Khối D44 là gì? Gồm những môn nào, xét ngành nào, trường nào?

Khối D44

Trong những năm trở lại đây, có nhiều bạn trẻ sử dụng các khối và tổ hợp khối D để đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước bởi tính đa dạng về ngành, chuyên ngành. Cụ thể hơn, tổ hợp khối D44 đang là một trong những gợi ý hay cho các bạn trước khi có những quyết định riêng phù hợp với nguyện vọng bản thân. Để biết thêm thông tin về những khối trên, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau để biết bản thân phù hợp với khối nào nhé.

Khối D44 là gì? Gồm những môn nào?

Khối D44 là một trong những khối được mở rộng từ khối D truyền thống. Theo văn bản thông báo của Bộ giáo dục và đào tạo, tổ hợp D44 bao gồm 3 môn là: 

  • Ngữ văn
  • Địa lý 
  • Tiếng pháp

Khối D44 kết hợp những môn học thuộc khối tự nhiên cùng môn học ngoại ngữ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh khi đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Khối D44 xét tuyển ngành nào?

Thực tế khối ngành D44 có khá ít ngành và trường tuyển sinh, các bạn có thể tham khảo các ngành tuyển sinh khối D44 dưới đây:

Ngành xét tuyển

Mã ngành

Sư phạm địa lý 7140219
Sư phạm tiếng pháp 7140233
Ngôn ngữ Pháp 7220203

Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo khối ngành này:

Bí kíp ôn thi khối D44 đạt điểm cao

Để ôn thi khối D44 đạt hiểu quả cao thì bạn nên tập trung vào 3 môn chính của khối chính là Ngữ Văn – Tiếng Pháp – Địa Lý 

Đối với môn Ngữ văn

Lập đề cương môn Văn bám sát năm trước

  • Đề thi học kỳ của năm học sẽ là nền tảng để bạn lập đề cương ôn tập môn Văn cho mình. Việc lập đề cương ôn tập rất quan trọng bởi kiến thức trong 3 năm cấp ba sẽ rất nhiều, các bạn không thể ôn chi tiết toàn bộ được. Do đó việc cần làm là tìm hiểu hình thức ra đề, khoanh vùng kiến thức đề thi các năm trước của trường mình như thế nào. Hãy hỏi thầy cô hoặc các anh chị khóa trước để xin đề và nghiên cứu cấu trúc đề thi học kỳ của trường bạn.
  • Đồng thời kết hợp với đề thi THPT quốc gia các năm trước để nắm được xu hướng ra đề nhất định. Sau khi đã có những hiểu biết nhất định về xu hướng ra đề thì các bạn học sinh cần làm đề cương ôn tập học kì, vạch ra những chuyên đề kiến thức cần học.

Mẹo hay cho phần học thuộc lòng tác phẩm

  • Ở môn Văn, sẽ có những phần bạn phải học thuộc 100% chứ không thể học theo ý hay nhớ mang máng được. Đó là những phần kiến thức về tác giả, tác phẩm, các định nghĩa, các câu nhận định đắt giá để bình luận về tác phẩm bạn cần phân tích. Những phần này sẽ giúp bài làm của các sĩ tử nổi bật hơn, tạo được điểm nhấn riêng. 

Học cách làm Văn theo dàn ý, không lan man

  • Lập dàn ý chính là cách để các bạn tư duy mạch lạc, có định hướng rõ ràng và tối ưu hóa điểm số. Khi chấm bài văn, số lượng bài viết thầy cô cần chấm sẽ rất nhiều nên không ai có đủ thời gian để đọc hết tất cả con chữ bạn viết mà thầy cô chỉ đọc ý chính và cách các bạn triển khai ý. Để đảm bảo bài viết của bạn đủ ý, lúc ôn thi học kì môn Văn các bạn hãy sử dụng công cụ sơ đồ tư duy để học theo ý chính.

Học cách đưa quan điểm cá nhân vào bài

  • Quan điểm cá nhân là một phần rất quan trọng khi bạn làm văn Nghị luận và điều này sẽ là “điểm cộng” lớn cho bài thi Văn của bạn tại kỳ thi THPT quốc gia. Câu hỏi phần Nghị luận này thường sẽ chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Yêu cầu của đề thường mở, nên học sinh có thể thoải mái trình bày ý kiến cá nhân và hiểu biết của bản thân, miễn sao ý kiến đó phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  • Ngoài ra, để viết sâu sắc và chỉn chu, học sinh cần biết kết hợp các thao tác lập luận văn bản, chú ý đảm bảo dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Câu hỏi Nghị luận chính là câu mang tính chất phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh, do đó nếu bạn muốn đạt điểm cao cho bài thi Văn, đừng bỏ qua việc đưa quan điểm cá nhân vào câu hỏi Nghị luận. 

Luyện cách phân bổ thời gian hợp lý

  • Vấn đề phân bổ thời gian cũng rất quan trọng khi bạn ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian trong phòng thi trôi qua từng giây từng phút chứ không có nhiều để các bạn học sinh chần chừ. 
  • Theo kinh nghiệm của các thầy cô dạy Văn, thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Thí sinh nên làm phần đọc hiểu trong khoảng 20 phút, câu 1 phần làm văn cần khoảng 20 phút và dành 80 phút còn lại để làm câu Nghị luận văn học.

Đối với môn Địa lý 

Về các “khuôn” làm bài tập

  • Địa lý dễ học hơn vì nó luôn theo khuôn mẫu. Vẽ biểu đồ cũng có 1 cái khuôn, nhận xét biểu đồ cũng theo khuôn mẫu. Trả lời các kiến thức lý thuyết cũng luôn theo khuôn mẫu. Môn Địa lý là môn có rất nhiều khuôn mẫu nên nếu học, làm bài tập và trình bày theo những cái khuôn này sẽ dễ ghi nhớ và dễ dàng kiếm được những điểm số tốt

Về vấn đề biểu đổi

  • Bài thi Địa có 3 điểm thuộc về phần biểu đồ và nhận xét biểu đồ và đó là dạng bài tập không khó. Thi sinh cần nắm vững các dạng biểu đồ và trường hợp vận dụng cao hơn của chúng. lưu ý các quy tắc vẽ biểu đồ như ở đầu được phép về bút mực, ở đâu được phép về bút chì (đường tròn) – đây là các chi tiết nhỏ giúp thí sinh tránh mất điểm oan.
  • Kỹ năng về phần nhận xét và giải thích biểu đồ luôn từ khởi quát đến cụ thể. Cái chung nên trình bày trước rồi mới đến cái chi tiết trình bày sau. Làm như thế để đảm bảo đầy đủ, không bị thiếu ý

Về vấn đề Atlas

  • Ghi nhớ và đọc hiểu Atlas thường xuyên có thể giúp thí sinh hình thành trong đầu những hệ thống bản đồ, biểu đồ kèm theo khả năng xác định các vị trí địa lý, địa danh quan trọng.. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình làm bài tập cũng như trả lời câu hỏi để thị.
  • Ngoài ra, ghi nhớ Atlas sẽ giúp tư duy của thí sinh tái hiện những hình ảnh trực quan sinh động, giúp hiểu sâu hơn về bài học, và bài tập. Nó cũng rất hữu ích cho việc trả lời các câu hỏi xác định vị trị, tên các đảo, các vườn quốc gia.

Sơ đồ tư duy

  • Trước tiên, cần nắm được tổng quan các vấn đề bài học thì mới có thể dễ dàng vạch ra những nội dung. Tiếp theo cản nắm rõ các đề mục, sau đó mới đi vào các đoạn, triển khai chi tiết các ý.
  • Ngoài những kinh nghiệm ôn thị trên thì các em cần xác định thời gian và không gian học tập hợp lý, tránh thức khuya, hoặc học quá nhiều trong một ngày. Thay vì thức khuya dậy muộn thì nên tập ngủ sớm dậy sớm. Bên cạnh đó hãy kết hợp cùng việc nghỉ ngơi thư giãn sao cho hợp lý.

Đối với môn tiếng pháp 

  • Bước 1: Hiểu bài: dành từ 1 đến 2 trang đầu mỗi mục để cung cấp các kiến thức chung về kĩ năng đề cập đến và kiểu bài kiểm tra chung, các kỹ năng để hoàn thành bài thi, kiến thức, thông tin và bài tập ôn luyện, ví dụ…
  • Bước 2: Chuẩn bị: bổ sung các kiến thức cần thiết để thành công trong bài thi
  • Bước 3: Luyện tập: Các bài tập liên hệ tiết cận với bài thi và hương dẫn phương pháp làm bài
  • Bước 4: Sẵn sàng cho kì thi: Ôn lại các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp,…

Học khối D44 có dễ xin việc không?

Hiện nay ngôn ngữ Pháp đang rất phát triển ở thị trường Việt Nam chính vì vậy khi bạn học khối D44 sau này bạn có thể sẽ ra làm phiên dịch, giáo viên hoặc có thể là hướng dẫn viên du lịch,…

Review khối D44

Như vậy có thể thấy rằng, khối D44 đang là những sự lựa chọn mới, đáng để quý bậc phụ huynh và các bạn sĩ tử tham khảo. Hy vọng rằng bài viết này đã có thể mang lại một số thông tin hữu ích cho người đọc. Chúc các bạn có một kỳ thi an toàn và đầy may mắn.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *