Trong những năm gần đây, khi nhắc tới những ngành khoa học liên quan tới máy tính như: phần mềm mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, khoa học máy tính an toàn thông tin, chúng ta không thể không nhắc tới ngành kỹ thuật máy tính – một ngành đóng vai trò then chốt trong nhóm ngành máy tính và công nghệ thông tin hiện nay. Để giúp bạn đọc có thêm cái nhìn sâu sắc về ngành học này, bài viết dưới đây xin chia sẻ tới độc giả một vài thông tin quan trọng liên quan đến ngành kỹ thuật máy tính.
Ngành kỹ thuật máy tính là gì?
Kỹ thuật máy tính (Tiếng Anh: Computer Engineering) là ngành nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện, điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp.
Các khối thi vào ngành Kỹ thuật máy tính là gì?
Để theo học ngành KTMT, các sĩ tử có rất nhiều lựa chọn về khối thi. Ngoài khối A và A1 quen thuộc, thí sinh còn có thể xét tuyển bằng các khối thi khác. Cụ thể như sau:
- A00: Toán – Vật lý – Hóa học
- A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
- D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
- D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- C01: Ngữ văn – Toán – Vật lý
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật máy tính và các trường đào tạo
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật máy tính ở các trường đại học trong khoảng 14 – 24 điểm và tùy vào phương thức xét tuyển.
Nếu các bạn muốn theo học ngành Kỹ thuật máy tính có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên
Khu vực miền Trung
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Đà Nẵng
Khu vực miền Nam
- Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Cần Thơ
Liệu bạn có phù hợp với ngành Kỹ thuật máy tính?
Người phù hợp với ngành KTMT là người có những tố chất sau:
- Đam mê công nghệ, luôn tìm hiểu và sử dụng các thiết bị công nghệ mới nhất
Nếu đặc điểm này đúng với bạn, bạn đã có được 50% tố chất để thành công trong lĩnh vực này.
- Tư duy logic
Vì là ngành kỹ thuật nên đòi hỏi bạn phải có tư duy logic và khả năng toán học tốt. Nếu bạn học không tốt các môn tự nhiên, bạn nên cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng về ngành này.
- Làm việc lâu dài với máy móc
Thời gian làm việc với máy móc là chủ yếu, nó sẽ rất khó khăn với các bạn hướng ngoại, năng động.
- Ham học hỏi, cập nhật xu hướng
Tính đào thải cao của nghề, cá nhân phải không ngừng học tập để đảm bảo cơ hội việc làm cho mình.
- Có trình độ ngoại ngữ
Hầu hết những kiến thức về công nghệ đều được viết bằng tiếng Anh, bạn phải có một vốn ngoại ngữ nhất định.
Học ngành Kỹ thuật máy tính cần học giỏi môn gì?
Để trả lời câu hỏi trên, ta cần xem xét các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành. Có thể thấy môn Toán chính là môn học then chốt giúp bạn xét tuyển thành công đồng thời hỗ trợ bạn ở các môn học liên quan. Ngoài ra, Tin học cũng là một môn quan trọng để giúp bạn tự tin hơn trên bước đường theo đuổi ngành này. Thành thạo office, pascal, network, cấu trúc máy tính… sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn khi mới làm quen với ngành. Vì các bạn sẽ phải thường xuyên đọc các tài liệu bằng tiếng Anh, đôi khi có thể là tiếng Nhật, nên tiếng Anh giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong kỹ thuật máy tính. Vì thế, để học ngành KTMT, bạn nên đầu tư ít nhất 3 môn học là Toán, Tin và Anh văn.
Cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật máy tính như thế nào?
Sinh viên có thể đáp ứng được công việc tại những vị trí sau đây khi hoàn thành chương trình KTMT:
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo các hệ nhúng mới
- Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng
- Lập trình viên các phần mềm nhúng trên di động
- Kỹ sư thiết kế mạch điện – điện tử
- Kỹ sư Quản trị hệ thống máy tính
- Kỹ sư lập trình ứng dụng, kiểm thử phần mềm nhúng
- Kỹ sư thiết kế, lắp đặt và vận hành các hệ thống máy tính
- Các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng
- Các nhà máy sản xuất, lắp ráp máy tính của Mỹ
- Kỹ sư quản lý, vận hành hệ thống điều khiển bằng máy tính
- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở các Viện nghiên cứu
Như đã nêu ở trên, không khó để nhận thấy rằng sinh viên có khá nhiều lựa chọn sau khi ra trường. Bên cạnh đó, vị trí làm việc còn phụ thuộc vào nguyện vọng và mong muốn của chính sinh viên.
Mức lương dành cho người làm ngành kỹ thuật máy tính là bao nhiêu?
Ngành này có mức lương khá hấp dẫn, ở mức từ 9 – 20 triệu VNĐ tùy vào khả năng, kinh nghiệm làm việc.
Đối với sinh viên mới ra trường có thể ứng tuyển với mức lương khoảng 5 – 7 triệu VNĐ/tháng. Các bạn cần trau dồi chuyên môn, kinh nghiệm, tham gia các dự án để nâng cao thu nhập trong thời gian này.
Sự khác nhau giữa kỹ thuật máy tính và khoa học máy tính
Hầu hết mọi người đều nhầm lẫn rằng kỹ thuật máy tính và khoa học máy tính là như nhau, chỉ khác tên gọi mà thôi. Nhưng thực tế bản chất nó khác nhau hoàn toàn, kỹ thuật máy tính là sự kết hợp giữa khoa học máy tính và kĩ thuật điện tử. Hay nói cách khác, lĩnh vực khoa học máy tính là một nhánh nhỏ trong kỹ thuật máy tính
Kết luận
Trong những năm trở lại đây, Kỹ thuật máy tính đã dần trở thành một trong những ngành học được quan tâm phát triển trong hệ thống đào tạo giáo dục không chỉ tại Việt Nam mà còn ở rất nhiều nơi trên thế giới. Kỹ thuật máy tính chính là ngành đào tạo chủ lực hướng đến sự phát triển của công nghệ thông tin, điện tử trong thời đại số hóa hiện nay. Ngoài ra, chương trình đào tạo chuyên ngành này sẽ trang bị cho người học những kiến thức chuyên môn cơ bản, toàn diện cùng với năng lực thực hành thành thạo trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng hệ thống phần cứng cũng như phần mềm kể trên.
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Trường Quốc tế ĐHQG Hà Nội (VNU IS) mới nhất
Pingback: Điểm chuẩn 2024 Đại học Công Nghệ Thông Tin TP HCM (UIT) mới nhất