Quản trị kinh doanh thực phẩm là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Quản trị kinh doanh thực phẩm là bao nhiêu?

quản trị kinh doanh thực phẩm

Vị trí quản trị kinh doanh thực phẩm hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng. Đây là một ngành có sự đặc thù khác biệt với những vị trí nhân viên kinh doanh khác. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về quản trị kinh doanh thực phẩm là gì? Bài viết dưới đây của Reviewedu sẽ hữu ích cho bạn. Hãy cùng theo dõi nhé!

Quản trị kinh doanh thực phẩm là gì?

Nhà quản trị kinh doanh thực phẩm chính là những nhân sự thực hiện công việc tìm kiếm, thuyết phục khách hàng sử dụng các loại thực phẩm do doanh nghiệp cung cấp, phân phối, sản xuất. Mục tiêu chung là giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu. Họ sẽ làm việc cho những doanh nghiệp thuộc ngành Công nghệ và kinh doanh thực phẩm.

Quản trị kinh doanh thực phẩm là gì?
Quản trị kinh doanh thực phẩm là gì?

Đây là một trong những ngành nghề khá đặc thù. Ngành CN và KD thực phẩm sẽ liên quan đến việc nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến, các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, kinh doanh thực phẩm. Do đó, nếu muốn làm NVKD thực phẩm, bạn sẽ cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Công việc Quản trị kinh doanh thực phẩm là gì?

Đây là một vị trí công việc quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Thực hiện công nghệ bảo quản, chế biến thực phẩm hiện đại nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, họ còn lãnh đạo, quản lý, và phân tích thị trường để thành công trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm.

Nhân viên Quản trị kinh doanh thực phẩm làm những công việc gì?

Tùy thuộc vào sản phẩm thực phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh, công việc của NVKD thực phẩm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, sẽ bao gồm một số công việc, nhiệm vụ phổ biến như sau:

Các công việc liên quan đến khách hàng

  • Xác định về lộ tuyến, lộ trình, khu vực, tỉnh thành có nhóm khách hàng tiềm năng.
  • Chủ động tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng thực phẩm do doanh nghiệp cung cấp.
  • Tư vấn, mời khách hàng dùng thử các loại thực phẩm để thuyết phục họ mua với số lượng phù hợp.
  • Chịu trách nhiệm liên quan đến sự hài lòng từ khách hàng, quản lý về chất lượng của thực phẩm sẽ cung cấp cho khách hàng.
  • Thực hiện các cuộc gọi đến cho khách hàng theo data được cung cấp có sẵn.

Lập kế hoạch, khảo sát thị trường

  • Lập các bản chiến lược, kế hoạch liên quan đến hoạt động bán thực phẩm của doanh nghiệp.
  • Thực hiện khảo sát thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
  • Lập các bản báo giá liên quan đến mã hàng mới của doanh nghiệp.
  • Lập các báo cáo liên quan đến doanh thu theo yêu cầu, quy định của doanh nghiệp.

Mức thu nhập của nhân viên Quản trị kinh doanh thực phẩm là bao nhiêu?

Nhà quản trị kinh doanh thực phẩm ngoài tìm kiếm khách hàng sẽ phải thực hiện nhiều công việc khác. Do đó, mức thu nhập của vị trí này cũng cao hơn so với những vị trí nhân viên kinh doanh khác.

Để tính thu nhập của vị trí này, các doanh nghiệp thường sẽ áp dụng dựa theo 3 mức lương chính. Bao gồm:

  • Lương cơ bản: Trung bình từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng.
  • Lương KPI: Hay là lương doanh thu, khoản thưởng hoa hồng từ doanh thu bạn mang lại cho doanh nghiệp. Tùy vào mỗi doanh nghiệp sẽ có chế độ lương KPI khác nhau.
  • Phụ cấp: Bạn có thể được hưởng thêm các phụ cấp khác như xăng xe, chỗ ở, công tác phí, phụ cấp ăn trưa hoặc một bữa ăn trong ca làm việc.
  • Tổng thu nhập: Trung bình tổng thu nhập của vị trí này thường từ 15.000.000 – 25.000.000 đồng/tháng.

Những kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực Kinh doanh thực phẩm là gì?

Những kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực quản trị kinh doanh thực phẩm bao gồm:

Những kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm là gì?
Những kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm là gì?

Kiến thức về lĩnh vực thực phẩm

  • Hiểu biết về các quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm. Cần có kiến thức về nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm và quy định pháp luật liên quan.

Kỹ năng quản lý

  • Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức và điều phối công việc trong doanh nghiệp thực phẩm. Cần biết cách quản lý tài chính, nguồn nhân lực và vật liệu.

Kỹ năng tiếp thị và bán hàng

  • Hiểu biết về thị trường và khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm. Cần biết cách khảo sát nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, xây dựng và triển khai chiến lược tiếp thị và bán hàng.

Kỹ năng giao tiếp

  • Có khả năng giao tiếp hiệu quả với đối tác, khách hàng và đội ngũ nhân viên. Cần biết cách đàm phán, thuyết phục và giải quyết xung đột một cách tốt nhất.

Kỹ năng phân tích và quyết định

  • Có khả năng phân tích dữ liệu và thông tin để đưa ra quyết định kinh doanh. Cần biết cách đánh giá hiệu quả của các chiến lược và phương án kinh doanh.

Kỹ năng lãnh đạo

  • Có khả năng dẫn dắt và tạo động lực cho đội ngũ nhân viên. Cần biết cách xây dựng môi trường làm việc tích cực và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Kết luận

Trên đây là bài viết chia sẻ những thông tin mà bạn cần biết về vị trí nhà quản trị kinh doanh thực phẩm. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về khái niệm cũng như những công việc mà người làm công việc này cần thực hiện. Đừng bỏ lỡ những bài viết khác của ReviewEdu nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *