Hộ sinh là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Hộ sinh là bao nhiêu?

hộ sinh

Hộ sinh được đánh giá là một trong những ngành cao quý. Họ luôn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi gia đình trong xã hội. Vậy mọi người hiểu ngành Hộ sinh là gì? Làm những công việc gì? Cùng ReviewEdu tìm hiểu thông tin ở bài viết dưới đây để biết thêm về ngành nghề cao quý này.

Hộ sinh là gì?

Hộ sinh là một trong những ngành liên quan trực tiếp đến chuyên ngành sinh nở. Theo đó, đội ngũ nhân lực trong ngành Hộ sinh sẽ được đào tạo bài bản nhằm cung cấp tất cả những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về quá trình chăm sóc sức khỏe dành cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh. Đồng thời, các nữ hộ sinh còn chuẩn bị đầy đủ về mặt sức khỏe, tâm lý và sự an toàn tuyệt đối, tránh được những biến chứng không mong muốn xảy ra.

Hộ sinh là gì?
Hộ sinh là gì?

Công việc của ngành nghề Hộ sinh như thế nào? Làm những công việc gì?

Vị trí công việc này có thể đảm nhiệm rất nhiều công việc cụ thể như:

  • Trực tiếp tiếp nhận và hướng dẫn cho các bà mẹ trong suốt thời gian thăm khám. Điều trị, thực hiện theo đúng những quy định chăm sóc sức khỏe đạt đúng theo tiêu chuẩn.
  • Tham gia vào các ca đẻ thường diễn ra, hoặc có thể tham gia cùng với các bác sĩ phụ sản trong những ca đẻ khó.
  • Họ cũng sẽ tham gia vào quá trình thăm khám tình trạng sức khỏe thai nhi hiện tại. Chuẩn bị đầy đủ tất cả những thiết bị đỡ đẻ, theo dõi tình hình chuyển dạ của từng sản phụ. Đối với những trường hợp cấp bất cần phải báo cáo kịp thời với các bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
  • Thực hiện theo đúng chỉ những những chỉ thị do Trưởng khoa hay cấp trên giao xuống. Làm việc trên tinh thần tự giác không được tư lợi cá nhân.
  • Các nữ Hộ sinh cũng sẽ tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học tại cơ quan làm việc. Đồng thời, đảm nhiệm công việc hướng dẫn các khóa sinh viên thực tập theo đúng sự phân công của trưởng khoa.

Mức thu nhập của công việc Hộ sinh là bao nhiêu?

Bất cứ một công việc nào mức thu nhập đều dựa vào những yếu tố khác nhau. Như là: kỹ năng tay nghề, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành nghề,… Thông thường sau khi tốt nghiệp người Hộ sinh có thể sử dụng tấm bằng của mình để đi xin việc.

Lúc này mức lương khởi đầu mà người Hộ sinh thường nhận được là từ 5 – 7 triệu. Bên cạnh khoản thu nhập chính họ còn nhận được thù lao từ những chế độ đi kèm, tiền ca trực, ngoài giờ…. Ngoài ra nếu bạn là người có tay ngề tốt, thâm niên lâu năm thì mức lương này sẽ tăng cao hơn. Bởi vậy mức thu nhập của những người làm việc trong ngành nghề này cũng khá hấp dẫn.

Nhu cầu về nhân lực của ngành Hộ sinh hiện nay như thế nào?

Hàng năm, có hàng nghìn sinh viên y tế ra trường nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu nhân lực. Khiến y dược luôn là một trong những ngành học “hot” thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Hiện nay, không phải bác sĩ, dược sĩ hay kỹ thuật viên,… Chính Hộ sinh mới là nhóm ngành “khát” nhân lực nhiều nhất.

Theo một số thống kê những năm trở lại đây, ngành y tế Việt Nam. Hiện nay cần bổ sung khoảng 50.000 bác sĩ. 10.000 dược sĩ, hơn 80.000 điều dưỡng, 60.000 kỹ thuật viên y học. Đặc biệt, nhu cầu Hộ sinh không chỉ tăng cao trong nước mà cả thế giới đều rất cần. Báo cáo tình trạng thế giới công bố ngày 5/5/2021 khẳng định đang thiếu hụt khoảng 900.000 Hộ sinh.

Những kỹ năng và tố chất cần có ở một người Hộ sinh là gì?

Để có thể trở thành một nữ hộ sinh chuyên nghiệp các bạn nữ nên xem qua một số chú ý dưới đây:

Những kỹ năng và tố chất cần có ở một người Hộ sinh là gì?
Những kỹ năng và tố chất cần có ở một người Hộ sinh là gì?

Kỹ năng cần có của người Hộ sinh

Kỹ năng cần có ở đây tức có nghĩa là những kỹ năng giao tiếp hiệu quả, phối hợp làm việc với các đồng nghiệp trong khâu quan tâm, chăm sóc phụ sản. Họ cần phải quan tâm đến tình trạng sức khỏe của sản phụ và trẻ sơ sinh trong bệnh viện. Biết cách lập kế hoạch, thực hiện đánh giá về tình trạng sức khỏe hiện tại. Khi có những dấu hiệu bất thường cần báo cáo với trưởng khoa hay bác sĩ phụ trách để có giải quyết kịp thời.

Về thái độ trong công việc

Thái độ trong công việc cũng rất quan trọng. Mỗi một người Hộ sinh khi làm việc cần phải có thái độ hợp tác với đồng nghiệp. Nhằm thực hiện tốt những công việc được giao phó. Luôn quan tâm chăm sóc, tỏ ra thái độ ân cần đối với các bà mẹ và các trẻ nhỏ.

Kiến thức chuyên môn cần có

Trau dồi và rèn luyện những kiến thức chuyên ngành Hộ sinh là một trong những điều không bao giờ thừa. Khi nắm vững những kiến thức về chuyên ngành sẽ giúp mọi người tự tin hơn khi thực hiện công việc. Đặc biệt hơn nữa ngành Hộ sinh liên quan trực tiếp đến sức khỏe của các bà mẹ và trẻ sơ sinh vì vậy tình trạng việc lầm lẫn khi thực hiện là một trong những điều cấm kỵ.

Kết luận

Như vậy, chúng tôi đã gửi tới bạn thông tin chi tiết của bản mô tả công việc Hộ sinh. Bạn có thể dựa vào thông tin được cung cấp để có được một sự chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch ứng tuyển vị trí này trong thời gian sắp tới nhé. Đừng bỏ lỡ những bài viết khác của ReviewEdu nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *