Điểm chuẩn năm 2024 Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) mới nhất

điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội là ngôi trường có kinh nghiệm thâm niên đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may trên cả nước. Ngôi trường này đã trở thành nguyện vọng một của nhiều bạn học sinh. Vậy mức điểm chuẩn Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội là bao nhiêu? Hãy cùng Reviewedu khám phá mức điểm chuẩn đầu vào của ngôi trường HTU. 

Giới thiệu chung

  • Tên: Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (Tên viết tắt: HTU – Hanoi Industrial Textile Garment University)
  • Địa chỉ: Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội
  • Website: http://hict.edu.vn/
  • Facebook: www.facebook.com/tshict
  • Mã tuyển sinh: CCM
  • Email tuyển sinh: phongtchc@hict.edu.vn
  • Liên hệ số điện thoại tuyển sinh: 0243.8276.514

Lịch sử phát triển

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội tính đến nay đã tồn tại được 55 năm (1967 – 2022). Tiền thân của trường là trường Đào tạo Bồi dưỡng Kỹ thuật Nghiệp vụ May mặc được thành lập theo Quyết định số 27/NT ngày 19/01/1967 của Bộ trưởng Bộ Nội thương. Trải qua nhiều năm phát triển, trường đã nâng cấp và đổi tên thành trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội vào ngày 04/6/2015.

Cơ sở vật chất

Nhà trường có tổng diện tích 60.000 m2, bao gồm các khu giảng đường với:

  • 88 Phòng học các loại
  • Trung tâm thông tin thư viện – 2.500 m2
  • 42 Phòng học thực hành may
  • 11 Phòng học máy tính
  • 8 Phòng học thiết kế thời trang và 1 sàn catwalk
  • 2 Phòng đa phương tiện dành cho học tiếng Anh 
  • 1 Phòng studio dành cho e-learning 
  • Các xưởng thực hành cơ điện – 1.000 m2, xưởng sản xuất dịch vụ – 5.000 m2
  • Khu ký túc xá khoảng 2.500 – 3000 SV
  • Nhà thể chất đa năng – 800 m2
  • 2 Nhà ăn tập thể
  • Khu giáo dục thể chất 5.000 m2

Xem thêm: Review Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) có tốt không?

Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) mới nhất
Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) mới nhất

Dự kiến điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) năm 2024 – 2025

Dựa vào mức tăng điểm chuẩn trong những năm gần đây. Dự kiến trong năm học 2024 – 2025, mức điểm chuẩn đầu vào của Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội sẽ tăng từ 0.5 đến 1 điểm tùy vào từng ngành nghề đào tạo so với năm học cũ.

Các bạn hãy thường xuyên cập nhật tình hình điểm chuẩn của Trường tại đây để tham khảo những thông tin mới nhất nhé!

Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) năm 2023 – 2024

Trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội công bố phương án tuyển sinh năm 2023 với tổng 1.380 chỉ tiêu với 4 phương thức với 9 ngành đào tạo.

Điểm chuẩn Đại học Công Nghiệp Dệt May Hà Nội năm 2023 đã được công bố đến các thí sinh vào ngày 22/8.

TT

Tên ngành Điểm chuẩn
Theo điểm thi tốt nghiệp THPT Theo kết quả học tập THPT

Theo điểm thi ĐGNL của ĐHQGHN

1 Thiết kế thời trang 20.00 21.00 17.17
2 Công nghệ may 19.00 21.00
3 Công nghệ kỹ thuật cơ khí 18.00 19.00
4 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử 18.00 19.00
5 Công nghệ Sợi Dệt 18.00 19.00
6 Kế toán 18.00 19.00
7 Thương mại điện tử 18.00 19.00
8 Marketing 18.00 20.00
9 Quản lý công nghiệp 18.00 20.00

Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) năm 2022 – 2023

Dựa theo đề án tuyển sinh, HTU đã thông báo mức điểm tuyển sinh của các ngành như sau: 

STT

Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm trúng tuyển
Thi THPT Quốc Gia Xét học bạ

Thi ĐGNL 

1 7210404 Thiết kế thời trang D01; V00; V01; H00 19 21 17.17
2 7540209 Công nghệ may A00; A01; B00; D01 18 21
3 7510201 Công nghệ kỹ thuật cơ khí A00; A01; B00; D01 17 19
4 7510301 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử A00; A01; B00; D01 17 19
5 7540202 Công nghệ Sợi Dệt A00; A01; B00; D01 17 19
6 7340301 Kế toán A00; A01; B00; D01 17 19
7 7340115 Marketing A00; A01; B00; D01 17 20
8 7510601 Quản lý công nghiệp A00; A01; B00; D01 17 20

Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) năm 2021 – 2022

Dựa theo đề án tuyển sinh, HTU đã thông báo mức điểm tuyển sinh của các ngành như sau:

STT

Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm trúng tuyển
Thi THPT Quốc Gia

Xét học bạ

1 7210404 Thiết kế thời trang D01; V00; V01; H00 18 20
2 7540209 Công nghệ may A00; A01; B00; D01 17.50 20
3 7510201 Công nghệ kỹ thuật cơ khí A00; A01; B00; D01 16.50 18
4 7510301 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử A00; A01; B00; D01 16.50 18
5 7540202 Công nghệ Sợi Dệt A00; A01; B00; D01 16.50 18
6 7340301 Kế toán A00; A01; B00; D01 16.50 18
7 7340115 Marketing A00; A01; B00; D01 16.50 18
8 7510601 Quản lý công nghiệp A00; A01; B00; D01 16.50 19

Quy chế cộng điểm ưu tiên của Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) gồm những gì?

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhóm đối tượng ưu tiên trong xét tuyển Đại học được phân chia cụ thể như sau:

Cộng điểm ưu tiên theo từng đối tượng

Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo địa chỉ thường trú:

  • Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định;
  • Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 (theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ); các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn;
  • Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ;
  • Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp. 

Cộng điểm ưu tiên theo từng khu vực

  • Khu vực 1 (KV1): Cộng ưu tiên 0,75 điểm
  • KV1 là các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian học THPT hoặc trung cấp của thí sinh; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Khu vực 2 (KV2): Cộng ưu tiên 0,25 điểm
  • KV2 là các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc KV1).
  • Khu vực 2 – nông thôn (KV2-NT): Cộng ưu tiên 0,5 điểm
  • KV2-NT gồm các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;
  • Khu vực 3 (KV3): Không được cộng điểm ưu tiên

KV3 là các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.

Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) là bao nhiêu
Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (HTU) là bao nhiêu

Cách tính điểm tuyển sinh của Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội như thế nào?

Phương thức 1: Xét điểm học bạ

Thí sinh có thể xét tuyển theo Điểm học bạ lớp 11 và học kỳ I lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký hoặc điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký.

Điểm học bạ lớp 11 và học kỳ I lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký.

Điểm xét tuyển (ĐXT) = DM1 + DM2 + DM3 + UT

Trong đó:

  • DM1 là trung bình cộng điểm tổng kết năm lớp 11 và HK1 năm lớp 12 môn thứ nhất
  • DM2 là trung bình cộng điểm tổng kết năm lớp 11 và HK1 năm lớp 12 môn thứ hai
  • DM3 là trung bình cộng điểm tổng kết năm lớp 11 và HK1 năm lớp 12 môn thứ ba
  • UT là điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp các môn đăng ký.

Điểm xét tuyển (ĐXT) = DM1 + DM2 + DM3 + UT

Trong đó:

  • DM1 là điểm tổng kết năm học lớp 12 môn thứ nhất
  • DM2 là điểm tổng kết năm học lớp 12 môn thứ hai
  • DM3 là điểm tổng kết năm học lớp 12 môn thứ ba
  • UT là điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phương thức 2: Xét điểm thi THPT Quốc Gia

ĐXT = Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

  • Điểm Môn 1, Môn 2, Môn 3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.
  • Điểm ưu tiên: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và từng trường đại học.

Phương thức 3: Xét điểm thi ĐGNL

Xét tuyển điểm bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Điểm xét tuyển (ĐXT) = Điểm ĐGNL quy theo thang điểm 30 + UT

Trong đó:

  • Điểm đánh giá năng lực (thang điểm 150)  được quy về thang điểm 30, tính theo công thức:

Điểm ĐGNL (quy theo thang điểm 30) = (30/150)* Điểm ĐGNL (thang điểm 150)

  • UT là điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kết luận

Dựa vào mức điểm chuẩn và các ngành học mà Đại học HTU mang lại, hy vọng bài viết này của Reviewedu.net sẽ giúp các bạn sĩ tử sẽ chọn được nguyện vọng phù hợp với năng lực của bản thân. Chúc các bạn may mắn trong mùa tuyển sinh. 

Xem thêm: 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *