Kỹ sư cơ điện tử là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Kỹ sư cơ điện tử là bao nhiêu?

Kỹ sư cơ điện tử là nhân sự quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, kỹ thuật cơ điện đã trở thành một ngành học “hot” và thu hút nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là những bạn yêu thích máy móc và đam mê công nghệ. Vậy công việc này là gì? Cơ hội công việc như thế nào? Cùng Reviewedu giúp cho những bạn trẻ năng động luôn khát vọng theo đuổi ngành Kỹ sư cơ điện tử giải đáp câu hỏi trên, từ đó đề ra những định hướng tốt nhất cho tương lai nhé!

Ngành Cơ điện tử là gì?

Cơ điện tử là lĩnh vực liên ngành giữa điện – điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin. Mỗi ứng dụng của cơ điện tử đều được tích hợp tất cả các yếu tố trên nhằm phát triển tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm, công nghệ mới có những tính năng vượt trội.

Hiện nay, ứng dụng công nghệ cơ  điện tử  các công ty điện tử khác nhau. Như Samsung, LG Electronics… đã tự động hóa các dây chuyền sản xuất linh kiện, máy móc. Nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc, sản xuất sữa… Cũng vận hành các cánh tay robot phân loại, đóng gói nhằm cắt giảm nhân lực.

Ngành này ở các trường đại học được gọi là Ngành Kỹ thuật cơ điện tử  hoặc Công nghệ Kỹ thuật cơ điện tử. Đây là ngành  dành cho các sinh viên có sở thích liên quan đến thiết kế trong công nghiệp. Họ chế tạo và tự động hóa trong các hệ thống sản xuất công nghiệp.

Kỹ sư cơ điện tử là gì?

Kỹ sư cơ điện có tên tiếng là Mechanical & Electrical Engineer, vì thế vị trí này hay được gọi là kỹ sư M&E. Hệ thống công việc M&E được chia làm 4 hạng mục chính:

  • Hệ thống điện.
  • Hệ thống thông gió và điều hòa không khí.
  • Hệ thống thiết bị cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh.
  • Hệ thống báo cháy, chữa cháy.

Kỹ sư cơ điện là người phụ trách công việc tư vấn bản vẽ, lắp đặt, thiết kế, thi công cho các hạng mục về cơ điện của tất cả công trình xây dựng như tòa nhà, chung cư, trường học, bệnh viện, cửa hàng,… Với vai trò đảm nhiệm các công việc vận hành, theo dõi, giám sát các hoạt động về máy móc, thiết bị cơ điện, kỹ sư cơ điện là vị trí quan trọng trong mỗi doanh nghiệp.

Kỹ sư cơ điện tử là gì?
Kỹ sư cơ điện tử là gì?

Ngành cơ điện tử cần học những môn gì?

Chương trình đào tạo cơ điện tử có tính liên ngành. Bao gồm các môn học cốt lõi cần thiết về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện – điện tử và kỹ thuật lập trình. Theo đó, sinh viên sẽ được trang bị:

Các kiến thức đại cương trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên

Các kiến thức chuyên ngành về ngành công nghệ cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử, phân tích, tính toán, thiết kế và thi công các hệ thống cơ điện tử và các máy tự động, vận hành và lập trình điều khiển các loại máy gia công cơ khí, máy CNC, các thiết bị tự động hóa theo hướng tích hợp các hệ thống khí nén, thủy lực, vi điều khiển, điều khiển PLC…

Các kỹ năng về vận hành

Bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ điện tử, cơ khí, điện tử, điều khiển tự động. Tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học. Đào tạo và tự đào tạo; quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án. Giao tiếp và làm việc nhóm, làm việc độc lập. Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

Các kỹ năng khác

Kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy hiệu quả và sáng tạo, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng xin việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử.

Cơ hội việc làm của Kỹ sư cơ điện tử trong tương lai như thế nào?

Nhu cầu về nhân lực ngành Cơ điện tử đã rất cao. Duy trì được sức hút trong nhiều năm tới, khi đất nước bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển nhanh và mạnh các nhu cầu ứng dụng tự động hóa vào trong sản xuất.

Với những kiến thức và kỹ năng liên ngành, các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Kỹ thuật viên thiết kế, lập trình, vận hành, bảo trì các thiết bị phần cứng, phần mềm. Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp có trang bị các hệ thống máy móc, dây chuyền tự động;
  • Chuyên viên tư vấn về công nghệ, thiết kế, lập trình, thi công. Hoặc có thể là chuyên viên chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động;
  • Chuyên viên tại các ban quản lý dự án, cơ quan quản lý Nhà nước về công nghiệp;
  • Cơ hội thăng tiến lên vị trí chuyên viên quản lý, giám sát kỹ thuật, giám đốc kỹ thuật tại các doanh nghiệp;
  • Tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ với cơ hội trở thành cố vấn, giảng viên hay nhà nghiên cứu
Cơ hội việc làm của Kỹ sư cơ điện tử trong tương lai như thế nào?
Cơ hội việc làm của Kỹ sư cơ điện tử trong tương lai như thế nào?

Mức lương của Kỹ sư cơ điện tử là bao nhiêu?

  • Thu nhập dành cho sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương cơ bản nhất. Cụ thể ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ dao động khoảng 6-7 triệu đồng/ tháng.
  • Ở các tập đoàn lớn của nước ngoài lương của tân Kỹ sư Cơ Điện tử khởi điểm cao hơn . Khoảng từ 12 triệu đồng/tháng.
  • Nếu có công việc đúng chuyên môn tại các công ty dầu khí, sinh viên Cơ Điện tử mới ra trường có thể nhận mức lương lên tới 18-20 triệu đồng/tháng.
  • Nhân sự có kinh nghiệm, năng lực, vị trí quản lý,… Mức lương sẽ từ 20-30 triệu/tháng , thậm chí cao hơn.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về công việc Kỹ sư cơ điện tử được ReviewEdu tổng hợp. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ thông tin, chi tiết hơn về công việc này. Tham khảo để lựa chọn cho bản thân một công việc phù hợp. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *