sinh có thể xem xét những tổ hợp xét tuyển sau đây đối với ngành TKKT:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A16: Toán – KHTN – Ngữ văn
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Thống kê Kinh tế là bao nhiêu?

Trong năm 2020, điểm xét tuyển ngành TKKT được chia làm 2 dạng như sau:

  • Theo điểm thi THPTQG: từ 15 – 26.45 điểm
  • Theo điểm bài thi đánh giá năng lực: 750 điểm (chỉ duy nhất trường đại học Kinh tế TP.HCM có xét tuyển theo hình thức này).

Các trường nào đào tạo ngành Thống kê Kinh tế?

Hiện nay cả nước ta chỉ có 04 cơ sở đào tạo về lĩnh vực này. Các bạn có thể tham khảo các trường theo khu vực như sau:

Khu vực miền Bắc

  • Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Khu vực miền Trung

  • Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế
  • Đại Học Kinh Tế – Đại Học Đà Nẵng

Khu vực miền Nam

  • Đại Học Kinh Tế TPHCM

Như vậy, ở mỗi miền của nước ta đều có tối thiểu 01 trường đại học chịu trách nhiệm giảng dạy, đào tạo đội ngũ cử nhân Thống kê kinh tế. Tùy thuộc vào nguyện vọng, mong muốn của bản thân, các thí sinh có thể lựa chọn cho mình ngôi trường phù hợp nhất để có thể theo đuổi chuyên ngành này.

Liệu bạn có phù hợp với ngành Thống kê Kinh tế?

Để có được câu trả lời cho câu hỏi trên, thí sinh có thể tham khảo một số yếu tố sau:

Ngành Thống kê Kinh tế
Theo học ngành này có phải là lựa chọn đúng đắn?
  • Nhẫn nại và chịu được áp lực công việc
  • Khả năng tiếp cận và xử lý thông tin tốt
  • Có trách nhiệm trong công việc
  • Đam mê tìm hiểu về lĩnh vực kinh tế
  • Có khả năng đàm phán, thuyết phục
  • Tư duy linh hoạt và quyết đoán
  • Khả năng khai thác, nghiên cứu tốt
  • Khả năng phân tích tổng hợp
  • Khả năng làm việc độc lập
  • Khả năng quản lý, quản trị hệ thống
  • Kỹ năng thiết kế và sắp xếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Thái độ học tập nghiêm túc

Học ngành Thống kê Kinh tế cần học giỏi môn gì?

Các bạn có đam mê với ngành này cần trau dồi ít nhất 02 môn sau:

  • Tiếng Anh: Môn học bắt buộc trong hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam. Sinh viên sẽ phải làm quen với kiến thức chuyên ngành thông qua ngôn ngữ này là 50%. Do đó, đây là môn học nên được chú trọng.
  • Toán học: Là môn học chiếm 95% chương trình đào tạo của chuyên ngành này. Ví dụ: Kinh tế lượng, marketing căn bản, kinh tế phát triển…

Cơ hội việc làm dành cho ngành Thống kê Kinh tế như thế nào?

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân thống kê kinh tế có thể đảm nhiệm công việc tại một trong các vị trí sau:

Ngành Thống kê Kinh tế
Sinh viên sẽ có những cơ hội việc làm như thế nào sau khi tốt nghiệp?
  • Thành lập các tổ chức tư vấn, dịch vụ phân tích và xử lý dữ liệu
  • Giảng viên trong trường đại học, học viện đào tạo về kinh tế
  • Nghiên cứu viên trong các trung tâm nghiên cứu, viện, tổ chức tư vấn
  • Làm việc tại các viện nghiên cứu, phân tích trong nước và quốc tế; chuyên viên tại các dự án, tổ chức phi chính phủ
  • Chuyên viên tại bộ phận nghiên cứu và phân tích dữ liệu trong các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế
  • Nhân viên trong các cơ quan thuộc hệ thống thống kê Nhà nước, bộ ngành, các tổ chức kinh tế – xã hội

Có thể thấy, vị trí làm việc cho các cử nhân ngành học này rất linh hoạt và phổ biến. Các bạn có thể lựa chọn cho mình một vị trí làm việc tùy vào nguyện vọng, sở thích của bản thân.

Mức lương dành cho người làm ngành Thống kê Kinh tế là bao nhiêu?

Cụ thể, mức lương tối thiểu mà một sinh viên mới tốt nghiệp sẽ ở trong khoảng từ 7 – 9 triệu VNĐ/tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành thì mức thu nhập này có thể dao động từ 10 – 15 triệu VNĐ/tháng hoặc có thể cao hơn. Nếu bạn đang làm việc trong ngành này với tư cách là một nhà quản lý, trưởng phòng hay giám đốc, mức thu nhập chắc chắn sẽ rất hấp dẫn.

Bên cạnh vấn đề thu nhập, những người làm việc trong lĩnh vực này đều được nhận được nhiều khoản phúc lợi và ưu đãi như: Nghỉ phép trong năm, thưởng lễ tết, lương tháng thứ 13, ưu đãi cho nhân viên có con nhỏ, tham gia BHXH theo luật Lao động Việt Nam hiện hành…

Kết luận

Ngành thống kê kinh tế là một trong những ngành có đóng góp quan trọng trong việc phát triển xã hội, đất nước. Nhờ vào ngành này, các chuyên gia sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về toàn cảnh nền kinh tế thông qua những nghiên cứu, phân tích. Từ đó, họ sẽ có những giải pháp, hoạch định và quản lý kinh tế xã hội một cách tốt hơn và bền vững hơn.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *