Bằng Đại học UET có giá trị không? Có dễ xin việc không?

bằng đại học uet

Những câu hỏi cứ chạy quanh đầu khi các bạn sinh viên muốn biết về trường Đại học công nghệ (UET) là “Bằng đại học UET có giá trị không?”. “Có nên học tại Đại học UET hay không?”. Cùng Reviewedu tìm hiểu một số thông tin để tìm cho mình một trường đại học phù hợp bạn nhé!

Giới thiệu về Trường Đại học Công nghệ (UET)

Trường Đại học Công nghệ (UET) là một trường đại học thành viên của ĐHQG Hà Nội được thành lập vào năm 2004. Trường toạ lạc tại địa chỉ tại 144 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Luôn nằm trong khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội khu vực Cầu Giấy cùng với các trường thành viên như Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Y Dược, Khoa Luật…

Khoa Công nghệ của trường Đại học Quốc Gia Hà Nội là tiền thân của trường ĐH Công nghệ. Khoa được thành lập vào ngày 18/10/1999 dựa trên cơ sở Khoa Công nghệ thông tin và khoa Công nghệ Điện tử – Viễn thông thuộc trường ĐH Khoa học tự nhiên. Ngày này được gọi là ngày truyền thống của trường ĐHCN. Ngày 25/5/2004, Trường Đại học công nghệ được thành lập dựa trên cơ sở khoa Công nghệ của trường ĐHQGHN.

Đọc thêm: 

Bằng Đại học UET có giá trị không?

Tấm bằng tốt nghiệp của trường Đại học UET là tấm bằng có giá trị, được bộ GD&ĐT công nhận. Dưới đây là một số minh chứng cho thấy bằng Đại học UET có giá trị:

  • UET được xếp hạng trong top 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới theo các bảng xếp hạng uy tín như Times Higher Education, QS World University Rankings, ARWU,…
  • UET là một trong những trường đại học có số lượng sinh viên du học nhiều nhất Việt Nam.
  • UET có mối quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học và doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới.

Tuy nhiên, giá trị của bằng Đại học UET cũng phụ thuộc vào năng lực và nỗ lực của người học. Sinh viên UET cần tích cực học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế để nâng cao kỹ năng và kiến thức. Từ đó có thể phát huy tốt nhất giá trị của tấm bằng đại học.

Có nên học tại trường Đại học UET không?

Một số lí do bạn nên theo học tại trường Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội là:

Quy trình đào tạo

Chương trình đào tạo được thiết kế và vận hành theo phương thức tín chỉ. Sinh viên có thể chủ động thiết kế lộ trình học tập, học gia tăng các môn học lựa chọn; hoặc các môn học thuộc các chương trình đào tạo khác theo nhu cầu và năng lực cá nhân. Đồng thời, sinh viên có cơ hội học và được cấp văn bằng thứ 2 (bằng kép) với một số chương trình trong Trường ĐHCN cũng như các trường đại học khác trong ĐHQGHN.

Với chương trình CLC, sinh viên được học bổ sung một số học phần nâng cao về chuyên môn và kỹ năng. Trong đó tối thiểu 40% môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh.

Sinh viên được thực hành thực tập trên hệ thống trang thiết bị và phòng máy tính hiện đại. Được cung cấp tài nguyên học liệu số. 100% môn học có website hỗ trợ giảng dạy, học tập.

Từ học kỳ hè năm thứ 3, sinh viên được thực tập tại doanh nghiệp.Trường ĐHCN hợp tác chặt chẽ với một số tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp hàng đầu để cung cấp môi trường thực tập và hỗ trợ định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

Trang thiết bị hiện đại

Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc đào tạo, nghiên cứu đầy đủ hơn, khang trang. Các phòng được trang bị điều hòa, hệ thống máy chiếu và bản tương tác, bàn ghế mới. Nhà trường đã chi ra một phần kinh phí đáng kể để đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo các chương trình chất lượng cao.

Một số đơn vị nghiên cứu và đơn vị chức năng trong hệ thống khuôn viên trường:

  • Phòng thí nghiệm Trọng điểm Hệ thống tích hợp thông minh
  • Phòng thí nghiệm công nghệ Micro & Nanô
  • Trung tâm Nghiên cứu Điện tử, Viễn thông
  • Trung tâm Công nghệ Giám sát hiện trường
  • Phòng Đào tạo
  • Phòng Tổ chức Cán bộ
  • Phòng Công tác Sinh viên
  • Phòng Hành chính – Quản trị
  • Phòng Kế hoạch Tài chính
  • Phòng Khoa học công nghệ, Hợp tác phát triển
  • Phòng Thanh tra và Pháp chế
  • Trung tâm Đảm bảo chất lượng
  • Trung tâm Máy tính
  • Thư viện

Chất lượng đào tạo

Hiện tại, UET có tổng 279 cán bộ giảng viên. Trong đó có 212 giảng viên, nghiên cứu viên và 67 cán bộ hành chính, phục vụ. Nhà trường luôn luôn tự hào vì có một đội ngũ cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên trình độ cao, có học vị tiến sĩ trở lên chiếm tỷ lệ 57%, trong đó tỉ lệ giáo sư và phó giáo sư đạt 15,1%. Không chỉ vậy, Nhà trường còn có đội ngũ giáo sư kiêm nhiệm đến từ các trường đại học và các viện tiên tiến trên thế giới.

Hàng năm, nhà trường có 04 giảng viên đạt chức danh phó giáo sư. Đội ngũ giảng viên có nhiều giảng viên trẻ tuổi được công nhận là phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam như PGS.TS Bùi Thế Duy đạt chức danh này năm 31 tuổi.

Tốt nghiệp trường Đại học UET có dễ xin việc không?

Theo thống kê của Trung tâm đảm bảo chất lượng, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 6 tháng ra Trường của Trường ĐHCN đạt 95%. Đặc biệt các ngành thuộc lĩnh vực CNTT, Công nghệ điện tử viễn thông và Cơ điện tử thì tỷ lệ này là 100%. 

Kết luận

Bài viết trên đã cho các bạn những thông tin liên quan về trường Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội. Như bằng đại học UET có giá trị không? Hay có nên học đại học UET không? Chắc hẳn các bạn đã có những quyết định riêng cho mình. ReviewEdu chúc bạn luôn học tốt!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *