Khối V05 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?

khối V05

Bạn có tình yêu với việc vẽ tranh, kèm theo chút năng khiếu nghệ thuật? Bạn mong muốn dùng tổ hợp môn V05 để tham gia thi tuyển vào các trường đại học nhưng không biết các khối này gồm những môn nào và chuyên ngành nào? Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu thông qua bài viết sau giải quyết các thắc mắc này nhé!

Khối V05 là gì? Gồm những môn nào?

Khối V05 là một khối thi được mở rộng từ khối V truyền thống. Khối thi này sẽ là cánh cửa quan trọng để các thí sinh có niềm đam mê và yêu thích mỹ thuật bước vào nhóm ngành đòi hỏi tính thẩm mỹ và sáng tạo cao.

Theo văn bản thông báo của Bộ giáo dục và đào tạo, tổ hợp V05 bao gồm 3 môn là: Ngữ văn – Vật lí – Vẽ mỹ thuật. Trong đó, môn Vẽ mỹ thuật là môn rất quan trọng và tùy theo trường xét tuyển mà môn này sẽ được nhân điểm theo hệ số 2.

Khối V05 xét tuyển ngành nào? Trường nào xét tuyển?

Hiện nay, khối V05 không có quá nhiều sự lựa chọn ngành nghề, dưới đây là 3 ngành nghề xét tuyển khối V05:

Mã ngành

Ngành

7580101 Kiến trúc
7580103 Kiến trúc nội thất
7210407 Sư phạm Mỹ thuật

Hiện nay chỉ có 2 trường ở Việt Nam tuyển sinh khối V07

Bí kíp ôn thi khối V05 đạt điểm cao

Đối với môn Ngữ văn

Lập đề cương môn Văn bám sát năm trước

Đề thi học kỳ của năm học sẽ là nền tảng để bạn lập đề cương ôn tập môn Văn cho mình. Việc lập đề cương ôn tập rất quan trọng bởi kiến thức trong 3 năm cấp ba sẽ rất nhiều, các bạn không thể ôn chi tiết toàn bộ được. Do đó việc cần làm là tìm hiểu hình thức ra đề, khoanh vùng kiến thức đề thi các năm trước của trường mình như thế nào. Hãy hỏi thầy cô hoặc các anh chị khóa trước để xin đề và nghiên cứu cấu trúc đề thi học kỳ của trường bạn.

Đồng thời kết hợp với đề thi THPT quốc gia các năm trước để nắm được xu hướng ra đề nhất định. Sau khi đã có những hiểu biết nhất định về xu hướng ra đề thì các bạn học sinh cần làm đề cương ôn tập học kì, vạch ra những chuyên đề kiến thức cần học.

Mẹo hay cho phần học thuộc lòng tác phẩm

Ở môn Văn, sẽ có những phần bạn phải học thuộc 100% chứ không thể học theo ý hay nhớ mang máng được. Đó là những phần kiến thức về tác giả, tác phẩm, các định nghĩa, các câu nhận định đắt giá để bình luận về tác phẩm bạn cần phân tích. Những phần này sẽ giúp bài làm của các sĩ tử nổi bật hơn, tạo được điểm nhấn riêng. 

Học cách làm Văn theo dàn ý, không lan man

Lập dàn ý chính là cách để các bạn tư duy mạch lạc, có định hướng rõ ràng và tối ưu hóa điểm số. Khi chấm bài văn, số lượng bài viết thầy cô cần chấm sẽ rất nhiều nên không ai có đủ thời gian để đọc hết tất cả con chữ bạn viết mà thầy cô chỉ đọc ý chính và cách các bạn triển khai ý. Để đảm bảo bài viết của bạn đủ ý, lúc ôn thi học kì môn Văn các bạn hãy sử dụng công cụ sơ đồ tư duy để học theo ý chính.

Học cách đưa quan điểm cá nhân vào bài

Quan điểm cá nhân là một phần rất quan trọng khi bạn làm văn Nghị luận và điều này sẽ là “điểm cộng” lớn cho bài thi Văn của bạn tại kỳ thi THPT quốc gia. Câu hỏi phần Nghị luận này thường sẽ chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Yêu cầu của đề thường mở, nên học sinh có thể thoải mái trình bày ý kiến cá nhân và hiểu biết của bản thân, miễn sao ý kiến đó phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Ngoài ra, để viết sâu sắc và chỉn chu, học sinh cần biết kết hợp các thao tác lập luận văn bản, chú ý đảm bảo dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Câu hỏi Nghị luận chính là câu mang tính chất phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh, do đó nếu bạn muốn đạt điểm cao cho bài thi Văn, đừng bỏ qua việc đưa quan điểm cá nhân vào câu hỏi Nghị luận. 

Luyện cách phân bổ thời gian hợp lý

Vấn đề phân bổ thời gian cũng rất quan trọng khi bạn ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian trong phòng thi trôi qua từng giây từng phút chứ không có nhiều để các bạn học sinh chần chừ. Theo kinh nghiệm của các thầy cô dạy Văn, thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Thí sinh nên làm phần đọc hiểu trong khoảng 20 phút, câu 1 phần làm văn cần khoảng 20 phút và dành 80 phút còn lại để làm câu Nghị luận văn học.

Đối với môn Vật lí

Xây dựng lại hệ thống kiến thức

Đọc và hiểu từng bản chất và định nghĩa, thuộc định luật và công thức…có thể giúp các bạn ghi nhớ tốt, tránh được trường hợp nhớ nhầm hoặc quên lý thuyết dẫn đến mất điểm đáng tiếc. Ngoài ra, cần phải làm thật nhiều các dạng bài tập từ mức độ dễ đến khó.

Học theo chuyên đề

Mỗi chuyên đề đều có cách học riêng. Vì thế, việc ôn tập cũng như làm bài tập theo chuyên đề có thể giúp các bạn dễ dàng nắm bắt kiến thức mà không bị nhầm lẫn với kiến thức thuộc chuyên đề khác.

Nâng cao kỹ năng làm bài tập qua quá trình luyện đề

Với hình thức là thi trắc nghiệm thì nó đòi hỏi các bạn cần luyện tập về cả tư duy lẫn tốc độ làm bài. Việc luyện đề sẽ giúp các rút ra được các kinh nghiệm hay, thậm chí là các mẹo làm bài để từ đó phân bố thời gian một cách hợp lý.

Rèn luyện việc sử dụng máy tính để tính toán

các bạn nên học những mẹo để sử dụng máy tính cầm tay thành thạo và giúp cho việc tính toán được dễ dàng, tiết kiệm được thời gian cũng như làm bài tập chính xác hơn.

Đối với môn Vẽ mỹ thuật

Dù bạn đang ở trình độ nào cũng nên đầu rư tham gia vào lớp học vẽ càng sớm càng tốt, sẽ có lợi thế cho bạn khi bạn trực tiếp tham gia vào kì thi đại học cũng như quá trình học tập và làm việc sau này. Vì hiện nay môn mỹ thuật vẫn chưa được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường THPT nên các em học sinh vẫn phải ôn luyện tại các trung tâm luyện thi năng khiếu.

Ôn luyện vẽ mỹ thuật

Việc ôn luyện phần vẽ mỹ thuật một cách bài bản sẽ giúp các bạn hiểu rõ và đạt được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng các môn thi như Hình họa, Mỹ thuật 2, Trang trí, Bố cục màu,… hay các đồ dùng, dụng cụ, chất liệu cần thiết khi thực hiện các bài thi này, đặc biệt là các yêu cầu cần đạt ở từng thể loại bài vẽ theo đặc thù của từng trường.

Lựa chọn nơi để ôn luyện

Việc ôn luyện thi vẽ mỹ thuật đòi hỏi người dạy ngoài những yêu cầu cơ bản thì phải là những thầy cô có khả năng vẽ hình họa tốt vì hình họa là môn học cơ sở để học tốt các môn học khác như: Mỹ thuật 2, Trang trí, Bố cục màu,… được thầy cô có chuyên môn, nghiệp vụ, có cách khơi gợi niềm đam mê, hứng thú với môn mỹ thuật, các bạn sẽ nhìn thấy sự tiến bộ của mình về kiến thức và kỹ năng qua từng bài vẽ.

Luyện vẽ thêm tại nhà

Trên cơ sở các bài được ôn luyện các bạn nên dành những khoảng thời gian hợp lý hàng ngày, hàng tuần để ôn luyện lại những bài vẽ và hoàn thành các bài tập thầy cô giao về nhà thực hiện. Hãy có một cuốn sổ kí họa nhỏ để có thể tranh thủ vẽ bất cứ lúc nào mình muốn.

Tham khảo các bài vẽ trên Internet

Internet có nguồn tư liệu các bài vẽ khá phong phú, có nhiều diễn đàn trao đổi về học mỹ thuật, các bạn có thể xem và nghiên cứu thêm các dạng bài vẽ mỹ thuật ở trên phương tiện này, tuy nhiên phải lưu ý để đạt được những bài vẽ có chất lượng cho bạn tham khảo thì người vẽ đó đã được học khá bài bản về vẽ mỹ thuật.

Học khối V05 có dễ xin việc không?

Ngành Kiến trúc

Có thể nói, cơ hội cho sinh viên ngành kiến trúc làm việc và phát triển tài năng là rất lớn. Cử nhân ngành Kiến trúc có thể làm việc bất cứ đâu từ thành phố đến nông thôn, cao nguyên đến hải đảo, chỉ cần bạn có thực lực và đam mê. Cụ thể sinh viên hoc ngành Kiến trúc sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các công việc như:

  • Kiến trúc sư thiết kế, thi công, giám sát các công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp; quy hoạch xây dựng các điểm dân cư, cao ốc, công trình đô thị và nông thôn tại các công ty tư vấn kiến trúc, các viện trực thuộc Bộ, ngành, các tổng công ty lớn của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa,…
  • Chuyên gia tư vấn, cung cấp các giải pháp về kiến trúc tại các công ty kiến trúc, xây dựng;
  • Tự khởi nghiệp với vai trò chủ đầu tư, thiết kế, thi công các công trình kiến trúc;
  • Nghiên cứu, đào tạo tại các cơ sở giáo dục chuyên ngành.

Trước những cơ hội hấp dẫn, sinh viên ngành Kiến trúc hoàn toàn nắm chắc một công việc ổn định trong tương lai. Tất nhiên để thành công bạn cần phải nỗ lực không ngừng sáng tạo và học hỏi.

Ngành Kiến trúc nội thất

Sau khi tốt nghiệp ngành Kiến trúc nội thất, bạn có thể tham khảo các công việc sau đây:

  • Làm chuyên gia tư vấn trong các công ty kiến trúc và xây dựng, nếu có điều kiện về tài chính có thể tự mở văn phòng tư vấn riêng;
  • Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các công trình và đơn vị sản xuất trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng;
  • Làm việc tạo các cơ quan có liên quan đến ngành kiến trúc, quy hoạch và xây dựng đô thị;
  • Giảng viên giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm có liên quan.

Ngành Sư phạm Mỹ thuật

Sau khi ra trường, sinh viên có nhiều có nhiều tiềm năng phát triển tại các ngành nghề khác nhau không chỉ gói gọn trong việc dạy học. Cụ thể, sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật học có thể lựa chọn những vị trí việc làm sau:

  • Giảng dạy môn hội họa, mỹ thuật ở Tiểu học và THCS;
  • Giảng dạy mỹ thuật tại các trường Sơ cấp, Trung cấp, Văn hóa Nghệ thuật;
  • Tham gia công việc tại các tổ chức xã hội có đào tạo về mỹ thuật hoặc thực hiện các công việc liên quan đến mỹ thuật;
  • Giảng dạy ở Trung tâm văn hóa thiếu nhi, làm công tác thông tin tuyên truyền ở các Sở VH-TT & DL, Phòng VHTT thành phố, huyện; các Trung tâm thiết kế quảng cáo…
  • Làm việc tại các phòng tranh, triển lãm tranh;
  • Làm việc độc lập trên thị trường về lĩnh vực Mỹ thuật.

Review khối V05

Với những thông tin mà Reviewedu.net vừa cung cấp trên đây, tin chắc rằng các bạn đã có thể trả lời cho các thắc mắc của mình về khối V05. Mong rằng bạn đọc có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn và phù hợp cho tương lai của mình.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *