Bác sĩ nha khoa là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Bác sĩ nha khoa là bao nhiêu?

bác sĩ nha khoa

Nha khoa là một trong những ngành nghề đem lại mức thu nhập cao và ổn định. Chính vì thế không ít người thắc mắc nghề bác sĩ nha khoa là gì? Công việc như thế nào? Tiềm năng phát triển ra sao? Và cần có những yếu tố gì để đạt được thành công khi làm công việc này? Vậy Review Edu chia sẻ đến bạn ngay trong bài viết hôm nay. Hãy dành ít phút để tìm hiểu về các vấn đề này nhé!

Bác sĩ nha khoa là gì?

Bác sĩ nha khoa là người chẩn đoán phòng ngừa, điều trị các bệnh liên quan đến răng, khoang miệng. Trong quá trình làm việc, các nha sĩ sẽ được các trợ lý hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng.

Nha sĩ sẽ tiến hành khám, kiểm tra tổng quát tất cả các loại bệnh và tiến hành điều trị. Ngoài ra, bác sĩ nha khoa còn đưa ra phương pháp điều trị lâm sàng, các chẩn đoán. Tư vấn và đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân về việc chăm sóc nha khoa.

Bác sĩ nha khoa là gì?
Bác sĩ nha khoa là gì?

Bác sĩ nha khoa làm những công việc gì?

Vậy công việc chính của bác sĩ nha khoa là gì? Sau đây là những công việc cụ thể mà vị trí này cần làm khi đảm nhận vị trí này, cụ thể:

  • Hướng dẫn bệnh nhân cách cách chăm sóc răng miệng của mình sao cho hiệu quả nhất.
  • Thực hiện quá trình kiểm tra và chẩn đoán bệnh thông qua kiểm tra định kỳ. Thực hiện nhờ sự hỗ trợ của các công cụ, máy móc trang thiết bị hiện đại.
  • Tư vấn cho bệnh nhân về các lựa chọn nha khoa phù hợp. Từ đó nhằm đưa ra phương pháp điều trị răng miệng tốt nhất.
  • Lưu giữ các hồ sơ thăm khám, quá trình chuyển đoán và điều trị của bệnh nhân.
  • Thực hiện các bước điều trị lâm sàng về các bệnh liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nướu.
  • Chịu trách nhiệm quản lý và đào tạo nhân viên nha khoa.
  • Đề xuất mua thiết bị nha khoa phục vụ cho công tác khám chữa bệnh.
  • Thực hiện các phương pháp điều trị nha khoa khác nhau. Như là phục hồi thân răng, răng, chỉnh hình răng hàm mặt.
  • Chịu trách nhiệm thực hiện các phương pháp phục hồi răng thẩm mỹ, thay răng giả, điều trị nội nha. 
  • Nha sĩ còn có trách nhiệm kê toa thuốc cho bệnh nhân. Bao gồm: Thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, muối fluorua,…

Nhu cầu và tiềm năng của nghề nha khoa hiện nay như thế nào?

Phương pháp trám răng có thể giúp người bệnh trị tận gốc các cơn đau răng, răng giả sẽ giúp cho bạn dễ ăn thức ăn dễ dàng. Và nha sĩ chính là người giúp bạn thực hiện những điều đó. Họ chưa trị bằng việc điều trị các bệnh về sâu răng, nướu và các bệnh lý liên quan đến răng miệng. 

Quá trình điều trị sẽ giúp chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện. Ngoài ra, bác sĩ nha khoa còn giúp thay đổi diện mạo của răng. Giúp bạn có được nụ cười nhờ quá trình làm trắng răng hoặc chỉnh nha. 

Theo các chuyên gia răng hàm mặt, răng hàm mặt là một trong số những lĩnh vực chuyên sâu. Bao gồm các khâu từ chẩn đoán phân biệt và chiến lược điều trị những thay đổi về răng. Như nắn chỉnh răng, khớp cắn, tái tạo xương trong cấy ghép implant, nha khoa thẩm mỹ, phục hình răng, điều trị nội nha,…

Dựa vào sự thống kê của bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương mới nhất. Mỗi năm trung bình bệnh viện khám chữa bệnh cho khoảng hai trăm nghìn người. Qua đây có thể thấy có khoảng 10 triệu dân được phục vụ chăm sóc, khám và chữa bệnh. Các nhu cầu liên quan đến các vấn đề về răng miệng, còn gần 90 triệu dân chưa được quan tâm và chăm sóc. 

Để trở thành Bác sĩ nha khoa giỏi cần có những yếu tố nào?

Một Bác sĩ nha khoa giỏi là một bác sĩ có chuyên môn. Cụ thể:

Kiến thức chuyên môn một bác sĩ nha khoa cần có 

Để thành công khi theo học nghề nha khoa, các nha sĩ cần được giáo dục nâng cao, đào tạo lâm sàng và được cấp phép hành nghề theo đúng quy định. Những người muốn theo đuổi nghề nha sĩ sẽ cần phải có bằng Tiến sĩ Y khoa về Nha khoa (D.M.D.) hoặc Tiến sĩ Phẫu thuật Nha khoa (D.D.S.).

Các chương trình này dạy cho sinh viên nha khoa các kỹ năng lâm sàng cần thiết về nha chu, giải phẫu, gây mê và X quang. Đồng thời, cập nhật thường xuyên các nghiên cứu mới về các phương pháp y tế tốt nhất, đây được coi là điều quan trọng đối với các nha sĩ để duy trì kỹ năng và nền tảng kiến ​​thức của mình trong quá trình làm việc. 

Các kỹ năng cần có của một bác sĩ nha khoa

Bên cạnh các kỹ năng về chuyên môn, bác sĩ nha khoa còn phải nắm các kỹ năng mềm cơ bản. Áp dụng trong quá trình làm việc để có được sự thành công nhất định trong ngành này. Sau đây là một số kỹ năng cơ bản mà bác sĩ nha khoa cần có, cụ thể:

Kỹ năng lãnh đạo

  • Là một bác sĩ nha khoa bạn nên thể hiện Kỹ năng lãnh đạo của mình. Bằng cách quản lý và hướng dẫn các nhân viên hỗ trợ như nhân viên vệ sinh, trợ lý và kỹ thuật viên. Đồng thời đưa ra các quyết định điều trị tốt cho bệnh nhân trong quá trình thăm khám, điều trị.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản là điều cần thiết mà nha sĩ cần phải có. Các nha sĩ nên học cách giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong nhóm và với bệnh nhân của mình. 

  • Đối với bệnh nhân, bác sĩ nha khoa cần giúp họ hiểu rõ về cách chăm sóc, phòng ngừa. Chẩn đoán và kế hoạch điều trị nha khoa như thế nào cho hiệu quả. 
  • Đối với các thành viên trong nhóm, bạn cần truyền đạt rõ ràng thông tin kỹ thuật. Chẳng hạn như kết quả chụp X-quang hoặc lợi ích của dụng cụ nha khoa giúp ích như thế nào cho bệnh nhân trong quá trình chữa trị. 
Các kỹ năng cần có của một bác sĩ nha khoa
Các kỹ năng cần có của một bác sĩ nha khoa

Mưc lương của Bác sĩ nha khoa là bao nhiêu?

Ở nước ngoài, mức lương của bác sĩ nha khoa sẽ rơi vào khoảng 229.475 USD/năm tương đương với 5,3 tỷ đồng. Tại Việt Nam ngành nha khoa cũng thuộc top những ngành nghề có thu nhập cao. 

Theo một khảo sát, mức lương thử việc sẽ dao động từ 6.000.000 – 8.000.000 VNĐ/tháng. Với những người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao sẽ được trả mức lương lên đến 60.000.000 VNĐ/tháng. 

Tại các phòng khám nha khoa tư nhân, mức lương của bác sĩ nha khoa sẽ rơi vào khoảng 20.000.000 – 30.000.000 VNĐ/tháng. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Reviewedu muốn gửi đến bạn về ngành nghề Bác sĩ nha khoa. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan, chi tiết hơn về nghề này. Tham khảo và lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *