Ngành Chỉ huy tham mưu phòng không là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo

Trong ngành quân đội, chỉ huy tham mưu Phòng không đóng góp một vai trò quan trọng không nhỏ tới sự hòa bình, ổn định của đất nước. Hiện nay, đây là một ngành học thu hút sự quan tâm đông đảo của quý phụ huynh và các bạn học sinh. Vậy, chỉ huy tham mưu Phòng không là gì? Ngành học này có gì khác biệt? Cơ hội học tập như thế nào? Hãy cùng ReviewEdu giải đáp thắc mắc đó cho bạn.

Ngành Chỉ huy tham mưu Phòng không là gì?

Ngành Chỉ huy tham mưu Phòng không
Sinh viên sẽ được đào tạo những gì qua ngành học này?

Chỉ huy tham mưu Phòng không (CHTMPK) chính là ngành đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn quy định, trở thành Sĩ quan Chỉ huy – Tham mưu Phòng không. Những sĩ quan này có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ đại học, năng lực toàn diện về chỉ huy, lãnh đạo, quản lý và huấn luyện bộ đội. Ngoài ra, họ còn có thể lực tốt, đáp ứng tốt những yêu cầu, nhiệm vụ của đảng và nhà nước giao phó.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành Chỉ huy tham mưu Phòng không là gì?

Ngành CHTMPK chỉ xét duy nhất 2 tổ hợp xét tuyển là A00 và A01. Cụ thể: 

Điểm chuẩn ngành học này là bao nhiêu?

Theo thông tin năm 2020, ngành Chỉ huy tham mưu Phòng không xét tuyển với mức điểm từ 22.9 – 24.4 điểm. Ngoài ra, điểm số này còn phụ thuộc các tiêu chí phụ (TCP) khác về quy định điểm đối với từng vùng, miền cùng các tiêu chuẩn về thể lực.

Các trường nào đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu Phòng không?

Theo thông tin được biết, hiện tại cả nước có 01 trường đào tạo chuyên ngành này. Cụ thể: Học Viện Phòng Không – Không Quân. Trụ sở chính: xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Liệu bạn có phù hợp với ngành Chỉ huy tham mưu Phòng không?

Để có thể biết được câu trả lời cho bản thân, các bạn nên tham khảo một số tiêu chí sau:

Ngành Chỉ huy tham mưu Phòng không
Liệu ngành học này có phù hợp với bạn?
  • Phẩm chất đạo đức tốt
  • Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác, nghiêm minh
  • Giữ gìn và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh điều lệ của quân đội
  • Phương pháp công tác khoa học, cụ thể, quyết đoán
  • Có khả năng phát huy dân chủ, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình
  • Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc
  • Có đạo đức, lối sống trong sạch lành mạnh, khiêm tốn, giản dị
  • Đảm bảo về sức khỏe, chiều cao, cân nặng
  • Mắt không gặp các vấn đề như cận thị, loạn thị,… theo quy chuẩn
  • Thái độ học tập nghiêm túc
  • Có chủ kiến, không theo các thế lực chống phá nhà nước
  • Tư duy linh hoạt, thông minh
  • Có đủ phẩm chất cần thiết
  • Tuân theo các quy định của nhà trường
  • Chịu được áp lực, sức ép lớn
  • Có tính kỷ luật cao
  • Trung thành với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa
  • Yêu nước, có tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ quốc gia dân tộc
  • Ưu tiên lợi ích quốc gia lên trên hết
  • Sẵn sàng công tác, làm việc bất cứ khi nào khi có lệnh
  • Khả năng làm việc nhóm tốt
  • Tác phong đứng đắn, nghiêm minh

Học ngành Chỉ huy tham mưu Phòng không cần học giỏi môn gì?

Ngành chỉ huy tham mưu Không quân hầu như không yêu cầu các sinh viên phải học tốt cụ thể một môn bất kỳ nào cả. Tuy nhiên, theo chương trình đào tạo chuyên ngành, có rất nhiều môn cần sự nỗ lực của người học. Cụ thể như:

  • Pháo

Môn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật phá cùng những hiểu biết chung về cơ cấu máy móc, thuộc tính, đặc điểm của từng loại pháo.

  • Tên lửa

Là một bộ môn trong chương trình đào tạo. Hiểu một cách đơn giản hơn, môn này hướng dẫn cho người học cách bắn máy bay, chỉ huy bộ đội tác chiến trên không.

  • Radar

Được chia làm 2 mảng là radar cảnh giới: chuyên phòng thủ, quét máy bay địch do thám, máy bay địch tấn công bằng radar. Mảng thứ 02 là radar dẫn đường. Mảng này hướng dẫn các phi công bay đúng đường bay.

  • Tác chiến điện tử

Trang bị cho người học nắm chắc về phương pháp tác chiến trong không gian mạng liên quan đến vấn đề phòng không, không quân.

Cơ hội việc làm dành cho ngành Chỉ huy tham mưu Phòng không như thế nào?

Ngành Chỉ huy tham mưu Phòng không
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành này ra sao?

Sau khi tốt nghiệp trường đại học, các chiến sĩ sẽ tùy theo đánh giá năng lực của các giáo viên, giảng viên cùng đội ngũ cán bộ mà sẽ được phân công công tác tại một cơ quan phù hợp. Tất cả các cơ quan này đều thuộc phạm vi của Bộ Quốc Phòng. Như vậy có thể thấy rằng, ngành này đem lại cơ hội việc làm ổn định cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đúng với chuyên ngành đã được đào tạo, giảng dạy.

Bên cạnh đó, những sĩ quan có trình độ chuyên môn tốt cùng nghiệp vụ sư phạm ổn định, họ có thể trở thành các giảng viên chuyên ngành liên quan.

Mức lương dành cho người công tác trong ngành này là bao nhiêu?

Mức thu nhập của một sĩ quan chỉ huy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cấp bậc, chiến công, kinh nghiệm làm việc, vi phạm kỷ luật… Tuy nhiên, theo thông tin ghi nhận, mức thu nhập này sẽ tăng dần theo thời gian. Bên cạnh đó, họ vẫn sẽ được nhận các chế độ ưu đãi như những ngành nghề khác. Ví dụ như:

  • Tăng lương định kỳ
  • Khám sức khỏe định kỳ
  • Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng
  • Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
  • Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp
  • Tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam
  • Phụ cấp ăn trưa
  • Nghỉ phép định kỳ trong năm (12 ngày)
  • Phụ cấp xăng xe

Kết luận

Ngành chỉ huy tham mưu Phòng không có các tiêu chí rất khắt khe từ khâu tuyển chọn. Không chỉ dựa trên kết quả kỳ thi THPT QG, các thí sinh tham gia tuyển chọn còn phải khám sức khỏe kỹ càng. Nhờ đó mà đảm bảo được chất lượng sinh viên của ngành. Nhìn chung, đây là một ngành học khá thử thách. Tuy nhiên, nếu ai có đam mê chinh phục thì hoàn toàn có thể thành công trên con đường này.

4/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *