Hướng dẫn cách tính điểm rèn luyện dành cho sinh viên chính xác nhất

cách tính điểm rèn luyện

Với mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Ở bậc Đại học không chỉ có điểm trung bình tích lũy, bên cạnh đó còn có điểm rèn luyện. Cũng tương tự như hạnh kiểm bậc THPT, cách tính điểm rèn luyện có gì khác ở Đại học? Điểm rèn luyện có quan trọng không? Hãy cùng Reviewedu giải đáp cách tính điểm rèn luyện ở Đại học nhé!

Tại sao cần tính điểm rèn luyện ở Đại học?

Điểm rèn luyện là điểm số đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống của sinh viên. Điểm rèn luyện cũng như mức độ tích cực của sinh viên trong việc tham gia các hoạt động, phong trào. Cụ thể, điểm rèn luyện được sử dụng để:

  • Dùng để đánh giá và đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên theo từng học kỳ, từng năm học và toàn khóa học.
  • Dùng để xét duyệt học bổng, khen thưởng, kỷ luật, xét lưu trú ký túc xá và các ưu tiên khác trong quy định của trường.
  • Là căn cứ xét thi tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp hoặc báo cáo tốt nghiệp. Điểm rèn luyện sẽ ghi chung vào bảng điểm kết quả học tập. Và lưu trong hồ sơ sinh viên khi tốt nghiệp ra trường.

Cách tính điểm rèn luyện ở Đại học

Các trường sẽ tự đặt ra các tiêu chí tính điểm rèn luyện của sinh viên 

Điểm rèn luyện rất quan trọng đối với quá trình học tập của các bạn sinh viên. Điểm rèn luyện là một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên. Điểm rèn luyện là điểm đạt được khi đánh giá về phẩm chất, đạo đức và lối sống của sinh viên. Dựa trên 5 tiêu chí đánh giá (theo thang điểm 100) như sau:

  • Đánh giá ý thức tham gia học tập: 0 – 20 điểm.
  • Đánh giá ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong nhà trường: 0 – 25 điểm.
  • Đánh giá ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội: 0 – 20 điểm.
  • Đánh giá ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng: 0 – 25 điểm.
  • Đánh giá ý thức và kết quả tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường hoặc sinh viên đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện: 0 – 10 điểm.
  • Điểm rèn luyện ở từng tiêu chí đánh giá không vượt quá khung điểm quy định.

Khi nào sinh viên được xét công nhận tốt nghiệp?

Dựa vào thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, điều 14 quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành. Sinh viên được xét và công nhân tốt nghiệp khi:

  • Tích lũy đủ số tín chỉ, học phần và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
  • Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên.
  • Tại thời điểm xét tốt nghiệp không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập. 

Bên cạnh đó, bằng tốt nghiệp được xác định dựa vào điểm trung bình tích lũy toàn khóa. Khi mà sinh viên có điểm có điểm tích lũy loại giỏi hoặc xuất sắc. Nhưng lại có điểm rèn luyện thấp do bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên thì bị giảm hạng tốt nghiệp.

Xếp loại điểm rèn luyện ở Đại học

Kết quả xếp loại rèn luyện từng học kỳ của sinh viên được ghi trong bảng điểm cuối mỗi học kỳ. Kết quả xếp loại rèn luyện toàn khóa học được ghi trong bảng điểm tốt nghiệp khi ra trường. Điểm rèn luyện là một trong những tiêu chí quan trọng để xét học bổng, xét khen thưởng trong quá trình học tập. Đồng thời là căn cứ quan trọng để sinh viên sau khi ra trường thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng. Điểm rèn luyện sẽ được xếp loại như sau:

  • Xuất sắc: Từ 90 đến 100 điểm.
  • Tốt: Từ 80 đến 89 điểm. 
  • Khá: Từ 65 đến 79 điểm.
  • Trung bình: Từ 50 đến 64 điểm.
  • Yếu: Từ 35 đến 49 điểm.
  • Kém: Dưới 35 điểm.

Ngoài ra, sinh viên sẽ bị trừ điểm rèn luyện khi vi phạm các trường hợp bị kỷ luật:

  • Khiển trách, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại Khá.
  • Cảnh cáo, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại Trung Bình.
  • Đình chỉ học tập thì sẽ không được đánh giá rèn luyện trong thời gian bị đình chỉ.
  • Buộc thôi học thì không được đánh giá kết quả rèn luyện.

Làm thế nào để có điểm rèn luyện cao?

Thông thường, chỉ cần sinh viên không vi phạm nội quy nhà trường và chấp hành nghiêm túc các quy định. Điểm rèn luyện sẽ được đánh giá từ mức khá trở lên. Để có điểm rèn luyện cao hơn thì cần phải cố gắng hơn trong các hoạt động:

  • Tham gia tích cực hoạt động của câu lạc bộ, làm ban cán sự lớp;
  • Tham gia các buổi hội thảo, các cuộc thi, hoạt động tình nguyện, ngoại khóa, phong trào sinh viên;
  • Có được thành tích cao, nhận giấy khen khi tham gia hoạt động đoàn hội, đạt kết quả học tập tốt.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính điểm rèn luyện. Hy vọng qua bài viết này Reviewedu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cách tính điểm rèn luyện để có thể tính được điểm của mình. Chúc bạn xây dựng được kế hoạch học tập, điểm rèn luyện phù hợp và có kết quả thật tốt trong học tập nhé!

4.7/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *