Giảng viên Giáo dục chính trị là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Giảng viên giáo dục chính trị là bao nhiêu?

Giáo dục chính trị là một trong những công việc trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng và an ninh. Vì thế nhu cầu về vị trí giảng viên giáo dục chính trị luôn được nhiều người chú ý đến. Vậy bạn đã biết công việc này là gì? Mức thu nhập và cơ hội như thế nào? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Giảng viên giáo dục chính trị là gì?

Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giai cấp khác nhau. Như là dân tộc, quốc gia và các tầng lớp xã hội,… Các vấn đề chính quyền, duy trì, sử dụng quyền lực nhà nước, xác định hình thức tổ chức,… Mọi vấn đề đều xoay quanh chủ thể là nhà nước, tư tưởng đảng, chủ nghĩa của xã hội,… Vì thế nên công việc giảng viên giáo dục chính trị rất được ưu tiên trong ngành giáo dục.

Giảng viên giáo dục chính trị là gì?
Giảng viên giáo dục chính trị là gì?

Giảng viên giáo dục chính trị là bộ phận các giảng viên của khoa học chính trị, bộ phận công tác tư tưởng của Đảng. Có nội dung chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước.

Công việc của Giảng viên giáo dục chính trị gồm những gì?

Giảng viên giáo dục chính trị đảm nhận nhiều công việc khác nhau liên quan đến chuyên môn của họ. Cụ thể như:

  • Giảng dạy môn Giáo dục công dân, môn Kinh tế và Pháp luật tại các trường THCS và THPT;
  • Giảng dạy môn Giáo dục chính trị tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
  • Giảng dạy: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng;
  • Giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị (quận, huyện) và các trường Chính trị (tỉnh, thành phố);
  • Làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu về triết học, khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục;
  • Làm chuyên viên trong các cơ quan nhà nước (sở nội vụ, sở ngoại vụ, phòng, sở giáo dục…), các tổ chức Đảng, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị các cấp, tại các trường học…
  • Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội;
  • Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương.

Cơ hội công việc của Giảng viên giáo dục chính trị như thế nào?

Họ có thể tìm kiếm việc làm tại các cơ quan chính phủ, tổ chức xã hội, trường học, viện nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ. Với các vị trí như chuyên viên đào tạo, cố vấn giáo dục, cán sự giáo dục, nhân viên hỗ trợ học tập và giảng viên GDCT. Ngoài ra, các cơ quan truyền thông, doanh nghiệp và tư nhân cũng cần tới các chuyên gia về giáo dục và chính trị để tham gia vào các hoạt động liên quan đến giáo dục, tư vấn chính sách và thực hiện các chương trình đào tạo.

Tuy nhiên, cơ hội việc làm cho ngành Giáo dục Chính trị có thể hạn chế hơn so với một số ngành khác do ngành này có tính chất đặc thù và yêu cầu kiến thức chuyên môn cao. Ngoài ra, các cơ hội việc làm cũng phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.

Những tố chất cần có để trở thành Giảng viên giáo dục chính trị là gì?

Ngoài kiến thức về lý luận chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội,… Giảng viên GDCT cũng cần có những tố chất quan trọng sau đây:

Tinh thần trách nhiệm và đạo đức của giảng viên giáo dục chính trị

Điều này cần thiết để giúp họ phát triển các giá trị đạo đức. Đồng thời có thể thấy rằng mình là một phần trong xã hội và có trách nhiệm với cộng đồng.

Tư duy phân tích và sáng tạo trong công việc

Đây là yếu tố quan trọng để thành công trong ngành giáo dục chính trị. Giảng viên GDCT cần có khả năng phân tích và đưa ra quan điểm độc đáo, sáng tạo để giải quyết vấn đề.

Tính kiên trì và chịu khó 

Giáo dục chính trị đòi hỏi phải tìm hiểu và nghiên cứu nhiều tài liệu. Do đó họ cần phải có tinh thần kiên trì, chịu khó để hoàn thành tốt công việc.

Kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo đội nhóm

Giảng viên GDCT cần có khả năng giao tiếp và lãnh đạo đội nhóm, lớp học. Để có thể thực hiện tốt công tác giảng dạy và truyền đạt kiến thức đến học sinh.

Sự yêu thích lĩnh vực chính trị và mong muốn giúp đỡ cộng đồng

Để trở thành một giảng viên GDCT tốt cần có niềm đam mê và yêu thích cho lĩnh vực chính trị này. Mong muốn được góp phần giúp đỡ cộng đồng và xây dựng đất nước.

Tư duy sáng tạo và linh hoạt trong công việc

Khả năng tư duy sáng tạo và linh hoạt trong công việc rất quan trọng. Kỹ năng này giúp bạn thiết kế và triển khai các hoạt động giáo dục chính trị tốt nhất có thể. Giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả.

Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm

Bạn cần có khả năng làm việc nhóm để có thể đi cùng học sinh và hoàn thành các dự án, giải quyết các vấn đề phức tạp trong quá trình giảng dạy.

Những tố chất cần có để trở thành Giảng viên giáo dục chính trị là gì?
Những tố chất cần có để trở thành Giảng viên giáo dục chính trị là gì?

Mức thu nhập của Giảng viên giáo dục chính trị là bao nhiêu?

Hiện nay vẫn chưa có con số chính xác về mức lương cho ngành này. Mức thu nhập sẽ tùy thuộc vào vị trí công việc, địa điểm công tác, đãi ngộ nơi làm việc,… Nhìn chung với vị trí giảng viên giáo dục chính trị của sinh viên mới ra trường mức lương sẽ rơi vào khoảng 10 triệu/tháng. Mức thu nhập sẽ tăng thêm nếu bạn có kinh nghiệm, chuyên môn trong nhiều năm.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về vị trí công việc giảng viên GDCT mà Reviewedu đã tổng hợp được. Hy vọng sau bài viết này bạn có thể hiểu được công việc này chi tiết hơn. Chớp lấy cơ hội của ngành nghề này để chuẩn bị cho tương lai của bản thân. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *