Ngành quản lý xây dựng là ngành học phổ biến thu hút được nhiều bạn trẻ quan tâm. Hơn nữa, với nhu cầu đời sống hiện nay, ngành quản lý xây dựng đang cần nhiều nguồn nhân lực. Chính vì vậy, đây là ngành học có cơ hội việc làm rộng mở đối với sinh viên. Bài viết sau đây xin chia sẻ những thông tin quan trọng về ngành học này.
Ngành quản lý xây dựng là gì?
Quản lý xây dựng (QLXD) là ngành học cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng. Đi từ khâu lập kế hoạch đến thiết kế và triển khai xây dựng kèm theo đó là sự nghiệm thu và quản lý công trình. Sinh viên cũng sẽ được đào tạo những phương pháp kiểm soát thời gian của một dự án, chi phí cũng như chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, ngành còn cung cấp cho sinh viên thêm những kiến thức về đầu tư xây dựng trên mọi phương diện. Từ đó, sinh viên sẽ có năng lực phân tích, tổng hợp để quản lý công trường. Sinh viên theo học sẽ được trải nghiệm một cách thực tế như thế nào là quản lý một công trình, được học hỏi và đúc rút kinh nghiệm qua các buổi khảo sát, thực hành.
Các khối thi vào ngành quản lý xây dựng là gì?
Để thi tuyển vào ngành QLXD, các sĩ tử cần vượt qua các bài thi trong kỳ thi THPT Quốc Gia. Đặc biệt cần chú trọng những tổ hợp xét tuyển vào ngành như:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- A02: Toán – Vật lý – Sinh học
Điểm chuẩn ngành quản lý xây dựng là bao nhiêu?
Trong những năm qua, điểm chuẩn ngành QLXD nằm ở mức tương đối, không quá thấp cũng không quá cao. Tùy theo từng trường đại học mà có nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Tuy nhiên, đại đa số các trường đều sử dụng 2 phương thức xét tuyển vào ngành theo hình thức xét điểm thi THPT Quốc gia và xét học bạ.
- Đối với phương thức xét kết quả thi THPTQG: dao động từ 16 điểm trở lên.
- Đối với phương thức xét học bạ: Mức điểm từ 18 điểm trở lên.
Các trường nào đào tạo ngành quản lý xây dựng?
Hiện nay, đây là ngành học đang phổ biến ở nhiều trường trên cả nước. Như vậy, sẽ có rất nhiều cánh cửa mở ra cho nhiều thí sinh có niềm đam mê với lĩnh vực này. Các bạn có thể tham khảo một vài trường sau đây:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Đại học Giao thông Vận tải
- Đại học Thủy Lợi
- Đại học Xây dựng
- Đại học Kinh Bắc
Khu vực miền Trung
- Đại học Xây dựng miền Trung
- Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Khu vực miền Nam
- Đại học Công nghệ TP. HCM
- Đại học Mở TP. HCM
- Đại học Kiến trúc TP. HCM
- Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
- Phân hiệu Đại học Giao thông vận tải tại TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
- Đại học Xây dựng Miền Tây
Liệu bạn có phù hợp với ngành quản lý xây dựng?
Đối với bất cứ ngành học nào, ngoài đầu tư về nguồn kiến thức thì việc xem xét bản thân có phù hợp với ngành học hay không cũng là vấn đề quan trọng. Đặc biệt đối với ngành quản lý xây dựng. Vậy, làm sao để biết bạn có phù hợp với ngành này hay không, hãy cùng tham khảo một vài tố chất sau đây:
- Có sức khỏe tốt
- Học tốt các môn tự nhiên, giỏi tính toán
- Biết cách sắp xếp mọi thứ chu toàn, có hệ thống
- Quản lý thời gian tốt
- Làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập tốt
- Có tinh thần trách nhiệm cao
Cơ hội việc làm của ngành quản lý xây dựng như thế nào?
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng các vị trí công việc dưới đây:
- Làm các công việc quản lý: quản lý dự án, quản lý kỹ thuật – công nghệ, quản lý tài chính, quản lý chất lượng…
- Chuyên viên tổ chức quản lý trong các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng;
- Kỹ sư lập và thẩm định dự án đầu tư, quản lý các dự án đầu tư xây dựng;
- Giám sát và nghiệm thu công trình về mặt tài chính, định mức và tổ chức lao động;
- Giám đốc dự án, giám đốc các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng;
- Làm nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng;
Mức lương dành cho ngành quản lý xây dựng như thế nào?
Nhìn chung, mức thu nhập của người làm trong ngành khá cạnh tranh. Tùy theo doanh nghiệp, công ty mà bạn công tác, hoặc tùy vào năng lực cũng như vị trí làm việc mà mức lương có thể thay đổi. Tuy nhiên, mức lương phổ biến hiện nay của cá nhân làm việc tại ngành dao động từ 9 – 12 triệu/tháng. Ngoài ra, đối với các công ty lớn, mức lương của các bạn có thể cao hơn so với mức lương trung bình.
Kết luận
Ngành quản lý xây dựng hiện đang là ngành được chú trọng đào tạo nhằm tạo ra nhiều nguồn nhân lực cho đất nước. Với nhu cầu kinh tế và đời sống hiện nay, thì sinh viên sau khi ra trường sẽ nắm chắc trong tay nhiều cơ hội việc làm. Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin quan trọng về ngành QLXD, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Quốc tế TP HCM (HCMIU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM (HCMUTE) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Đại học Văn Lang (VLU) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Mở TP HCM (HCMCOU) mới nhất
em học chuyên khối D thì có thi được ngành này không
thu nhập của ngành này cao không ạ?
học quản lý xây dựng ra làm việc gì ạ?