Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Trong một xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người sẽ cần tới sự hỗ trợ của những loại máy móc, đặc biệt là đối với những công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, với những loại máy móc, trang thiết bị nhỏ hoặc công suất không đủ lớn thì sẽ không thể áp dụng được trong quy mô công ty, doanh nghiệp hàng trăm ngàn người. Đó chính là lý do tại sao ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp ra đời để đảm nhiệm và xử lý những vấn đề đó. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số thông tin hữu ích liên quan tới ngành kỹ thuật trên.

Ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp là gì?

Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp (tiếng Anh: Industrial and Systems Engineering) là một lĩnh vực rất đa dạng với hệ thống kiến thức và kỹ năng về các môn học như: toán, vật lý, tin học, kinh tế, quản lý, xã hội… Kết hợp với phương pháp phân tích và thiết kế kỹ thuật nhằm mục đích tối ưu hóa những hoạt động hệ thống công nghiệp.

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là gì?

Ngành học này có nhiều ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các tổ chức sản xuất hay dịch vụ, tổ chức chính phủ hay phi chính phủ. Chương trình đào tạo trang bị các kiến thức quản lý và điều hành hệ thống sản xuất hay dịch vụ, kỹ thuật tối ưu hóa nguồn lực sản xuất… Đồng thời, các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định, quản lý vật tư và hoạch định tồn kho, kiểm soát chất lượng, logistics và chuỗi cung ứng, kỹ thuật điều độ nguồn lực, thiết kế hệ thống thông tin, hay việc áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn cho tổ chức… cũng sẽ được đào tạo tại chuyên ngành này.

Theo học ngành KTHTCN, bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên sẽ được trau dồi những  kỹ năng cần thiết cho bản thân họ. Đó là: kỹ năng giao tiếp đàm phán, kỹ năng nghiên cứu và thực hiện dự án làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình… tất cả các kỹ năng trên nhằm giúp sinh viên tự tin hơn trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp là gì?

Các thí sinh có thể xem xét những tổ hợp xét tuyển sau đây đối với ngành KTHTCN:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D10: Toán – Địa lý – Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Trong năm 2020, điểm xét tuyển được chia làm 2 dạng như sau:

  • Theo điểm thi THPTQG: từ 15 – 23 điểm
  • Theo điểm bài thi đánh giá năng lực: từ 550 đến 620 điểm

Các trường đào tạo ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Trên cả nước có tất cả 10 cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể như sau:

Khu vực miền Bắc

  • Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
  • Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên

Khu vực miền Trung

  • Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng

Khu vực miền Nam

  • Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ
  • Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Đại Học Nguyễn Tất Thành

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp?

Ngành KTHTCN đề ra một số tiêu chí cho sinh viên theo học như sau:

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp?
  • Đam mê nghề kỹ thuật
  • Luôn tìm tòi, khám phá
  • Sáng tạo, tư duy linh hoạt
  • Kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ
  • Khả năng khai thác, nghiên cứu tốt
  • Khả năng phân tích tổng hợp
  • Khả năng quản lý, quản trị hệ thống
  • Kỹ năng thiết kế và sắp xếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Thận trọng trong công việc
  • Thái độ học tập nghiêm túc

Học ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp cần học giỏi môn gì?

Các bạn có đam mê với ngành này cần trau dồi ít nhất 03 môn sau:

  • Vật lý: là môn tiền đề cơ sở cho các môn chuyên ngành như: Kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật hệ thống, quản lý bảo trì công nghiệp…
  • Tiếng Anh: Là môn học xuất hiện ở tất cả các ngành học. Nó hỗ trợ sinh viên trong việc nghiên cứu, trao đổi hay thậm chí là viết luận văn tốt nghiệp.
  • Toán học: Tuyệt nhiên không thể không nhắc tới Toán – môn học nền tảng của sự tư duy logic, sáng tạo và hình thành khả năng giải quyết vấn đề với các con số.

Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp như thế nào?

Sau khi hoàn thành chương trình học, các kỹ sư KTHTCN hoàn toàn có thể đảm nhiệm công việc ở một trong các vị trí sau:

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
Cơ hội việc làm dành cho ngành này như thế nào?
  • Giảng dạy tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp liên quan
  • Kỹ sư phân tích giải pháp tối ưu hóa trong sản xuất và dịch vụ
  • Kỹ sư thiết kế các hệ thống quản lý nguồn lực cho công ty, doanh nghiệp
  • Phân tích, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp
  • Thiết kế giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất và vận hành đến mức thấp nhất
  • Quản lý logistics và chuỗi cung ứng
  • Quản lý dự án công nghiệp của công ty, tập đoàn liên doanh
  • Quản lý, điều hành các hệ thống kho vận, vật tư, giao nhận hàng hóa…
  • Chuyên viên kế hoạch
  • Chuyên viên chất lượng
  • Chuyên viên dự án
  • Chuyên viên cung ứng vật tư

Như vậy, trên thị trường lao động hiện có rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành KTHTCN.

Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp là bao nhiêu?

Ở Việt Nam chưa có bất kỳ bài báo cáo hay số liệu cụ thể nào về thu nhập của ngành này. Tuy nhiên, trên thế giới, một kỹ sư ngành KTHTCN có thể có từ 81.000 – 131.000 USD/năm. Mức lương này còn phụ thuộc nhiều yếu tố như vị trí làm việc, kinh nghiệm làm việc, hiệu suất công việc… Bên cạnh mức lương chính thức, họ cũng nhận được rất nhiều phúc lợi đến từ công ty, doanh nghiệp họ đào tạo như thưởng lễ tết, thưởng doanh thu, thưởng hiệu suất công việc hay thậm chí là quà vào ngày sinh nhật…

Có thể nhận định rằng, đây là một mức thu nhập tốt và ổn định, một kỹ sư có thể hoàn toàn chi tiêu phù hợp cho mọi nhu cầu cá nhân mà không phải lo ngại điều gì.

Sinh viên ngành kỹ thuật hệ thống công nghiệp học những gì?

Nhìn chung, những kiến thức mà sinh viên ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp được học bao gồm mảng kỹ thuật và quản trị. Các bạn ngành này sẽ được nhà trường giảng dạy kiến thức và kỹ năng cần thiết thuộc ngành. Để từi đó có thể vận hành hiệu quả hoạt động sản xuất, dịch vụ, dự án, chất lượng, cung ứng, tồn kho – vật tư.
Tại khung chương trình đào tạo, có các môn học tiêu biểu thuộc về chuyên ngành như là vận trù học, xác suất – thống kê, kinh tế kỹ thuật, thiết kế thực nghiệm. Bên cạnh đó, sinh viên còn được tiếp cận nội dung về quản lý sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý vật tư. Ngoài ra về kỹ thuật mô phỏng, kỹ thuật lean và six sigma, đo lường cũng được giảng dạy tại nhà trường. Không chỉ là lý thuyết, sinh viên phải tham gia các buổi thực hành thực tế tại các công ty, xí nghiệp để nâng cao tay nghề.

Kết luận

Như đã đề cập ở trên, ngành KTHTCN đóng một vài trò cực kỳ quan trọng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, chế biến hoặc gia công các sản phẩm… Ngành này ra đời đã giúp nhiều doanh nghiệp giải quyết được bài toán về số lượng, nhân công và cũng như là vấn đề lợi nhuận.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *