Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng là gì? Làm những công việc gì? Mức lương là bao nhiêu?

Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng là một trong những dịch vụ quan trọng tại công ty; giúp đem về nguồn lợi nhuận dồi dào nhất. Vì vậy, bộ phận chăm sóc khách hàng luôn được tuyển dụng và đào tạo một cách chỉnh chu. Vậy bạn đã biết gì về vị trí Trưởng phòng chăm sóc khách hàng chưa? Hãy cùng Reviewedu tìm hiểu những thông tin thú vị và hấp dẫn về vị trí này nhé!

Trưởng phòng chăm sóc khách hàng là gì?

Trưởng phòng chăm sóc khách hàng là người đứng đầu của bộ phận chăm sóc khách hàng; chịu trách nhiệm tất cả các công việc tại phòng ban này. Bạn sẽ thực hiện quản lý toàn bộ các công việc của nhân viên cấp dưới; đưa ra những quyết định thích hợp để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Trưởng phòng chăm sóc khách hàng là gì?
Trưởng phòng chăm sóc khách hàng là gì?

Trưởng phòng chăm sóc khách hàng làm những công việc gì?

Một Trưởng phòng chăm sóc khách hàng đảm nhiệm nhiều công việc trong một công ty, doanh nghiệp khác nhau như:

  • Quản lý Nhân viên Chăm sóc Khách hàng. Lãnh đạo và hướng dẫn đội ngũ Chăm sóc Khách hàng để đảm bảo hiệu suất làm việc và đạt được mục tiêu.
  • Phân công và Quản lý Công Việc. Chia công việc một cách hiệu quả, theo dõi tiến độ; đảm bảo rằng các mục tiêu chăm sóc khách hàng được đạt được.
  • Tư vấn Chiến Lược Chăm sóc Khách hàng. Đóng góp vào việc phát triển chiến lược chăm sóc khách hàng, bao gồm cải tiến quy trình và đề xuất giải pháp.
  • Tuyển dụng và đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng
  • Lên kế hoạch về chăm sóc khách hàng trước trong và sau khi mua hàng.
  • Nghiên cứu và đánh giá, phân tích hành vi mua của khách hàng, để có chiến lược chăm sóc phù hợp
  • Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng. Đưa ra phương án cải tiến, tối ưu sản phẩm làm cho khách hàng hài lòng hơn.
  • Thực hiện các báo cáo về hoạt động chăm sóc khách hàng lên cấp trên nhằm đưa ra các chiến dịch hoạt động hiệu quả.

Mức lương của Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng là bao nhiêu?

Mức lương của vị trí này luôn là một con số hấp dẫn. Bạn sở hữu một mức thu nhập cao hay thấp còn tùy thuộc vào giá trị mà bạn đem lại cho công ty. Điều đó cho thấy, bạn càng tích lũy nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, chăm sóc khách hàng tốt; và cả việc đem lại được doanh số, lợi nhuận cao cho công ty. Bạn sẽ càng có mức thu nhập khủng so với các vị trí khác trong ngành.

  • Đối với những người mới vào làm, mức lương có thể dao động từ 13 – 18 triệu đồng / tháng.
  • Đối với những người có kinh nghiệm làm việc từ  3 – 4 năm, bạn có thể sở hữu mức lương từ 20 – 25 triệu đồng/tháng.

Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng có dễ xin việc không?

Đây là một trong những vị trí phải chịu nhiều áp lực từ khách hàng và cả công ty. Vì thế, vị trí này luôn được tuyển dụng một cách gắt gao; đòi hỏi phải hội tụ nhiều yếu tố và kinh nghiệm làm việc dồi dào.

Bạn cần phải học hỏi và tiếp thu thêm nhiều kiến thức chuyên môn; kỹ năng lãnh đạo, đàm phán, thuyết phục; khả năng tư duy nhạy bén để có thể ứng tuyển vào vị trí này một cách dễ dàng hơn nhé.

Cơ hội việc làm của Trưởng phòng chăm sóc khách hàng trong tương lai như thế nào?

Đây là một trong những vị trí hấp dẫn và có cơ hội thăng tiến rộng mở cho các bạn trong tương lai. Bên cạnh đó, yếu tố nòng cốt vẫn là ở bản thân mỗi người. Bạn có đang phát triển và học hỏi thêm kiến thức chuyên sâu về ngành chăm sóc khách hàng. Điều đó cho thấy qua những công việc mà bạn làm, những kết quả mà bạn mang lại cho công ty.

Cơ hội việc làm của Trưởng phòng chăm sóc khách hàng trong tương lai như thế nào?
Cơ hội việc làm của Trưởng phòng chăm sóc khách hàng trong tương lai như thế nào?

Giá trị bạn đem lại càng lớn thì cơ hội luôn đến với bạn. Bạn có thể đạt được những vị trí cao hơn như Giám đốc chăm sóc khách hàng, Giám đốc kinh doanh,… Hay hơn nữa là bạn có thể tự mở doanh nghiệp riêng cho mình để tự kinh doanh và làm chủ.

Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích về vị trí Trưởng phòng Chăm sóc khách hàng mà Reviewedu đã cung cấp cho bạn. Hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về vị trí này và định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp với bản thân. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *