Hiện nay, Truyền thông nội bộ là một trong những ngành nghề phổ biến. Họ là một nhân sự không thể thiếu của các công ty. Vậy bạn đã biết Truyền thông nội bộ là gì? Làm những công việc nào chưa? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu những thông tin cần thiết về vị trí công việc này nhé!
Truyền thông nội bộ là gì? Nhân viên Truyền thông nội bộ làm những công việc gì?
Truyền thông nội bộ là gì?
Truyền thông nội bộ (Internal communication) là quá trình trao đổi thông tin, ý kiến và thông điệp. Việc này diễn ra giữa các thành viên trong tổ chức, công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Nó bao gồm các hoạt động và kênh truyền thông. Nhằm đảm bảo rằng các nhân viên, bộ phận và tầng lớp quản lý có thể tiếp cận thông tin cần thiết. Nhờ đó hoàn thành công việc của mình một cách hiệu quả.
Nhân viên Truyền thông nội bộ làm những công việc gì?
Nhân viên ở vị trí công việc này cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Phổ cập các thông tin về chính sách, văn hóa của Doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin về tình hình hiện tại của doanh nghiệp đến toàn thể nhân viên. Các thông tin như là tình hình kinh doanh, các sự kiện, phúc lợi, chính sách,…
- Xây dựng, củng cố và duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ.
Mức lương của nhân viên Truyền thông nội bộ là bao nhiêu?
Vị trí nhân viên truyền thông nội bộ có mức lương trung bình từ 6-10 triệu/tháng. Tuy nhiên, nếu bạn có kinh nghiệm và tích lũy được nhiều kỹ năng. Để có thể xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả doanh nghiệp. Mức lương của bạn là con số cao hơn con số trên. Dao động từ 15 – 20 triệu/tháng ở các công ty, tập đoàn lớn.
Họ là bộ phận năng động, bởi họ chính là người tạo ra những năng lượng tích cực. Đảm bảo tinh thần tốt nhất cho các hoạt động truyền thông, tuyên truyền của doanh nghiệp. Giúp gắn kết các thành viên lại với nhau để xây dựng mối quan hệ bền vững. Chính vị vậy nhận được mức lương đã nêu trên là hoàn toàn xứng đáng.
Những kỹ năng cần có của nhân viên Truyền thông nội bộ là gì?
Để trở thành một người nhân viên Truyền thông nội bộ giỏi. Bạn cần có những kỹ năng sau:
Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cực kỳ quan trọng để làm việc trong lĩnh vực truyền thông nội bộ. Các chuyên gia trong lĩnh vực này cần có khả năng giao tiếp hiệu quả. Khả năng lắng nghe và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và chính xác.
- Kỹ năng giao tiếp giúp cho người làm công việc này có thể truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả. Giúp các nhân viên trong tổ chức hiểu được thông tin và hoàn thành công việc của mình một cách chính xác và hiệu quả.
Kỹ năng viết
- Kỹ năng viết là một yếu tố quan trọng trong vị trí này. Bao gồm khả năng viết các thông điệp, tin nhắn, bài viết, bản tin và các nội dung khác một cách rõ ràng, súc tích và hấp dẫn. Kỹ năng viết giúp cho người làm lĩnh vực này có thể truyền đạt thông điệp của mình một cách rõ ràng. Đồng thời giúp thu hút sự quan tâm của các nhân viên trong tổ chức.
Hiểu biết về công nghệ
- Kỹ thuật số đang trở thành một phần không thể thiếu trong truyền thông nội bộ. Do đó, họ cần phải có hiểu biết về các công nghệ truyền thông kỹ thuật số. và các nền tảng truyền thông xã hội và các công cụ cần thiết để quản lý thông tin.
- Hiểu biết về công nghệ giúp cho người làm lĩnh vực này có thể áp dụng các công nghệ mới nhất để quản lý thông tin và truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả.
Kỹ năng quản lý dự án
- Họ thường liên quan đến các dự án và các chiến dịch truyền thông nội bộ. Chuyên gia trong lĩnh vực này cần phải có kỹ năng quản lý dự án để đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành đúng hạn và đạt được mục tiêu đã đề ra. Kỹ năng quản lý dự án giúp cho người làm trong lĩnh vực này có thể lập kế hoạch, điều phối và giám sát các hoạt động truyền thông nội bộ một cách chính xác và hiệu quả.
Kỹ năng phân tích và đánh giá
- Kỹ năng phân tích và đánh giá là quan trọng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch và đưa ra các cải tiến cần thiết. Kỹ năng phân tích và đánh giá giúp cho người làm truyền thông cho nội bộ có thể đánh giá được hiệu quả của các chiến dịch và áp dụng các cải tiến để tăng cường hiệu quả của các chiến dịch trong tương lai.
- Để rèn luyện kỹ năng về công việc này gồm những gì, bạn có thể tham gia các khóa học hoặc các lớp học trực tuyến về truyền thông, tìm hiểu và thực hành các kỹ năng thông qua các dự án và hoạt động liên quan đến truyền thông trong tổ chức của bạn.
Ngoài ra, việc đọc các tài liệu và tài nguyên liên quan đến truyền thông trong nội bộ là gì, tham gia các hoạt động truyền thông trong công ty và liên hệ với các chuyên gia về truyền thông khác cũng là cách hiệu quả để rèn luyện kỹ năng truyền thông.
Vai trò của nhân viên Truyền thông nội bộ trong các tổ chức là gì?
Truyền thông nội bộ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường làm việc tích cực, tăng cường sự đồng thuận và sự tham gia của nhân viên trong các hoạt động của tổ chức. Nó cũng giúp cải thiện sự hiểu biết và tăng cường tinh thần đồng đội giữa các nhân viên, đồng thời giúp các nhân viên có thể nắm bắt được mục tiêu, sứ mệnh và giá trị của tổ chức.
Các kênh truyền thông trong nội bộ thông thường bao gồm email, tin nhắn trong nội bộ, hội nghị trực tuyến, bảng tin trong nội bộ, các cuộc họp nhóm và các sự kiện nội bộ. Việc sử dụng các kênh truyền thông trong nội bộ phù hợp giúp đảm bảo rằng thông tin được truyền tải một cách hiệu quả và đến được đúng đối tượng nhận.
Nói cách khác, bản chất việc này là quá trình trao đổi thông tin, ý kiến và thông điệp. Nó diễn ra giữa các thành viên trong tổ chức, công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Giúp tăng cường tính đồng thuận, tinh thần đồng đội và hiệu quả làm việc của các nhân viên.
Tiêu chí tuyển dụng nhân viên Truyền thông nội bộ là gì?
Tùy vào quy chế của mỗi doanh nghiệp mà tiêu chí tuyển dụng nhân viên truyền thông nội bộ sẽ khác nhau. Sau đây là một số tiêu chí tuyển dụng nhân viên nội bộ thường thấy ở các doanh nghiệp:
Bằng cấp, chuyên môn
- Tốt nghiệp Cao đẳng Báo chí – Truyền thông, Quan hệ công chúng (PR) hoặc chuyên ngành khác có liên quan.
Biết sử dụng WordPress, có kỹ năng viết bài, sáng tạo nội dung cho Web và Blog doanh nghiệp.
Khả năng sáng tạo nội dung tốt, sử dụng được phần mềm thiết kế cơ bản, phần mềm chỉnh sửa video, phần mềm chỉnh sửa ảnh cơ bản.
Có kỹ năng thuyết trình tốt, có thể làm MC trong một số trường hợp.
Có nền tảng kiến thức về truyền thông số và ngành nội dung số.
Có khả năng xây dựng kế hoạch truyền thông.
Kinh nghiệm
- Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong vị trí nhân viên Truyền thông nội bộ, Nhân viên Nhân sự hoặc các vị trí tương tự có thể đảm nhiệm công việc.
Có kinh nghiệm tổ chức các sự kiện nội bộ, Team Building.
Khả năng dẫn dắt, hỗ trợ nhân sự
- Vai trò quan trọng của họ là tạo ảnh hưởng. Đây cũng là vai trò của một nhân viên nhân sự giỏi. Điều này có nghĩa là bạn phải luôn trong tâm thế sẵn sàng để giải đáp mọi thắc mắc của nhân viên.
- Họ cũng là cầu nối giữa nhân viên với ban lãnh đạo nói riêng và công ty nói chung. Trong đó các nhân viên này sẽ giống như một đài phát thanh thanh viên. Họ truyền đi những điều nhân viên muốn nói.
Khả năng sáng tạo, xây dựng thông điệp
- Đối tượng mục tiêu của công việc này thường rất đa dạng về nhu cầu, sở thích và phương thức tiếp cận. Do đó, công việc của họ là truyền tải những thông điệp truyền cảm, xúc tích và phù hợp để đảm bảo mọi người đều hiểu được. Khi đó, khả năng sáng tạo sẽ giúp ích rất nhiều để bạn xây dựng một thông điệp hấp dẫn và hiệu quả.
Kỹ năng nắm bắt tâm lý nhân viên
- Nhân viên là tâm điểm của họ. Để giao tiếp hiệu quả với họ, người truyền thông nội bộ phải hiểu các yếu tố tâm lý có thể ảnh hưởng cũng như cách tương tác phù hợp với nhân viên.
- Để hiểu nhân viên, họ phải tập trung vào nhu cầu, môi trường và quan điểm của nhân viên. Từ đó tạo ra thông điệp, sự kiện hỗ trợ nhân viên kịp thời. Bên cạnh đó cũng phải xác định các hoạt động nội bộ dựa trên nhu cầu của nhân viên. Khả năng điều phối công việc
- Nếu bạn biết cách quản lý và điều phối công việc hiệu quả thì mọi công việc sẽ trở nên trơn tru, dễ dàng hơn rất nhiều. Điều này cũng góp phần tạo động lực làm việc cho đồng nghiệp của bạn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích mà Reviewedu muốn gửi đến bạn về vị trí Truyền thông nội bộ. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan về nghề này. Tham khảo để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Chúc các bạn thành công!