Hiện nay, trưởng phòng nhân sự là một trong những ngành nghề phổ biến. Đây cũng là một vị trí nhân sự không thể thiếu của các công ty nhỏ hay lớn. Vậy bạn đã biết trưởng phòng nhân sự làm những công việc nào chưa? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu những thông tin cần thiết về vị trí này nhé!.
Trưởng phòng nhân sự là gì?
Trưởng phòng nhân sự là người đứng đầu bộ phận nhân sự trong công ty. Chịu trách nhiệm về tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,… Quản lý tiền lương, trợ cấp và các phúc lợi về sự an toàn và sức khỏe cho toàn bộ nhân viên.
Ở doanh nghiệp lớn, có thể có giám đốc nhân sự quản lý các trưởng phòng khác nhau. Nhưng trong công ty nhỏ hơn, vị trí này đóng vai trò tương tự như giám đốc bộ phận. Có một HR manager giỏi, các công ty và tổ chức có thể yên tâm về chất lượng nguồn nhân lực. Giúp thực hiện thành công nhiều mục tiêu kinh doanh.
Trưởng phòng nhân sự làm những công việc gì?
Chịu trách nhiệm tổng thể với hoạt động tuyển dụng, nhân sự của công ty. Họ thường đảm nhận các công việc chính như:
Tuyển dụng
Đối với nhiều công ty, việc thu hút và giữ chân những nhân tài giỏi nhất là ưu tiên hàng đầu. TPNS là người chỉ đạo, giám sát và đánh giá các kế hoạch tuyển mới và giữ chân nhân tài.
Đào tạo và phát triển
Thuê nhân viên có năng lực chỉ là một khía cạnh trong công việc của bộ phận nhân sự. Để giữ nhân tài và duy trì tính cạnh tranh, TPNS sẽ phải đề xuất, phê duyệt và triển khai những sáng kiến đào tạo, phát triển nhân viên khác nhau. Có thể đòi hỏi đào tạo bổ sung tại chỗ, các chương trình phát triển chuyên môn hoặc các cơ hội giáo dục nâng cao.
Điều tiết quan hệ giữa nhân viên
Hơn ai hết, trưởng phòng nhân sự phải định hướng cho các nhân viên, chuyên viên trong bộ phận. Giúp họ hiểu về tầm quan trọng của việc điều tiết, kết nối nhân viên trong công ty. Mục tiêu là giúp người lao động dễ hòa nhập, tăng cường hợp tác. Bên cạnh đó, trưởng phòng nhân sự cũng phải chịu trách nhiệm về việc tạo môi trường công bằng, bình đẳng ở nơi làm việc.
Xây dựng và duy trì văn hóa công ty
Trưởng phòng tuyển dụng đóng góp phần lớn và việc xây dựng văn hóa công ty tích cực. Trong quá trình đào tạo và định hướng nhân viên, trưởng phòng nhân viên tự mình (hoặc yêu cầu nhân viên trong bộ phận) chia sẻ các giá trị, chuẩn mực và tầm nhìn của công ty với nhân viên mới. Tổ chức các sự kiện, hoạt động tập thể để tăng tính gắn kết…
Quản lý lương, phúc lợi của nhân viên
Về mặt hành chính, bộ phận nhân sự giám sát điều kiện phúc lợi như lương, thưởng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công ty và người lao động. Trưởng phòng nhân sự là người đảm bảo không có sai sót, bất công trong các nhiệm vụ này.
Xử lý kỷ luật, sa thải, bồi thường
Các thủ tục kỷ luật và chấm dứt hợp đồng là những vấn đề tế nhị và đôi khi phức tạp. Trưởng phòng nhân sự phải biết cách xử lý chúng một cách công bằng. Đảm bảo tính nhất quán để tránh nguy cơ xảy ra tranh chấp.
Mức lương của Trưởng phòng nhân sự là bao nhiêu?
Phụ trách nhiều hoạt động, đảm nhiệm những khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp, công ty. Lương trưởng phòng nhân sự khá cao và hấp dẫn. Mức dao động tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, công ty mà họ đảm nhận. Trung bình khoảng 15-30 triệu/tháng và có thể cao đến 60 – 70 triệu/tháng. Nếu có năng lực và làm trong các công ty, tập đoàn lớn thì mức lương sẽ có thể tăng hơn nữa. Đây thực sự là một mức lương đáng mơ ước.
Các yếu tố cần có của một Trưởng phòng nhân sự
Để hoàn thành tốt một vài nhiệm vụ trên không quá khó nhưng thực hiện được hầu hết các mục tiêu đó thì cần người trưởng phòng nhân sự có năng lực, trình độ cao. Bằng cấp đại học hay sau đại học chuyên ngành nhân sự, kinh nghiệm 4 – 6 năm trở lên vẫn chưa đủ. Chân dung của trưởng phòng nhân sự giỏi không thể thiếu những nét nổi bật về phẩm chất, kỹ năng và tầm nhìn, khả năng phân tích chiến lược.
Sự yêu thích, đam mê với lĩnh vực nhân sự và quản trị con người, kỹ năng lãnh đạo, khéo léo trong giao tiếp. Khả năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian, quản lý ngân sách, ra quyết định. Giải quyết vấn đề ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng công việc của quản lý nhân sự. Tầm nhìn xa trông rộng, coi trọng các giá trị cốt lõi, hướng đến phát triển lâu dài chất lượng nguồn nhân lực cũng sẽ giúp bạn đạt được thành tựu lớn hơn.
Cơ hội thăng tiến của vị trí Trưởng phòng nhân sự trong tương lai như thế nào?
Đối với nhiều người, thăng tiến lên được vị trí trưởng phòng nhân sự đã là một thành công. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là bạn chỉ phấn đấu đến đây là có thể dừng lại. Thực tế, từ vị trí này, bạn vẫn có nhiều cơ hội để tiếp tục phát triển hơn nữa. Một số mục tiêu bạn có thể hướng đến như:
- Thăng tiến lên giám đốc nhân sự, thậm chí là CEO
- Chuyển sang lĩnh vực đào tạo: Mở trung tâm, các lớp giảng dạy trực tuyến về nhân sự, tuyển dụng
- Mở công ty headhunt cung cấp dịch vụ tuyển dụng…
Rõ ràng là dù theo hướng nào thì công việc này cũng có tiềm năng vô hạn để đạt được các thành công lớn hơn, ý nghĩa hơn cho sự nghiệp của mình.
Tầm nhìn của một Trưởng phòng nhân sự giỏi là như thế nào?
Có thể thấy, trách nhiệm của người làm vị trí này không hề nhẹ nhàng hay đơn giản và cần người có khả năng đa nhiệm, vững chuyên môn xử lý. Với hầu hết công ty và người lao động, họ vừa là người hướng dẫn lại vừa là người bạn, người định hướng, người giải quyết vấn đề, thúc đẩy nguồn nhân lực chất lượng.
Một trưởng phòng nhân sự giỏi phải là người đáp ứng được các kỳ vọng như:
Với doanh nghiệp
- Quản lý tốt bộ phận về quản lý hành chính nhân sự, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên trong bộ phận. Xác định chiến lược, chính sách về quản trị nguồn nhân lực, tối ưu quy trình tuyển dụng. Đào tạo, giảm chi phí tuyển dụng, tăng hiệu quả, đảm bảo chế độ phúc lợi, tiền lương. Cố vấn cho ban giám đốc và các phòng ban khác.
Với ứng viên, nhân viên
- Cung cấp trải nghiệm tích cực cho ứng viên. Định hướng rõ ràng cho nhân viên mới, tạo môi trường làm việc lành mạnh, an toàn cho nhân viên trong công ty. Bảo vệ quyền lợi chính đáng và cải thiện đời sống nhân viên, trao cơ hội học tập, đào tạo để giữ chân nhân tài…
Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích mà Reviewedu muốn gửi đến bạn về vị trí Trưởng phòng nhân sự. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan về nghề này và tham khảo để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Chúc các bạn thành công!