Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (University of Languages & International Studies – ULIS) chính là thiên đường của các loại ngôn ngữ. Nếu đã trót va phải tình yêu với ngôn ngữ thì chắc chắn các bạn không thể bỏ qua ngôi trường chuyên đào tạo các ngành ngôn ngữ hàng đầu như ULIS. Vậy làm sao để xét tuyển vào trường? Cách tính điểm ULIS như thế nào? Hãy cùng Reviewedu khám phá bài viết dưới đây nhé!
Những điều kiện cần khi xét tuyển Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS)
Đối tượng, điều kiện xét tuyển
Đối tượng xét tuyển là người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trong nước. Hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận với trình độ tương đương.
Các điều kiện đối tượng dự tuyển phải đáp ứng:
- Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Theo quy định của Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS)
- Các bạn thí sinh có đủ sức khỏe để học tập theo quy định.
- Thí sinh có đủ thông tin cá nhân và hồ sơ dự tuyển theo quy định đề ra.
Xem thêm: Review Trường Đại học Ngoại ngữ – Hà Nội (ULIS) có tốt không?
Phương thức tuyển sinh
Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm đó. Trường sẽ không sử dụng điểm thi được bảo lưu từ kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia các năm trước để xét tuyển.
Tổ hợp xét tuyển:
- D01 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh)
- D02 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nga)
- D03 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Pháp)
- D04 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Trung)
- D05 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Đức)
- D06 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nhật)
- DD2 (Toán, Ngữ Văn, Tiếng Hàn)
- D78 (Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh)
- D90 (Toán, KHTN, Tiếng Anh)
Điểm môn Ngoại ngữ nhân hệ số 2. Riêng với các chương trình đào tạo trình độ đại học theo đề án của trường bao gồm: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Hàn Quốc thì kết quả môn Ngoại ngữ của kì thi THPT đạt tối thiểu điểm 6.0.
Cách tính điểm ULIS (Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội)
Bên cạnh các diện tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT, quy định của ĐHQGHN thì còn các phương thức xét tuyển dựa vào điểm. Reviewedu đã tổng hợp các cách tính điểm các phương thức đó dưới đây.
Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế
Thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp ĐHQGHN trong các năm học ở bậc THPT. Thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh được đăng ký xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành học của Trường. Thí sinh có chứng chỉ năng lực các ngoại ngữ ngoài Tiếng Anh xét tuyển thẳng vào ngành học tương ứng. Các chứng chỉ phải còn hiệu lực trong khoảng thời gian 2 năm.
Tính điểm xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội
Điều kiện đăng ký xét tuyển điểm trung bình chung 5 học kỳ môn Ngoại ngữ tối thiểu 7.0 và điểm bài ĐGNL phải đạt từ 80 trở lên. Thí sinh được đăng ký xét tuyển 1 nguyện vọng cho phương thức này. Về kỳ thi này sẽ có phổ điểm:
- Thang điểm: 150
- Phần tư duy định lượng: 50 điểm (có 50 câu hỏi và 70 phút làm bài)
- Phần tư duy định tính: 50 điểm (có 50 câu hỏi và 60 phút làm bài)
- Phần khoa học (tự chọn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội): 50 điểm (có 50 câu hỏi và 60 phút làm bài)
Bài thi thực hiện trên máy tính, mỗi câu đúng sẽ được 1 điểm, câu sai không được điểm.
Điểm xét tuyển = Điểm thi Tư duy định lượng + Điểm thi Tư duy định tính + Điểm thi môn KHTN/KHXH
Với trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của ĐHQGHN sẽ tính theo thang điểm 30, công thức quy đổi cụ thể như sau:
Điểm quy đổi (thang 30) = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/150
Tính điểm xét tuyển đại học dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
Xét tuyển theo từng tổ hợp bài thi THPT đã công bố. Trên cơ sở nguyên tắc lấy tổng điểm từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi theo thang điểm 10 đối với từng môn thi của tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên theo quy định. Mỗi ngành học chỉ có một điểm xét tuyển, điểm xét tuyển giữa các tổ hợp là như nhau. Công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:
Điểm xét đại học (thang điểm 40) = Điểm Môn 1 + Điểm Môn 2 + Điểm Môn 3 x 2 + Điểm ưu tiên (nếu có)
Trong đó:
- Điểm môn 1, môn 2 và môn 3 lần lượt là điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển đại học của học sinh.
- Điểm ưu tiên thì được tính theo quy định của Bộ GD&ĐT và từng trường Đại học.
Xem thêm: Học phí Đại học Ngoại ngữ Hà Nội ULIS năm 2022 – 2023 là bao nhiêu
Những điểm lưu ý trong cách tính điểm ULIS (Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội)
- Hội đồng tuyển sinh Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (ULIS) sẽ quy định ngưỡng chất lượng đầu vào.
- Trong trường hợp số lượng thí sinh đạt điểm trúng tuyển vượt số lượng dự kiến thí sinh nhập học theo chỉ tiêu cho từng ngành đào tạo. Nhà trường áp dụng ưu tiên thí sinh có điểm môn theo quy định cao hơn, thứ tự nguyện vọng cao hơn.
- Thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành và sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.
- Thí sinh đã trúng tuyển sẽ không được tham gia xét tuyển bởi các phương thức tuyển sinh khác.
- Tùy vào tình hình thực tế và số lượng hồ sơ dự tuyển theo từng phương thức. Nhà trường sẽ điều chỉnh chỉ tiêu xét tuyển giữa các phương thức, chỉ tiêu các ngành trong cùng nhóm ngành. Trường sẽ công bố kết quả trúng tuyển cho từng phương thức để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho thí sinh.
- Thí sinh được công bố trúng tuyển ở các phương thức xét tuyển của Trường. Công nhận trúng tuyển chính thức khi đã có bằng (hay quyết định) tốt nghiệp THPT hợp lệ.
Kết Luận
Trên đây là những cách tính điểm ULIS (Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội) mà Reviewedu đã tổng hợp. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn có được cơ hội vào trường. Chúc bạn học tập tốt và có một kỳ tuyển sinh tuyệt vời nhé!