Xét học bạ năm 2024 của Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cần những gì?

đại học sư phạm đà nẵng xét học bạ

Đại học Sư phạm Đà Nẵng là ngôi trường có chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho khối ngành giáo dục trọng tâm tại khu vực miền Trung. Đây là một ngôi trường có thâm niên trong việc đào tạo. Các bạn hãy cùng Reviewedu tìm hiểu cách thức để trở thành tân sinh viên của trường bằng phương thức xét tuyển học bạ Đại học Sư phạm Đà Nẵng tại đây nhé!

Thông tin chung

  • Tên trường: Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
  • Tên tiếng Anh: University of Science and Education – The University of DaNang (UED)
  • Mã trường: DDS
  • Loại trường: Công lập
  • Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Tại chức – Liên thông – Văn bằng 2
  • Địa chỉ: 459 Tôn Đức Thắng, Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
  • SĐT: 0236.3.841.323
  • Email: ued@ued.udn.vn
  • Website: http://ued.udn.vn hoặc trang tuyển sinh https://tuyensinh.ued.udn.vn/ 
  • Facebook: www.facebook.com/ueddn/

Tầm nhìn và Sứ mạng của Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng

  • Tầm nhìn: tầm nhìn đến năm 2030, Trường là cơ sở giáo dục đại học tự chủ, hội đủ năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học trên một số lĩnh vực mũi nhọn đạt chuẩn chất lượng quốc tế; được phân tầng và xếp hạng cao, có vị thế uy tín trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
  • Sứ mạng: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó đào tạo giáo viên là nòng cốt; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn; phục vụ cho sự phát triển đất nước, trọng tâm là khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Xét học bạ trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng năm 2024 – 2025

Xét học bạ Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng
Xét học bạ Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng

Phương thức xét tuyển của Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng

  • Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT QG năm 2024
  • Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên học bạ THPT.
  • Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024.
  • Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2024.
  • Phương thức 5: Xét tuyển thẳng học sinh đạt giải quốc tế, quốc gia và các đối tượng khác theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Phương thức 6: Xét tuyển theo Đề án tuyển sinh riêng.

Đối tượng xét tuyển của Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng

  • Đối tượng tuyển sinh: tất cả thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (thí sinh Việt Nam hoặc nước ngoài)

Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng xét tuyển những ngành nào?

Các ngành mà Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đào tạo năm 2024

TT

Tên ngành/chuyên ngành Mã ngành Tổ hợp xét tuyển

Mã tổ hợp xét tuyển

1 Giáo dục Tiểu học 7140202 1. Toán + Vật lý + Hóa học

2. Ngữ văn + Lịch sử + Địa lý

3. Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh

4. Toán + Hóa học +Sinh học

1.A00

2.C00

3.D01

4. B00

2 Giáo dục Chính trị 7140205 1. Ngữ văn + Lịch sử + Địa lý

2. Ngữ văn + GDCD + Địa lý

3. Ngữ văn + Tiếng Anh + GDCD

4. Ngữ văn + GDCD + Lịch sử

1.C00

2.C20

3.D66

4.C19

3 Sư phạm Toán học 7140209 1. Toán + Vật lý + Hóa học

2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh

1.A00

2.A01

4 Sư phạm Tin học 7140210 1. Toán + Vật lý + Hóa học

2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh

1.A00

2.A01

5 Sư phạm Vật lý 7140211 1. Vật lý + Toán + Hóa học

2. Vật lý + Toán + Tiếng Anh

3. Vật lý + Toán + Sinh học

1.A00

2.A01

3.A02

6 Sư phạm Hoá học 7140212 1. Hóa học + Toán + Vật lý

2. Hóa học + Toán + Tiếng Anh

3. Hóa học + Toán + Sinh học

1.A00

2.D07

3.B00

7 Sư phạm Sinh học 7140213 1. Sinh học + Toán + Hóa học

2. Sinh học + Toán + Tiếng Anh

3. Sinh học + Toán + Ngữ văn

1.B00

2.B08

3. B03

8 Sư phạm Ngữ văn 7140217 1. Ngữ văn + Lịch sử + Địa lý

2. Ngữ văn + GDCD + Toán

3. Ngữ văn + GDCD + Tiếng Anh

1.C00

2.C14

3.D66

9 Sư phạm Lịch sử 7140218 1. Lịch sử + Ngữ văn + Địa lý

2. Lịch sử + Ngữ văn + GDCD

1.C00

2.C19

10 Sư phạm Địa lý 7140219 1. Địa lý + Ngữ văn + Lịch sử

2. Địa lý + Ngữ văn + Tiếng Anh

1.C00

2.D15

11 Giáo dục Mầm non 7140201 1. Năng khiếu 1 (Kể chuyện, đọc diễn cảm) + Năng khiếu 2 (Hát, Nhạc) + Toán

2. Năng khiếu 1 (Kể chuyện, đọc diễn cảm) + Năng khiếu 2 (Hát, Nhạc) + Ngữ văn

1.M09

2.M01

12 Sư phạm Âm nhạc 7140221 1. Năng khiếu 1 (Thẩm âm, Tiết tấu)*2 + Năng khiếu 2 (Hát)*2 + Ngữ Văn

2. Năng khiếu 1 (Thẩm âm, Tiết tấu)*2 + Năng khiếu 2 (Hát)*2 + Toán

1.N00

2. N01

13 Sư phạm Khoa học tự nhiên 7140247 1.Toán + Vật lý + Hóa học

2.Toán + Sinh học + Vật lý

3.Toán + Hóa học + Sinh học 4.Toán + KHTN + Tiếng Anh

1.A00

2.A02

3.B00

4.D90

14 Sư phạm Lịch sử- Địa lý 7140249 1. Ngữ văn+ Lịch sử + Địa lý

2. Ngữ văn + KHXH + Tiếng Anh

3. Ngữ văn + Lịch sử + GDCD

4. Ngữ văn + Địa lý + GDCD

1.C00

2.D78

3.C19

4.C20

15 Giáo dục Công dân 7140204 1. Ngữ văn + Lịch sử + Địa lý

2. Ngữ văn + GDCD + Địa lý

3. Ngữ văn + Tiếng Anh + GDCD

4. Ngữ văn + GDCD + Lịch sử

1.C00

2.C20

3.D66

4.C19

16 Sư phạm Tin học và Công nghệ Tiểu học 7140250 1. Toán + Vật lý + Hóa học

2. Ngữ văn + Lịch sử + Địa lý

3. Toán + Ngữ văn + Tiếng Anh

4. Toán + Hóa học +Sinh học

1.A00

2.C00

3.D01

4. B00

17 Giáo dục thể chất 7140206 1.Năng khiếu TDTT (Bật xa tại chỗ, chạy 100m)*2 + Toán + Sinh học

2.Năng khiếu TDTT (Bật xa tại chỗ, chạy 100m)*2 + Toán + Ngữ Văn

3.Năng khiếu TDTT (Bật xa tại chỗ, chạy 100m)*2 + Ngữ Văn + Sinh học

4.Năng khiếu TDTT (Bật xa tại chỗ, chạy 100m)*2 + Ngữ văn + GDCD

1.T00

2.T02

3.T03

4.T05

18 Công nghệ Sinh học 7420201 1. Toán + Sinh học + Hóa học

2. Toán + Sinh học + Tiếng Anh

3. Toán + Vật lý + Tiếng Anh

4. Toán + Sinh học+ Ngữ văn

1.B00

2.B08

3.A01

4. B03

19 Hóa học

Gồm các chuyên ngành:

1. Hóa Dược;
2. Hóa phân tích môi trường

7440112 1. Hóa học + Toán + Vật lý

2. Hóa học + Toán + Tiếng Anh

3. Hóa học + Toán + Sinh học

1.A00

2.D07

3.B00

20 Công nghệ thông tin 7480201 1. Toán + Vật lý + Hóa học

2. Toán + Vật lý + Tiếng Anh

1.A00

2.A01

21 Văn học 7229030 1. Ngữ văn + Lịch sử + Địa lý

2. Ngữ văn + Địa lý + Tiếng Anh

3. Ngữ văn + GDCD + Toán

4. Ngữ văn + GDCD + Tiếng Anh

1.C00

2.D15

3.C14

4.D66

22 Lịch sử

(chuyên ngành Quan hệ quốc tế)

7229010 1. Lịch sử + Ngữ văn + Địa lý

2. Lịch sử + Ngữ văn + GDCD

3. Lịch sử + Ngữ văn + Tiếng Anh

1.C00

2.C19

3.D14

23 Địa lý học

(chuyên ngành Địa lý du lịch)

7310501 1. Địa lý + Ngữ văn + Lịch sử

2. Địa lý + Ngữ văn + Tiếng Anh

1.C00

2.D15

24 Việt Nam học

(chuyên ngành Văn hóa du lịch)

7310630 1. Ngữ văn + Địa lý + Lịch sử

2. Ngữ văn + Địa lý + Tiếng Anh

3. Ngữ văn + Lịch sử + Tiếng Anh

1.C00

2.D15

3.D14

25 Tâm lý học 7310401 1. Ngữ văn + Địa lý + Lịch sử

2. Ngữ văn + Tiếng Anh + Toán

3. Sinh học + Toán + Hóa học

4. Ngữ văn + GDCD + Tiếng Anh

1.C00

2.D01

3.B00

4. D66

26 Công tác xã hội 7760101 1. Ngữ văn + Địa lý + Lịch sử

2. Ngữ văn + GDCD + Tiếng Anh

3. Ngữ văn + GDCD + Lịch sử

4. Ngữ văn + Địa lý + GDCD

1.C00

2. D66

3. C19

4. C20

27 Báo chí 7320101 1. Ngữ văn + Lịch sử + Địa lý

2. Ngữ văn + Địa lý + Tiếng Anh

3. Ngữ văn + GDCD + Toán

4. Ngữ văn + GDCD + Tiếng Anh

1.C00

2.D15

3.C14

4.D66

28 Quản lý tài nguyên và môi trường 7850101 1. Toán + Sinh học + Hóa học

2. Toán + Sinh học + Tiếng Anh

3. Toán + Vật lý + Tiếng Anh

4. Toán + Sinh học+ Ngữ văn

1.B00

2.B08

3.A01

4. B03

29 Vật lý kỹ thuật 7520401 1. Vật lý + Toán+ Hóa học

2. Vật lý + Toán + Tiếng Anh

3. Vật lý + Toán + Sinh học

1.A00
2.A01
3.B00
30 Văn hóa học 7229040 1. Ngữ văn + Lịch sử + Địa lý

2. Ngữ văn + Địa lý + Tiếng Anh

3. Ngữ văn + GDCD + Toán

4. Ngữ văn + GDCD + Tiếng Anh

1.C00
2.D15
3.C14
4.D66

Quy định về học bổng của Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng

Thủ khoa, Á khoa cấp Trường

  • Thủ khoa:    30.000.000 đồng/SV;
  • Á khoa:        20.000.000 đồng/SV;
  • Hỗ trợ 100% chi phí trao đổi sinh viên quốc tế (nếu có).

Thủ khoa cấp Khoa/Ngành

  • Mức học bổng: 3.000.000 đồng/SV
  • Đối tượng:
    • Sinh viên đạt Thủ khoa cấp Khoa;
    • Sinh viên đạt Thủ khoa ngành Chất lượng cao.

Tuyển thẳng

  • Mức học bổng: 5.000.000 đồng/SV.
  • Đối tượng:
    • Sinh viên tuyển thẳng theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
    • Sinh viên tuyển thẳng theo Đề án tuyển sinh riêng của Trường.

Ngoài ra, Trường còn dành nhiều suất học bổng khác cho các tân sinh viên đạt điểm cao từ các nhà tài trợ, doanh nghiệp, mạnh thường quân.

Các nguyên tắc về xét tuyển của Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng

Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT QG năm 2024

  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sẽ được công bố sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trong đó:
  • Ngành Giáo dục Mầm non, Sư phạm Âm nhạc, Giáo dục thể chất: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và điểm các môn Năng khiếu ≥5.
  • Ngành Giáo dục Thể chất: nếu các thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng khi đăng ký xét tuyển không áp dụng ngưỡng đầu vào;
  • Ngành Sư phạm Âm nhạc: nếu thí sinh có điểm thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm, ĐHĐN tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 điểm trở lên theo thang điểm 10,0) khi đăng ký xét tuyển không áp dụng ngưỡng đầu vào.

Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên học bạ THPT.

Đối với các ngành đào tạo giáo viên (Ngoại trừ ngành Sư phạm Âm nhạc và Giáo dục thể chất): học sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 đạt loại Giỏi và có điểm thi môn năng khiếu ≥ 5.

Đối với ngành Sư phạm Âm nhạc, Giáo dục thể chất:

  • Ngành Giáo dục Thể chất: người dự tuyển phải có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên và có điểm thi môn năng khiếu ≥ 5; nếu các thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế khi đăng ký xét tuyển không áp dụng ngưỡng đầu vào;
  • Ngành Sư phạm Âm nhạc: người dự tuyển phải có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên và có điểm thi môn năng khiếu ≥ 5; nếu thí sinh có điểm thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm, ĐHĐN tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 điểm trở lên theo thang điểm 10,0) khi đăng ký xét tuyển không áp dụng ngưỡng đầu vào;

Đối với các ngành còn lại (ngành cử nhân khoa học): Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp >=15,0.

Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024.

  • Công bố khi có kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2024.

Đối với các ngành đào tạo giáo viên (Ngoại trừ ngành Sư phạm Âm nhạc và Giáo dục thể chất): học sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 đạt loại Giỏi.

Đối với ngành ngành Sư phạm Âm nhạc, Giáo dục thể chất:

  • Ngành Giáo dục Thể chất: người dự tuyển phải có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên; nếu các thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế khi đăng ký xét tuyển không áp dụng ngưỡng đầu vào.
  • Ngành Sư phạm Âm nhạc: người dự tuyển phải có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên; nếu thí sinh có điểm thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm, ĐHĐN tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 điểm trở lên theo thang điểm 10,0) khi đăng ký xét tuyển không áp dụng ngưỡng đầu vào.

Phương thức 5: Xét tuyển thẳng học sinh đạt giải quốc tế, quốc gia và các đối tượng khác theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • Thí sinh lựa chỉ được lựa chọn 01 trong những nhóm xét tuyển để đăng ký. Xét theo điểm xét tuyển của thí sinh từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu. Trường hợp có nhiều thí sinh đồng hạng vượt quá chỉ tiêu sẽ xét đến điểm trung bình năm học lớp 12.

Phương thức 6: Xét tuyển theo Đề án tuyển sinh riêng.

  • Nhóm 1: Học sinh đạt giải khuyến khích tại các kỳ thi HSG Quốc gia, KHKT cấp Quốc gia thuộc các năm 2021, 2022, 2023.
  • Nhóm 2: Học sinh đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc các năm 2021, 2022, 2023.
  • Nhóm 3: Học sinh đạt giải tại kỳ thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc các năm 2021, 2022,2023. 
  • Nhóm 4: Học sinh học trường THPT chuyên. 
  • Nhóm 5: Học sinh giỏi liên tục các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12. 
  • Nhóm 6: Học sinh đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5,0 hoặc TOEFL iBT từ 60 điểm, TOEIC từ 600 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển). 

Điểm chuẩn xét tuyển Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng chính xác nhất

Điểm chuẩn các ngành tại Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng từng năm

Ngành

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Xét theo KQ thi THPT Xét theo học bạ Xét theo KQ thi THPT

Xét theo KQ thi THPT

Giáo dục Tiểu học 22,85 25 24,8 25,02
Giáo dục công dân 21,25 18 22,75 25,33
Giáo dục Chính trị 23,5 18 23 25,80
Sư phạm Toán học 22,4 27,25 25 24,96
Sư phạm Tin học 19,75 18 19,4 21,40
Sư phạm Vật lý 23,4 24 23,75 24,70
Sư phạm Hoá học 24,4 26,75 24,15 25,02
Sư phạm Sinh học 19,05 18 19,25 22,35
Sư phạm Ngữ văn 24,15 25,50 25,75 25,92
Sư phạm Lịch sử 23 18 25 27,58
Sư phạm Địa lý 21,5 18 23,75 24,63
Giáo dục Mầm non 19,35   19,35 20,00
Sư phạm Âm nhạc 18,25   20,16 22,20
Sư phạm Khoa học tự nhiên 19,3 18 21 23,50
Sư phạm Lịch sử – Địa lý 21,25 18 23,25 25,80
Sư phạm Tin học và Công nghệ Tiểu học 19,85 18 22,75 22,30
Công nghệ sinh học 16,15 15 16,85 16,85
Vật lý học        
Hóa học 17,55 15 16  
Hóa học (Chất lượng cao) 18,65      
Khoa học môi trường        
Toán ứng dụng        
Công nghệ thông tin 15,15 15 22,3 21,15
Công nghệ thông tin (Chất lượng cao) 17   22,35  
Văn học 15,5 15   23,34
Lịch sử 15 15 15,5  
Địa lý học 15 15 20,5  
Việt Nam học 15 16 18,75  
Việt Nam học (Chất lượng cao) 15,25   19  
Văn hoá học 15 15 15,25 21,35
Tâm lý học 16,25 21 21,5 23,00
Tâm lý học (Chất lượng cao) 16,75   21,6  
Công tác xã hội 15,25 15 20,75 21,75
Báo chí 22,5 24 24,15 24,77
Báo chí (Chất lượng cao) 23   24,25  
Quản lý tài nguyên và môi trường 15,4 15 15,85 15,90
Quản lý tài nguyên và môi trường (Chất lượng cao)        
Công nghệ thông tin (đặc thù)        
Sư phạm Công nghệ   18    
Giáo dục Thể chất 17,81   21,94 20,63
Vật lý kỹ thuật     15,8 15,35
Lịch sử (Chuyên ngành Quan hệ quốc tế)       22,25
Địa lý học (chuyên ngành Địa lý du lịch)       19,50
Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa du lịch)       20,50
Hóa học, gồm các chuyên ngành:

  1. Hóa Dược;
  2. Hóa phân tích môi trường;
      17,80

Cách tính điểm xét học bạ của Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng như thế nào?

Học sinh tham gia đăng kí xét học bạ trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng
Học sinh tham gia đăng kí xét học bạ trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng

Nhà trường sử dụng kết quả học tập của 02 học kỳ năm học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 để xét tuyển với điều kiện: điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung của môn học đó (làm tròn đến 1 chữ số thập phân). Cách tính điểm mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển:

Điểm xét tuyển (ĐXT) = Tổng điểm các môn trong tổ hợp + Điểm ưu tiên

Trong đó:

  • Điểm môn học dùng để xét tuyển là điểm trung bình môn lớp 10, lớp 11 và học kỳ I năm lớp 12; làm tròn đến 2 số lẻ;
  •  Điểm môn ngoại ngữ sử dụng trong xét tuyển là điểm ngoại ngữ chính (Ngoại ngữ 1). 

Hồ sơ nhập học của Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng gồm những gì?

  • 01 Bản photo giấy báo trúng tuyển.
  • 01 Bản sao công chứng học bạ và học bạ gốc.
  • 01 Bản sao giấy khai sinh.
  • 02 Bản sao công chứng căn cước công dân.
  • Bản chính Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với SV tốt nghiệp năm 2024),  bản sao công chứng bằng tốt nghiệp THPT (đối với SV tốt nghiệp trước năm 2024).
  • 04 ảnh thẻ cỡ 3×4 cm.
  • Giấy xác nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự (đối với SV nam).
  • Sổ đoàn viên (đối với SV là đoàn viên).
  • Giấy chuyển sinh hoạt Đảng (nếu có).
  • Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

Xét tuyển theo kỳ thi ĐGNL của Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng như thế nào?

Điểm xét tuyển (ĐXT) = Điểm bài thi ĐGNL + Điểm ưu tiên (quy đổi) theo Quy chế tuyển sinh hiện hành. 

Trong đó:

  • Đối với các ngành đào tạo giáo viên (Ngoại trừ ngành Sư phạm Âm nhạc và Giáo dục thể chất): học sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 đạt loại Giỏi. 
  • Đối với ngành ngành Sư phạm Âm nhạc, Giáo dục thể chất: 
    • Ngành Giáo dục Thể chất: người dự tuyển phải có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên; nếu các thí sinh là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế khi đăng ký xét tuyển không áp dụng ngưỡng đầu vào. 
    • Ngành Sư phạm Âm nhạc: người dự tuyển phải có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên; nếu thí sinh có điểm thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm, ĐHĐN tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 điểm trở lên theo thang điểm 10,0) khi đăng ký xét tuyển không áp dụng ngưỡng đầu vào.

Kết luận

Qua các thông tin mà ReviewEdu đã cung cấp hi vọng sẽ mang lại những hiểu biết sơ bộ cho các bạn về Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng trước khi đăng ký nguyện vọng theo học tại đây. Ngoài ra nếu cần phản hồi cho thông tin chưa chính xác xin hãy liên hệ trực tiếp tại trang Liên Hệ.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *