Nghề Luật sư ngày càng thể hiện được vị thế, vai trò to lớn trong xã hội. Rất nhiều người quan tâm đến vị trí công việc này, đặc biệt là các bạn trẻ. Vậy công việc cụ thể của một luật sư là gì? Mức thu nhập của nghề này là bao nhiêu?Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu nhé!
Luật sư là gì?
Theo Điều 2, Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Nghề Luật sư có những nguyên tắc gì?
Các nguyên tắc đặc thù trong ngành này bao gồm:
- Tuân thủ Hiến pháp và luật pháp quốc gia.
- Tuân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Việt Nam
- Đảm bảo tính độc lập, trung thực, và tôn trọng sự thật khách quan trong mọi hoạt động nghề nghiệp.
- Sử dụng các biện pháp hợp pháp để tối ưu hóa việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
- Chấp hành trách nhiệm pháp lý đối với các hoạt động nghề nghiệp.
Quy trình để trở thành Luật sư như thế nào?
Điều 11 Luật Luật sư quy định về điều kiện hành nghề này, theo đó, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề phải có Chứng chỉ hành nghề và gia nhập một Đoàn.
Như vậy, để làm công việc này tại Việt Nam, mỗi người đều phải trải qua những giai đoạn cơ bản sau đây:
Có bằng cử nhân Luật
- Phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học.
Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo
- Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.
Tập sự hành nghề
- Khoản 1 Điều 14 Luật Luật sư quy định người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề. Thời gian tập sự hành nghề là mười hai tháng.
Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư
- Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư. Sau đó nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề.
Hành nghề Luật sư
- Sau khi được cấp chứng chỉ, gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề thì Luật sư được lựa chọn tổ chức hành nghề để hành nghề. Hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.
Mức lương của ngành nghề Luật sư là bao nhiêu?
Nghề này có thể làm việc tại công ty luật nhà nước, tư nhân hoặc trong tòa án. Mức lương ngành Luật ở vị trí luật sư trung bình từ 15- 20 triệu/ tháng. Mức lương thấp nhất là 7 triệu/ tháng và cao nhất là không giới hạn nếu nhận tư vấn, bào chữa cho các vụ kiện lớn. Tuy nhiên còn tùy vào trình độ, kinh nghiệm,…
Các kỹ năng cần có để trở thành một Luật sư là gì?
Để trở thành một luật sư chuyên nghiệp và đảm nhiệm tốt công việc. Bạn nên tham khảo một số kiến thức, kỹ năng sau:
Đạo đức nghề nghiệp
Với nghề này đây là yếu tố quan trọng. Bởi đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực để đánh giá nhân cách, là thước đo của sự thành công. Đạo đức nghề nghiệp ở luật sư biểu hiện qua sự thật, đi theo lẽ phải, bảo vệ công lý, không làm trái với lương tâm của mình.
Họ là người quyền lực đổi trắng thành đen, sai thành đúng, biến hóa khôn lường. Nên việc có đạo đức nghề nghiệp là rất cần thiết.
Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic
Vụ án, tình huống là những thứ không thể tránh khỏi, mà luôn luôn gặp với các luật sự. Cho nên, tư duy phân tích, tổng hợp là vô cùng quan trọng.
Quan trọng hơn là có tư duy phán đoán, tư duy phân tích, sâu chuỗi các sự việc với nhau. Xét toàn bộ vụ việc trong nhiều quan hệ, không gian thời gian khác nhau. Từ đó họ có một cái nhìn tổng quát đa diện, nhiều chiều.
Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề
Người làm trong vị trí này được coi là các thầy cãi, bởi nghề luật là nghề nói, nghề cãi. Vì vậy kỹ năng giao tiếp, phản biện, diễn giải vấn đề một cách logic, rõ ràng. Vậy nên đây là những kỹ năng quan trọng nhất của người làm trong vị trí này. Nếu trong 1 phiên tòa mà vị luật sư cứ nói ấp a ấp úng, diễn đạt lủng củng… chắc hẳn thân chủ của anh ta sẽ thua kiện. Hay trong một cuộc tư vấn pháp luật mà họ cứ ngại ngùng, lúng túng thì sẽ tạo cho khách hàng cảm giác không tin tưởng và truyền đạt ý sẽ kém đi.
Vậy nên kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề có vai trò hết sức quan trọng trong việc thành công của một vụ án, cũng như giải quyết tình huống, tư vấn pháp luật.
Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích mà Reviewedu muốn gửi đến bạn về Luật sư. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan, chi tiết về nghề này. Tham khảo để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Chúc các bạn thành công!