Bác sĩ tâm lý là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Bác sĩ tâm lý là bao nhiêu?

Bác sĩ tâm lý là một trong những định danh được nhiều người sử dụng. Bác sĩ tâm lý hay còn được hiểu là chuyên gia tâm lý hay nhà tâm lý học. Họ chuyên nghiên cứu các hiện tượng tâm lý, trạng thái tinh thần hay hành vi của con người. Vậy bạn đã biết ngành nghề này là gì chưa? Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu những thông tin cần thiết về ngành nghề này nhé!

Bác sĩ tâm lý là gì?

Bác sĩ tâm lý là những người được đào tạo bài bản về tâm lý học. Họ có thể lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ các vấn đề mà thân chủ gặp phải. Từ đó, giúp cho thân chủ có được cái nhìn bao quát và đưa ra quyết định hoặc lựa chọn cho riêng mình.

Bác sĩ tâm lý là gì?
Bác sĩ tâm lý là gì?

Bác sĩ tâm lý làm những công việc gì?

Họ là những chuyên gia trong việc tìm ra nguyên nhân của hội chứng tâm lý bên trong bệnh nhân. Từ đó điều trị hoặc liên kết với nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực trị liệu khác nhau. Nhằm hội chẩn và đưa ra phương hướng điều trị tích cực nhất cho thân chủ.

Trong quá trình làm việc, sự tinh tế, đồng cảm và những kỹ thuật chuyên môn của họ. Điều này được thể hiện cụ thể qua bản mô tả công việc sau:

Nghiên cứu, đánh giá vai trò, nhu cầu, năng lực hành vi của thân chủ

  • Nhiệm vụ đầu tiên của bác sĩ tâm lý khá tương đồng với những bác sĩ khác, đó là khám bệnh. Tuy nhiên, quá trình thăm khám này chưa cần đến sự hỗ trợ của các dụng cụ y tế. Mà thông qua các nghiệp vụ về tâm lý bao gồm kỹ năng giao tiếp, tương tác với người bệnh.
  • Họ quan sát tinh tế và những bài kiểm tra nhỏ về khả năng đưa quyết định của người bệnh. Từ đó giúp xác định chính xác được mức độ tổn thương về tinh thần, tâm lý của người bệnh.

Thiết kế từng lộ trình điều trình phù hợp cho từng bệnh nhân

  • Sau quá trình thăm khám, sức khỏe tinh thần của bệnh nhân, họ là người lên lộ trình điều trị. Với từng giai đoạn của bệnh nhân sẽ có một hướng điều trị riêng biệt, phù hợp.
  • Lộ trình này dài hay ngắn tùy theo thể trạng tinh thần của từng người. Hầu hết lộ trình này đều trải qua các khâu từ tư vấn sức khỏe dược sĩ,  chia sẻ các vấn đề về tâm lý. Thông qua các thủ thuật, nghiệp vụ, hoặc lộ trình điều trị ngắn hoặc dài hạn theo từng giai đoạn.

Đưa ra lời khuyên cho người thân của bệnh nhân

  • Không chỉ bệnh về sức khỏe thể chất mới cần đến sự hỗ trợ đặc biệt từ người thân. Những bệnh nhân có vấn đề tâm lý, sự hỗ trợ đến từ người thân cực kỳ quan trọng.
  • Ngoài cung cấp lộ trình điều trị phù hợp đến bệnh nhân, họ có còn là “bác sĩ tâm lý” của người nhà của bệnh nhân. Họ có trách nhiệm đưa ra những lời khuyên hữu ích cho người nhà bệnh nhân và những những sự hỗ trợ đặc biệt của họ giúp những người bệnh có thể vượt qua giai đoạn khó khăn của bệnh tật và hòa nhập hơn và tăng hiệu quả của liệu pháp điều trị.

Phối hợp với các cơ quan điều tra, tổ chức xã hội khi có nhu cầu

  • Kinh nghiệm trị liệu tâm lý uyên thâm, khả năng thấu cảm tâm lý và biết lắng nghe ở những bác sĩ tâm lý là nguyên nhân hàng đầu biến bác sĩ tâm lý trở thành lực lượng chuyên gia được tìm kiếm lực lượng cảnh sát điều tra, bác sĩ pháp y… để hỗ trợ hợp tác điều tra hay giải mã tâm lý tội phạm.
  • Họ cũng là những người được tìm kiếm bởi các nhà trường tổ chức với vai trò là những nhà tư vấn về tinh thần, tâm sinh lý cho mọi lứa tuổi để nâng cao phát triển nhân cách, rèn luyện ý thức, đạo đức của những người.

Phối hợp với những lực lượng ở các bộ phận khác giải quyết triệt để các vấn đề sức khỏe của bệnh nhân

  • Dù cho rất nhiều người phân định rất rõ rệt các vấn đề về sức khỏe chất và tinh thần, tuy nhiên, không ít những trường hợp, một trong hai điều này nảy sinh ra từ bệnh còn lại. Do vậy, việc phối hợp, hợp tác giữa các phòng bạn giữa những bác sĩ thể chất và tinh thần rất mật thiết. Nó đảm bảo được được quá trình phục hồi trọn vẹn sức khỏe của bệnh nhân.

Mức thu nhập của nghề Bác sĩ tâm lý là bao nhiêu?

Tại Mỹ, bác sĩ tâm lý có trên  2 năm hành nghề tại các bệnh viện lớn đang có mức lương tuyển dụng trung bình khoảng 197.000 USD/năm. Trong khi đó, với những cơ sở ngoại trú, mức lương này còn cao hơn, có thể lên đến trên 223.000 USD. Mức lương mơ ước này thậm chí còn cao gấp đôi một kỹ sư lập trình máy tính. Tại Việt Nam, các vấn đề về tinh thần dâng cao cũng thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng bác sĩ tâm lý tại các bệnh viện lớn với mức lương dao động từ 10 – 15 triệu đồng.

Mức thu nhập của nghề Bác sĩ tâm lý là bao nhiêu?
Mức thu nhập của nghề Bác sĩ tâm lý là bao nhiêu?

So với nhịp phát triển của ngành này ở ngoài nước. Bác sĩ tâm lý hiện tại đang được xếp vào tốp ngành triển vọng cao trong 10 năm tới. Bên cạnh mức lương hấp dẫn, họ được các bệnh viện, phòng khám đảm bảo đầy đủ các chính sách. Như về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế lẫn những chế độ về du lịch, nghỉ dưỡng,…

Những kỹ năng và tố chất cần có để trở thành Bác sĩ tâm lý là gì?

Bác sĩ tâm lý thường yêu cầu một bộ kỹ năng cụ thể để hướng dẫn bệnh nhân. Thực hiện thông qua các kỹ thuật trị liệu khác nhau và thực hiện các phương pháp điều trị. Phải hiểu mục đích của những kỹ năng này và áp dụng chúng vào các tình huống khác nhau.

Các bác sĩ tâm lý có thể được hưởng lợi từ việc thành thạo các loại kỹ năng khác nhau. Chúng có thể khác nhau tùy thuộc vào chuyên môn của bạn. Tùy thuộc vào nhu cầu của một bệnh nhân cụ thể hoặc yêu cầu của vị trí công việc. Dưới đây là một số ví dụ về các kỹ năng bạn có thể sử dụng khi làm việc với tư cách là bác sĩ tâm lý:

Lý luận logic

  • Bác sĩ tâm lý có thể cần phải phát triển cả những kỹ năng suy diễn quy nạp và suy luận. Lập luận quy nạp liên quan đến việc quan sát và phân tích một sự kiện nào đó. Phát triển một lý thuyết xác đáng, trong khi lập luận suy diễn liên quan đến việc sử dụng một lý thuyết. Từ đó giúp kiểm tra các giải pháp tiềm năng, được gọi là “giả thuyết”. Kỹ năng này giúp giải quyết nhiều vấn đề khác nhau mà bệnh nhân có thể trình bày trong phiên khám.
  • Bác sĩ tâm lý thông thạo kỹ năng này có thể chẩn đoán các tình trạng sức khỏe tâm thần. Nếu họ sử dụng các kỹ năng suy diễn quy nạp, họ có thể quan sát các mẫu trong hành vi của bệnh nhân hoặc kết quả khám để xác định nguyên nhân tiềm ẩn của các triệu chứng của họ. Thay vào đó, khi sử dụng các kỹ năng lập luận suy diễn, họ có thể đưa ra lý thuyết chẩn đoán. Thực hiện dựa trên kiến ​​thức y khoa, sau đó quan sát phản ứng của bệnh nhân. Từ đó có thể xác nhận hoặc phủ nhận giả định ban đầu của họ.

Giao tiếp

  • Sẽ rất có lợi cho bác sĩ tâm lý khi phát triển các kỹ năng giao tiếp xuất sắc của bản thân. Để có thể có những tương tác mang tính xây dựng với bệnh nhân hoặc đồng nghiệp trong phòng khám. Điều này có thể bao gồm cả kỹ năng giao tiếp bằng miệng và bằng văn bản. Chẳng hạn như khả năng đánh giá các triệu chứng của bệnh nhân qua cuộc gọi điện thoại. Hoặc là gửi email cho đồng nghiệp về các thủ tục điều trị.
  • Để đạt được sự thành thạo thường đòi hỏi sự tự tin và khả năng lắng nghe. Các kỹ năng giao tiếp bao gồm biết cách cảm nhận ngôn ngữ cơ thể của một cá nhân. Điều này giúp đánh giá chính xác và thảo luận về các chủ đề phức tạp bằng ngôn ngữ đơn giản.

Sự nhận thức

  • Bác sĩ tâm lý cần có khả năng nhận thức nhạy bén để họ có thể đánh giá tốt nhất bệnh nhân. Liên quan đến việc xác định lý do tại sao bệnh nhân có thể phản ứng với một số tình huống nhất định. Hoặc liệu họ có thể yêu cầu các nguồn lực bên ngoài hay không.

Kiểm soát căng thẳng

  • Bác sĩ tâm lý có thể phát triển các chiến lược khác nhau để xử lý những thách thức bất ngờ. Biết các kỹ năng quản lý căng thẳng có thể giúp họ giữ bình tĩnh khi bệnh nhân có biểu hiện kích động. Từ đó họ có thể đưa ra lời khuyên hoặc giải pháp mang tính xây dựng. Họ cũng có thể giúp bệnh nhân xử lý cảm xúc của họ bằng các kỹ thuật trị liệu.

Nhạy cảm và đồng cảm

  • Bác sĩ tâm lý thường biết cách nhận ra bất kỳ vấn đề nào mà bệnh nhân có thể gặp phải. Thể hiện trong các phiên điều trị và luôn chú ý khi bệnh nhân chia sẻ về hoàn cảnh. Điều này có thể bao gồm việc hiểu nhu cầu cảm xúc của họ và phản ứng với bệnh nhân bằng lòng trắc ẩn khi việc giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần mất nhiều thời gian.
  • Điều quan trọng là phải giải thích các chủ đề thách thức theo cả các thông tin và thông cảm. Từ đó giúp bệnh nhân có thể hiểu rõ nhất và cảm thấy được hỗ trợ.

Giải quyết vấn đề

  • Một bác sĩ tâm lý thường xuất sắc trong việc giải quyết các vấn đề của bệnh nhân. Họ đánh giá tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống cá nhân hoặc nơi làm việc của bệnh nhân. Từ đó cung cấp các công cụ xác định vấn đề này và thực hiện giải quyết chúng.
  • Điều này có thể giúp bệnh nhân hướng tới việc chữa khỏi tình trạng sức khỏe tâm thần. Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày của họ. Bác sĩ tâm lý sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề để xác định loại thuốc của bệnh nhân.

Kết luận

Trên đây là những thông tin mà Reviewedu muốn gửi đến bạn về ngành nghề Bác sĩ tâm lý. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan, chi tiết hơn về nghề này. Tham khảo và lựa chọn cho bản thân một ngành nghề phù hợp. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *