Ngôn ngữ Ả Rập là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc cùng với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc… Vậy nên, từ xa xưa Ngôn ngữ Ả Rập đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao thương và hội nhập quốc tế. Mặc dù tại Việt Nam, đây còn là một ngành học non trẻ, chưa được biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức văn hóa, việc đầu tư cho ngành học này là một sự đầu tư đúng đắn. Bởi nó đang tiềm tàng rất nhiều cơ hội phát triển. Nếu bạn hứng thú với ngôn ngữ này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về nó nhé!
Ngành Ngôn ngữ Ả Rập là gì?
Sứ mệnh đào tạo của ngành ngôn ngữ Ả Rập là tạo ra đội ngũ nhân lực có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Ả Rập trong giao tiếp và công việc, có kiến thức chuyên sâu về văn hóa, lịch sử của các nước. Trong quá trình theo học, sinh viên sẽ được luyện tập 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết một cách thành thạo. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được tham gia các chương trình giao lưu văn hóa do Đại sứ quán nước bạn đóng tại Việt Nam tổ chức. Thông qua các buổi giao lưu đó, bạn sẽ có thêm cơ hội thực hành ngôn ngữ cũng như mở rộng được vốn hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực như văn hóa, lịch sử của các nước sử dụng tiếng Ả Rập.
Ngành ngôn ngữ Ả Rập hiện nay không phân chia chuyên ngành. Về cơ bản, các bạn sinh viên phải hoàn thành đủ các học phần lý luận bắt buộc (Đường lối của ĐCSVN, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Triết học Mác Lê-nin…) và các học phần tiếng (Tiếng Ả Rập 1A – 4C, Ngôn ngữ học tiếng Ả Rập 1- 2…). Sau khi xây dựng được nền tảng kỹ năng tiếng vững chắc, các bạn sẽ có hai môn biên dịch và phiên dịch trong khối kiến thức ngành. Đến đây, nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về biên – phiên dịch, sinh viên có thể chủ động chọn học thêm các môn học chuyên sâu như: Dịch nâng cao, Dịch văn bản tin tức báo chí… để rèn luyện thêm kỹ năng.
Các khối thi vào ngành Ngôn ngữ Ả Rập là gì?
Hiện nay, chỉ có ba khối thi được áp dụng cho phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT. Bạn có thể tham khảo các khối thi đó ngay dưới đây:
- Khối D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
- Khối D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- Khối D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Ả Rập là bao nhiêu?
Theo thông tin, mức điểm chuẩn dao động từ 25,77 – 28,63 điểm tùy theo từng năm dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia.
Các trường nào đào tạo ngành học này?
Hiện nay, theo thống kê năm 2020, trên cả nước chỉ có duy nhất một cơ sở đào tạo có giảng dạy chuyên ngành này, đó là trường Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
Liệu bạn có phù hợp với ngành Ngôn ngữ Ả Rập?
Về bản chất thì học Ngôn ngữ Ả Rập cũng là học ngoại ngữ. Do đó, những yêu cầu về năng lực sinh viên của ngành nhìn chung cũng không khác quá nhiều so với các ngành ngoại ngữ khác. Dưới đây là một số yếu tố cho bạn tham khảo.
- Có niềm đam mê.
Đây chắc chắn là yêu cầu tiên quyết đối với các bạn sinh viên dự định theo học. Bởi nếu như học ngoại ngữ mà không yêu thích thứ tiếng mình đang học thì sẽ rất khó duy trì. Bạn sẽ không tìm thấy đủ động lực để trau dồi và nâng cao vốn hiểu biết ngôn ngữ của mình mỗi ngày khi không có đủ đam mê với nó. Do đó, hãy xác định thật kỹ sở thích, nguyện vọng của mình trước khi quyết định đăng ký theo học ngành ngôn ngữ Ả Rập!
- Ham thích tìm hiểu về văn hóa, con người, đất nước.
Sự tò mò sẽ luôn thôi thúc chúng ta làm việc không ngừng để tìm tòi và tiếp thu những kiến thức mới. Hãy luôn giữ cho ngọn lửa ấy cháy bừng trong tim, để luôn tiến về phía trước, làm mới bản thân và hoàn thiện hơn mỗi ngày.
- Luôn tỉ mỉ, cẩn thận.
Đây không chỉ là yêu cầu dành riêng cho sinh viên ngành ngôn ngữ mà nó còn là yếu tố quan trọng cần có trong mọi công việc. Tỉ mỉ, cẩn thận là những đức tính quý. Nó giúp bạn tránh được nhiều rắc rối không đáng có trong cuộc sống cũng như trong công việc.
Học ngành ngôn ngữ này cần học giỏi môn gì?
Bạn có thể đầu tư thời gian và công sức để nâng cao thành tích tổ hợp môn Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh nếu muốn xét tuyển theo điểm của khối thi D01. Bên cạnh đó, tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử – Địa lý – GDCD) và tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý – Hóa học – Sinh học) cũng là những lựa chọn đáng cân nhắc để thay thế cho hai môn Toán hoặc Ngữ văn nếu một trong số đó không phải là điểm mạnh của bạn.
Cơ hội việc làm của ngành Ngôn ngữ Ả Rập như thế nào?
Ngôn ngữ Ả Rập hứa hẹn là ngành có cơ hội việc làm hết sức phong phú trong tương lai. Một cử nhân ngành này sẽ hoàn toàn có đủ kiến thức, phẩm chất và năng lực để đảm nhiệm một trong các vị trí sau đây:
- Biên dịch – phiên dịch viên
- Biên tập viên
- Chuyên viên Marketing
- Thư ký, trợ lý đối ngoại
- Hướng dẫn viên du lịch
- Tiếp viên hàng không (đối với nữ)
Mức lương dành cho người làm ngành Ngôn ngữ Ả Rập là bao nhiêu?
Mức lương của cử nhân ngành này được phân thành 02 dạng chính như sau:
- Nếu là sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nhiều: khoảng 400 – 700 USD/tháng (tương đương 9 – 15 triệu đồng/tháng). Mức thu nhập này còn tùy theo hiệu suất công việc và mức độ phấn đấu của mỗi cá nhân.
- Đối với những vị trí quản lý cấp cao hơn: mức lương cơ bản sẽ từ 1000 USD/tháng trở lên. Điều này còn tùy theo quy mô công ty, doanh nghiệp.
Kết luận
Ngôn ngữ Ả Rập hiện nay tuy chưa thật sự phổ biến ở nước ta. Theo một số nhận định trong tương lai, đây là ngành có nhiều triển vọng phát triển về cơ hội việc làm lẫn khả năng thăng tiến trong sự nghiệp. Do đó, nếu bạn đang có hứng thú với lĩnh vực này thì hãy tự tin đăng ký theo học ngay hôm nay!
có trường nào ở VN đào tạo chưa/
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
Đại Học Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội nha bạn
ra trường em sẽ làm việc gì ạ?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
có công việc như:
Biên dịch – phiên dịch viên
Biên tập viên
Chuyên viên Marketing
Thư ký, trợ lý đối ngoại
Hướng dẫn viên du lịch
Tiếp viên hàng không (đối với nữ)
em không biết tiếng Ả Rập thì có học được không ạ?
Đội ngũ chuyên viên Reviewedu đã giải đáp thắc mắc qua mail của bạn. Bạn vui lòng kiểm tra nhé!
được bạn nhé