Đại học là môi trường học tập hoàn mới so với mái trường cấp 3. Sinh viên sẽ không cần suốt ngày mặc đồng phục, đi học suốt cả tuần, cả ngày. Đại học là nơi là bạn tự do, thoải mái với phong cách của mình. Với điều kiện không ăn mặc quá lố lăng và phản cảm. Là nơi mà sinh viên được tự do lựa chọn môn học, giảng viên, và khung giờ học. Cuộc sống của sinh viên sẽ khác hoàn toàn so với giảng đường cấp 3. Và tấm bằng đại học cũng sẽ khác với tấm bằng cấp 3. Tấm bằng đại học là một phần quyết định công việc của mình. Vậy bao nhiêu điểm A thì được bằng giỏi? Hãy cùng Reviewedu.net tìm hiểu nhé!
Cách tính điểm xếp loại bằng tốt nghiệp đại học
Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 10
Theo hệ thống tín chỉ tại Việt Nam. Quy định cách xếp loại học lực đại học theo tín chỉ phụ thuộc vào điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần. Tất cả sẽ được chấm theo thang điểm 10; và làm tròn đến một chữ số thập phân.Tất cả điểm của các môn sẽ được làm tròn đến một chữ số thập phân.
Học lực sẽ tương ứng với thang điểm sau:
- Từ 8.0 – 10 : Giỏi
- Từ (6.5 – 7.9) : Khá
- Từ (5.0 – 6,4) : Trung bình
- Từ (3.5 – 4,9) : Yếu
Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm chữ
Việc xếp loại học lực đại học theo thang điểm chữ được đánh giá như sau:
- Điểm A từ 8.5- 10: Giỏi
- Điểm B+ từ 8.0 – 8.4: Khá giỏi
- Điểm B từ 7.0 – 7.9: Khá
- Điểm C+ từ 6.5 – 6.9: Trung bình khá
- Điểm C từ 5.5 – 6,4: Trung bình
- Điểm D+ từ 5.0 – 5.4: Trung bình yếu
- Điểm D từ 4.0 – 4.9: Yếu
- Điểm F dưới 4.0: Kém
Cách tính điểm xếp loại học lực theo thang điểm 4
Để có thể tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy của mỗi sinh viên theo hệ thống tín chỉ. Thì tương ứng với mỗi mức điểm chữ của mỗi học phần sẽ được quy đổi qua điểm số như sau:
- A tương ứng với 4
- B+ tương ứng với 3.5
- B tương ứng với 3
- C+ tương ứng với 2.5
- Điểm C tương ứng với 2
- D+ tương ứng với 1.5
- D tương ứng với 1
- Điểm F tương ứng với 0
Điều kiện cần thiết nếu muốn tốt nghiệp loại giỏi
Đối với những trường đại học khác nhau. Sẽ có những quy định khác nhau về việc sinh viên đạt loại giỏi khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung, các trường đại học ở Việt Nam sẽ yêu cầu người học đạt được
- Điểm trung bình từ 3.2/4 trở lên
- Không vi phạm kỷ luật (chép phao thi, bị đình chỉ thi, bị cảnh cáo trong quá trình học,…)
- Không học lại, học cải thiện vượt quá số tín chỉ quy định
Trong đó, đại học tính điểm theo thang 4 chứ không phải thang 10 như ở phổ thông. Ở mỗi trường lại có cách tính điểm các môn khác nhau. Nên các bạn phải bám sát vào quy định trường mình theo học để biết.
Để tính điểm trung bình GPA của toàn khóa học. Các bạn sẽ tính theo công thức như sau:
(DTB môn 1 x số tín chỉ môn 1) + (DTB môn 2 x số tín chỉ môn 2) +…. (DTB môn n x số tín chỉ môn n) /(số tín chỉ 1 môn 1 + số tín chỉ môn 2 + … + số tín chỉ môn n).
Như vậy, theo công thức này. Môn nào nhiều tín chỉ sẽ ảnh hưởng mạnh đến điểm GPA của bạn.
Bao nhiêu điểm A thì được bằng giỏi?
Tốt nghiệp đại học loại giỏi cần bao nhiêu điểm a? Khi đã có công thức tính điểm tích lũy và số điểm trung bình cụ thể để nhận được tấm bằng loại giỏi sau khi tốt nghiệp. Bạn không cần phải bắt buộc tất cả các môn đều được A hoặc A+. Điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn và hệ lụy.
Kết quả thi chưa được như mong muốn. Bạn mong muốn bản thân đạt được điểm tuyệt đối. Vì thế quyết định đăng ký học lại và thi lại để có thể đạt điểm cao hơn. Trường đại học sẽ có quy định về số lần được đăng ký học lại cũng như thi lại. Chính vì thế nếu như bạn vượt quá số lần cho phép sẽ không đủ điều kiện xét tốt nghiệp dù đủ điểm.
Kinh nghiệm để đạt kết quả cao trong quá trình học đại học
Hoàn thành các tín chỉ với số điểm cao nhất có thể
Tốt nghiệp đại học loại giỏi cần bao nhiêu điểm? Điểm số của từng môn sẽ tác động trực tiếp vào tổng điểm tích lũy của bạn. Bạn cần thật sự tập trung, đầu tư vào từng môn học và biết cách tối đa hóa điểm số của mình.
Mỗi học kỳ diễn ra từ 3 đến 4 tháng. Trung bình sẽ có 5 – 6 môn học bắt buộc và kèm theo một số môn bạn được tự chọn đăng ký học thêm. Mỗi môn học sẽ có 2-5 tín chỉ, bạn cần nỗ lực đạt hạng B+ trở lên cho mỗi môn học. Thì sẽ có cơ hội xếp hạng loại giỏi.
Luôn bám sát mục tiêu tốt nghiệp loại giỏi
Bạn cần đề ra mục tiêu cụ thể cho mình là tốt nghiệp loại giỏi. Từ đó lập kế hoạch và bám sát mục tiêu ngay từ đầu. Mỗi môn học đều góp phần vào số điểm chung. Vì thế ngay từ những môn học bắt đầu từ năm nhất đại học đã quan trọng; và ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sau này.
- Đề ra kế hoạch học tập hợp lý.
- Không lơ là, mỗi môn học đều dành sự tập trung.
- Không được có quá nhiều môn điểm C, D vì sẽ bị kéo điểm GPA xuống rất nhiều.
- Nghiên cứu kỹ quy định của trường về quy chế nhận bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi.
Không cần cầu toàn quá mức
Nếu bạn nào đang gặp vấn đề này thì khuyên bạn nên bỏ ngay tính cầu toàn. Có hai vấn đề khi bạn đạt bằng giỏi
- Bằng cấp không là tất cả nhưng nó là minh chứng cho sự nỗ lực của bạn những năm tháng đi học.
- Tập trung học thật, thi thật vào những kiến thức chuyên môn thực tiễn để sau này còn đi làm.
Do đó, bạn học tất cả các môn với hy vọng được A thì cũng chẳng để làm gì. Có một số môn chỉ mang tính chất giới thiệu thì bạn học cho biết, thi qua môn là được. Một số môn quan trọng thì phải phấn đấu học càng giỏi càng tốt.
Bạn đừng cầu toàn môn nào cũng học. Ai học đại học cũng rất giỏi và có khả năng học. Tuy nhiên, bộ não chúng ta là có giới hạn. Bên cạnh học hành, chúng ta cũng cần có thời gian đi chơi, gặp bạn bè. Nên nhớ, học giỏi là tốt nhưng học giỏi không phải là tất cả.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Reviewedu.net tổng hợp được với mong muốn các bạn có những khía cạnh nhìn nhận khác về vấn đề học bao nhiêu điểm a thì được bằng giỏi. Nhớ theo dõi Reviewedu.net để cập nhật những thông tin nhanh nhất và mới nhất nhé. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
HIV/AIDS là gì? Cách phòng chống HIV/IDS? Là học sinh cần làm gì để phòng chống HIV/AIDS
Hòa Bình là gì? Học sinh cần làm gì để bảo vệ hòa bình?
Học Dược cần giỏi môn gì? Danh sách các trường đào tạo ngành Dược tốt nhất
Muốn làm bác sĩ cần học giỏi môn gì? Những trường đào tạo ngành bác sĩ tốt nhất
Học sinh cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? Những giải pháp để bảo vệ nguồn nước