Ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông là học gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Kỹ thuật điện tử - viễn thông

Điện tử viễn thông chính là một ngành khoa học có sức ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Không khó để nhận ra những thành tựu mà ngành này mang lại như: điện thoại di động, laptop, mạng viễn thông… Bài viết sau đây xin chia sẻ một vài thông tin hữu ích liên quan tới ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông này.

Ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông là gì?

Kỹ thuật điện tử – viễn thông (hay Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông hoặc Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Truyền thông) là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo ra thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp việc trao đổi thông tin giữa diễn ra thuận lợi trong những điều kiện thời gian, địa điểm khác nhau.

Kỹ thuật điện tử - viễn thông
Ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông là gì?

Theo học ngành này, người học được tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến cùng những hoạt động của các mạng truyền thông hiện đại, Đồng thời, sinh viên còn được học tập các kỹ năng thiết kế, xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông… Qua đó, người học có thể vận hành được các trang thiết bị điện tử, thiết bị truyền dẫn được ứng dụng rộng rãi trong mạng thông tin di động thế hệ mới, mạng thông tin quang, mạng thông tin vệ tinh.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông là gì?

Theo thông tin tìm hiểu, ngành KTĐT – VT có xét tuyển đa dạng nhiều tổ hợp. Các tổ hợp đó là:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A09: Toán – Địa lý – GDCD
  • A12: Toán – KHTN – KHXH
  • A16: Toán – KHTN – Ngữ văn
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
  • C02: Ngữ văn – Sinh học – Hóa học
  • C04: Ngữ văn – Toán – Địa lý
  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông và các trường đào tạo

Năm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 14 – 26 điểm. Điểm này phụ thuộc theo phương thức tuyển sinh của từng trường.

Hiện nay trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể các trường đó là:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Học viện Kỹ thuật mật mã
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ sở phía Bắc)
  • Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc)
  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  • Đại học Mở Hà Nội
  • Đại học Điện lực
  • Đại học Hàng Hải
  • Đại học Sao Đỏ
  • Đại học Dân lập Phương Đông
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
  • Đại học Kinh Bắc

Khu vực miền Trung

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  • Đại học Vinh
  • Đại học Khoa học – Đại học Huế

Khu vực miền Nam

  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Lạc Hồng
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ sở phía Nam)
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở Phía Nam)
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Học viện Hàng không Việt Nam

Liệu bạn có phù hợp với ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông?

Để trả lời câu hỏi trên, các sĩ tử hãy tự trả lời các câu hỏi sau để biết bản thân

Kỹ thuật điện tử - viễn thông
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
  • Đam mê với ngành học
  • Thận trọng trong công việc
  • Kiến thức về khoa học, kỹ thuật và công nghệ
  • Khả năng tìm hiểu vấn đề, đặt vấn đề và ứng dụng khoa học kỹ thuật để tìm giải pháp
  • Khả năng phân tích, xử lý bài toán kỹ thuật
  • Khả năng thuyết trình
  • Khả năng lắp đặt, thiết kế, vận hành các thiết bị và hệ thống điện tử – viễn thông
  • Thái độ học tập nghiêm túc
  • Kỹ năng quản lý thời gian
  • Kỹ năng hoạt động nhóm
  • Sử dụng thành thạo tin học, ngoại ngữ
  • Thông minh, nhạy bén

Học ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông cần học giỏi môn gì?

Để có thể theo đuổi chuyên ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông này, sinh viên cần trau dồi, học tập ít nhất 03 môn. Đó là:

  • Toán học: Môn học hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích, nâng cao khả năng tư duy và làm việc độc lập…
  • Tiếng Anh: Sinh viên cần sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu, học tập và trao đổi thông tin.
  • Tin học: Học tốt môn này sẽ là một điểm cộng lớn. Các môn chuyên ngành liên quan tới kiến thức tin học là: Hệ thống viễn thông, lý thuyết mật mã, thông tin vô tuyến…

Cơ hội việc làm dành cho ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông như thế nào?

Sinh viên chuyên ngành KTĐT – VT có thể lựa chọn một trong các vị trí sau để làm việc. Cụ thể là:

Kỹ thuật điện tử - viễn thông
Cơ hội việc làm dành cho ngành KTĐT – VT là như thế nào?
  • Kỹ sư thiết kế: tối ưu mạng, quản lý mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp
  • Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm cho máy tính, thiết bị thông minh như điện thoại di động, rô bốt, xe ô tô
  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật: tại đài phát thanh, đài truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, kế sản xuất vi mạch
  • Chuyên viên quy hoạch, tối ưu mạng tại các công ty viễn thông, doanh nghiệp tư nhân về điện tử – viễn thông
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, viễn thông, công ty sản xuất phần mềm thế giới di động
  • Kỹ sư thiết kế vi mạch kiểm thử vi mạch, kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn cũng như các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác
  • Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ, hệ thống đa phương tiện

Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông là bao nhiêu?

Mức lương hiện nay ở Việt Nam của các Kỹ sư chuyên ngành này khá hấp dẫn, dao động trong khoảng từ 7 – 15 triệu VNĐ/tháng.

Ở Mỹ, một kỹ sư chuyên ngành này có thể kiếm được trung bình 71.000 USD/năm. Đây là con số đã bao gồm các khoản phúc lợi khác như thưởng, phụ cấp, kinh nghiệm làm việc…

Kết luận

Hiện nay, sự đổi mới phát triển của ngành kỹ thuật số nói chung và ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông nói riêng  đang dần  được ứng dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực, phục vụ cho đời sống xã hội. Ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông đang rất được sự quan tâm  của nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ đam mê kỹ thuật và yêu thích chuyên ngành này. Cùng mức lương phù hợp và chương trình học thực tế, các kỹ sư tương lai có thể trở thành một nhân tố cốt lõi trong các công ty, doanh nghiệp lớn, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của doanh nghiệp, công ty đó.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *