Xét học bạ năm 2024 của Trường Quản trị Kinh doanh Đại học Quốc Gia Hà Nội  cần những gì?

xét học bạ Trường Quản trị và Kinh doanh Hà Nội

Trường Quản trị và Kinh doanh – Đại học Quốc gia Hà Nội là tổ chức đào tạo đầu tiên ở Việt Nam được nhận ISO cho tất cả các hoạt động tư vấn và đào tạo từ năm 1996. Hiện nhà trường đang có quan hệ hợp tác nghiên cứu và đào tạo với nhiều nhà khoa học xuất sắc, nhiều trường Đại học nổi tiếng thế giới… Đây là ngôi trường mơ ước của các bạn đam mê khối ngành kinh tế. Vậy phương thức tuyển sinh của trường như thế nào? Để biết rõ hơn về việc xét học bạ Trường Quản trị và Kinh doanh Hà Nội (HSB), hãy theo dõi bài viết này nhé! 

Danh mục bài viết

Thông tin chung về Trường Quản trị Kinh doanh – Đại học Quốc Gia Hà Nội 

  • Tên trường: Khoa Quản Trị Kinh Doanh ĐHQG Hà Nội (HSB)
  • Địa chỉ: Số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Mã tuyển sinh: QHD
  • Hệ đào tạo: Chính quy
  • Số điện thoại: (024) 3754 8456
  • Email: http://hsb.vnu.edu.vn
  • Website: http://hsb.vnu.edu.vn

Mục tiêu, tầm nhìn

Mục tiêu:

  • 2035: Top 100 Trường Quản trị và Kinh doanh tốt nhất Châu Á
  • 2045: Top 500 Thế giới các Trường về Quản trị và Kinh doanh

Tầm nhìn: HSB luôn là Trường Quản trị và Kinh doanh có uy tín tại Việt Nam và trên thế giới về đào tạo và nghiên cứu liên ngành kết hợp 3 trụ cột học thuật là Quản trị, Công nghệ và An ninh.

Xem thêm: Review Trường Quản Trị và Kinh Doanh ĐHQG Hà Nội (HSB) có tốt không?

Thông tin xét tuyển của Trường Quản trị Kinh doanh – Đại học Quốc Gia Hà Nội 

Trường Quản trị và Kinh doanh Hà Nội (HSB) tuyển sinh như thế nào
Trường Quản trị và Kinh doanh Hà Nội (HSB) tuyển sinh như thế nào

Phương thức xét tuyển của Trường Quản trị Kinh doanh – Đại học Quốc Gia Hà Nội 

Kết hợp sơ tuyển (qua đánh giá hồ sơ thí sinh và đánh giá trí thông minh cảm xúc EQ) và xét tuyển. Trong đó, Trường Quản trị Kinh doanh – Đại học Quốc Gia Hà Nội sử dụng các phương thức xét tuyển sau:

  • Phương thức 1 (mã phương thức: 301): Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Phương thức 2 (mã phương thức: 303): Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định đặc thù và hướng dẫn tuyển sinh của ĐHQGHN;
  • Phương thức 3 (mã phương thức: 401): Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN còn hiệu lực;
  • Phương thức 4 (mã phương thức: 500): Xét chứng chỉ quốc tế (A-Level, SAT, ACT); Xét tuyển kết hợp IELTS và kết quả học tập 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển; Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM còn hiệu lực;
  • Phương thức 5 (mã phương thức: 100): Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 hoặc xét kết hợp với Chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL iBT.

Đối tượng, phạm vi xét tuyển của Trường Quản trị Kinh doanh – Đại học Quốc Gia Hà Nội 

Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức): là người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương. Đối tượng dự tuyển trên phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Vượt qua vòng sơ tuyển thông qua đánh giá hồ sơ và đánh giá trí thông minh cảm xúc – EQ
  • Đạt điểm sàn xét tuyển theo yêu cầu của Trường.
  • Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;
  • Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.

Riêng ngành Quản trị và An ninh (Mã ngành 7900189) là chương trình mang tính chiến lược đối với sự nghiệp đào tạo nhân tài góp phần phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng thêm các điều kiện khắt khe của chương trình về chuẩn đầu vào, bao gồm:

    • Chiều cao: nữ từ 1.58m và nam từ 1.65m, thể lực tốt, thị giác tốt (trừ trường hợp có năng khiếu thì xét riêng);
    • Học lực 3 năm THPT từ loại Khá;
    • Hạnh kiểm 3 năm THPT đạt từ loại Khá;
    • Gia đình gương mẫu chấp hành pháp luật.
  • Phạm vi xét tuyển trên toàn quốc

Chỉ tiêu tuyển sinh của Trường Quản trị Kinh doanh – Đại học Quốc Gia Hà Nội 

Chỉ tiêu của Trường Quản trị Kinh doanh – Đại học Quốc Gia Hà Nội trong 3 năm gần nhất

Năm

Mã tuyển sinh

Chỉ tiêu xét tuyển

2022-2023 QHD Tuyển sinh 380 chỉ tiêu
2023-2024 QHD Tuyển sinh 380 chỉ tiêu
2024-2025 QHD Đội ngũ Reviewedu sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất

Hồ sơ xét tuyển của Trường Quản trị Kinh doanh – Đại học Quốc Gia Hà Nội 

Các thí sinh đăng ký và nộp hồ sơ trực tuyến theo hướng dẫn tại link: https://forms.zohopublic.com/hsbvnu/form/Phinbn2NphsxttuynchngtrnhCnhn2022/formperma/ZDTYPA6bMZ0Ott9MCNnkLJWMM8_v_ND-0jcnjVHGsM0

Thời gian xét tuyển của Trường Quản trị Kinh doanh – Đại học Quốc Gia Hà Nội 

Thời gian xét tuyển trong 3 năm gần đây:

  • Năm 2022-2023: Từ 15/04/2022-23/07/2022
  • Năm 2023-2024: Từ 05/04/2023-22/07/2023
  • Năm 2024-2025: Đội ngũ Reviewedu sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất

Địa điểm nhận hồ sơ xét tuyển

Nộp trực tiếp tại địa chỉ Nhà B1, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội hoặc trực tuyến theo link: https://zfrmz.com/uOExtze2CT3MHRAxnYt0

Xét học bạ HSB cần những gì?
Xét học bạ HSB cần những gì?

Các ngành đào tạo của Trường Quản trị Kinh doanh – Đại học ĐHQG Hà Nội 

Trường Quản trị và Kinh doanh – Đại học quốc gia Hà Nội tuyển sinh cho các ngành:

  • Quản trị và An ninh (MAS) – 7900189
  • Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ (MET) – 7900101
  • Marketing và Truyền thông (MAC) – 7900102
  • Quản trị Nhân lực và Nhân tài (HAT) – 7900103

Điều kiện xét tuyển học bạ của Trường Quản trị Kinh doanh – ĐHQG Hà Nội 

Quy định về từng phương thức xét tuyển

Thí sinh bắt buộc phải đạt 1 trong 3 điều kiện về tiếng Anh sau đây:

  • Có kết quả học tập từng kỳ (6 học kỳ) môn tiếng Anh bậc THPT đạt tối thiểu 7.0 điểm.
  • Hoặc có điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh đạt từ 6 (thang điểm 10).
  • Hoặc có chứng chỉ TIếng Anh IELTS đạt từ 5.5 (hoặc tương đương quy định) còn hạn 2 năm kể từ ngày thi.

Đối với ngưỡng đầu vào với thí sinh đăng ký xét tuyển sử dụng chứng chỉ A-Level, thí sinh có kết quả 3 môn thi trong đó bắt buộc có môn toán hoặc ngữ văn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên.

Điểm sàn xét tuyển với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt tối thiểu 1.100/1.600 điểm.

Điểm sàn xét tuyển đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi chuẩn hóa American College Testing: thí sinh đạt điểm tối thiểu 22/36 điểm.

Ngưỡng đầu vào đối với thí sinh đăng ký xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh IELTS, kết quả học tập bậc THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh phải đạt đồng thời 3 điều kiện sau:

  • Có chứng chỉ tiếng Anh IELTS đạt tối thiểu từ 5.5 trở lên hoặc tương đương còn hạn sử dụng.
  • Kết quả học tập 3 năm bậc THPT của 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt trung bình tối thiểu 8.0 điểm/môn học (trong đó bắt buộc có môn toán), từng kỳ không có môn học nào dưới 7.0.
  • Tổng điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Quy định về học bổng của Trường Quản trị Kinh doanh – ĐHQG Hà Nội 

Tài trợ học phí toàn phần có điều kiện: 100% học phí (trả lại học phí cho Quỹ Học bổng HSB trong vòng 10 năm kể từ khi ra trường theo hợp đồng ký kết với HSB). Áp dụng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nhưng học giỏi và đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có xác nhận của địa phương về hoàn cảnh gia đình khó khăn;
  • Là học sinh giỏi, có điểm trung bình học lực các môn 3 năm THPT theo tổ hợp xét tuyển: từ 8,0 trở lên.
  • Điểm tổ hợp xét tuyển của kỳ thi tốt nghiệp THPT đạt từ 24/30 điểm (không môn nào dưới 7) hoặc điểm thi kỳ thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức đạt từ 90/150 điểm.
  • Điều kiện duy trì học bổng: Điểm trung bình các kỳ trong suốt quá trình học tại HSB đạt từ 2.8/4.0 trở lên và điểm rèn luyện loại Tốt trở lên (tương đương tiêu chuẩn Học bổng loại Khá, căn cứ Quy định tạm thời về quản lý và sử dụng học bổng tại Đại học Quốc Gia Hà Nội).​​​​​​

STT

Loại học bổng Trị giá học bổng

Điều kiện xét học bổng

1 Thủ Khoa 30.000.000 VNĐ a. Về học tập

– Học lực 3 năm THPT đạt từ loại giỏi– Điểm thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển đạt từ 25 điểm trở lên (không có điểm dưới 7)

b. Về hạnh kiểm

– Hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt

2 Á Khoa 15.000.000 VNĐ a. Về học tập

– Học lực 3 năm THPT đạt từ loại giỏi– Điểm thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp xét tuyển đạt từ 24 điểm trở lên (không có điểm dưới 6)

b. Về hạnh kiểm

– Hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt

3 Xuất sắc 30.000.000 VNĐ a. Về kết quả học tập

– Đối với các khoá đào tạo theo niên chế: Tại học kỳ xét học bổng, kết quả học tập đạt loại xuất sắc (điểm trung bình chung tích luỹ đạt từ 3.6/4.0), không có điểm thi hoặc kiểm tra dưới 5.0/10 (tính điểm thi/kiểm tra lần thứ nhất).

b. Về kết quả rèn luyện

– Xếp loại xuất sắc

4 Giỏi 15.000.000 VNĐ a. Về kết quả học tập

– Đối với các khoá đào tạo theo niên chế: Tại học kỳ xét học bổng, kết quả học tập đạt loại giỏi (điểm trung bình chung tích luỹ đạt từ 3.2-3.59/4.0), không có điểm thi hoặc kiểm tra dưới 5.0/10 (tính điểm thi/kiểm tra lần thứ nhất).

b. Về kết quả rèn luyện

– Xếp loại tốt trở lên

5 Khá 3.000.000 VNĐ a. Về kết quả học tập

– Đối với các khoá đào tạo theo niên chế: Tại học kỳ xét học bổng, kết quả học tập đạt loại khá (điểm trung bình chung tích luỹ đạt từ 2.8-3.19/4.0), không có điểm thi hoặc kiểm tra dưới 5.0/10 (tính điểm thi/kiểm tra lần thứ nhất).

b. Về kết quả rèn luyện

– Xếp loại khá trở lên

Các nguyên tắc về xét tuyển của Trường Quản trị Kinh doanh – ĐHQG Hà Nội 

  • Xét tuyển theo nguyên tắc từ cao đến thấp đến hết chỉ tiêu phân bổ tương ứng của từng phương thức xét tuyển; Trường hợp thí sinh xét tuyển theo phương thức không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT nhập học ít hơn chỉ tiêu được duyệt, chỉ tiêu còn lại được chuyển sang các phương thức xét tuyển có sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
  • Không quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển.
  • Đối với xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT: Trong trường hợp bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển căn cứ theo điểm từ cao xuống thấp theo thứ tự ưu tiên của điểm môn thi Toán, tiếng Anh. Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển đồng thời Tiếng Anh và Toán ở cuối danh sách thì ưu tiên xét trúng tuyển theo thứ tự tổ hợp xét tuyển có môn Vật lý, Ngữ văn, Sinh, Hóa đối với ngành MET, MAS và ưu tiên xét trúng tuyển theo thứ tự tổ hợp xét tuyển có môn Ngữ văn, Lịch sử, địa lý, KHXH đối với ngành MAC, HAT.
  • Đối với xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: được xét từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu phân bổ. Thứ tự ưu tiên xét tuyển thẳng, ưu tiên xét theo cấp độ giải thưởng (quốc tế, khu vực, quốc gia, cấp tỉnh), kết quả học tập THPT.

Điểm chuẩn xét tuyển Trường Quản trị Kinh doanh – Đại học Quốc Gia Hà Nội chính xác nhất

Điểm chuẩn các ngành tại Trường Quản trị Kinh doanh – Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2023

TT

Ngành học Mã ngành

Điểm chuẩn

1 Quản trị và An ninh (MAS) 7900189 22
2 Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ (MET) 7900101 21.55
3 Marketing và Truyền thông (MAC) 7900102 21.55
4 Quản trị Nhân lực và Nhân tài (HAT) 7900103 20.55

Cách tính điểm xét học bạ Trường Quản trị Kinh doanh – Đại học Quốc Gia Hà Nội 

Thí sinh có kết quả học tập trung bình 5 học kỳ bậc THPT (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) của 02 môn trong tổ hợp xét tuyển (trong đó có môn Toán + Ngữ văn/Vật lý/Địa lý/Lịch sử) từ 15.0 điểm trở lên và kết hợp phỏng vấn, kết hợp chứng chỉ IELTS hoặc chứng chỉ TOEFL iBT

Hồ sơ nhập học của của Trường Quản trị Kinh doanh – ĐHQG Hà Nội 

Địa điểm: Hội trường Nguyễn Văn Đạo, ĐHQGHN, Số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Khi đến nộp hồ sơ nhập học trực tiếp, thí sinh phải nộp:

  1. Giấy báo thí sinh trúng tuyển đại học chính quy năm 2024: bản chính và 02 bản photocopy.
  2. Căn cước công dân: 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra.
  3. Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024: bản chính.
  4. Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2024): 01 bản photocopy có công chứng và có bản chính để kiểm tra. Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (bản chính) (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2024).
  5. Học bạ THPT hoặc tương đương: 01 bản photocopy có công chứng hoặc xác nhận của trường nơi tốt nghiệp và có bản chính để kiểm tra.
  6. Giấy khai sinh: 01 bản sao y bản chính hoặc 01 bản photocopy có công chứng.
  7. Bản sơ yếu lý lịch (theo mẫu QHD_mau-ly-lich-2024), có dán ảnh đóng dấu giáp lai và chứng nhận của chính quyền địa phương.
  8. Giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên theo đối tượng, chính sách xã hội (nếu có). Thí sinh được hưởng ưu tiên theo khu vực và đối tượng cần xuất trình bản chính các giấy tờ liên quan để đối chiếu.
  9. Lý lịch và giấy chuyển sinh hoạt Đảng, Đoàn (nếu có). (VD: Sổ Đoàn, ….)
  10. Phiếu báo nhân khẩu tạm vắng do cơ quan công an phường (xã) cấp kèm theo bản photocopy căn cước công dân (đối với sinh viên có nhu cầu đăng ký tạm trú).
  11. Giấy chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự (đối với nam, trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự).
  12. 02 ảnh 3×4 và 01 ảnh 6×9, chụp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập học. (ghi đầy đủ tên, ngày sinh, nơi sinh vào mặt sau ảnh và trên phong bì đựng ảnh)
  13. Thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc: 01 bản photocopy (không cần công chứng)
  14. Chứng chỉ tiếng Anh nếu có (ielts từ 4.5 trở lên hoặc tương đương): 01 bản photocopy có công chứng
  15. Tiền nhập học là tổng số tiền của các khoản đóng dưới đây: Thí sinh có thể nộp tiền mặt trực tiếp tại buổi nhập học hoặc Chuyển khoản qua Chủ tài khoản: Trường Quản trị và Kinh doanh, Số tài khoản 1: 120.10.00.598.5726 Tại Ngân hàng: BIDV – Chi nhánh Sở giao dịch 1. Nội dung chuyển khoản: Họ và tên_ngày sinh _CCCD/CMND_ngành (tên viết tắt)_nhập học
  16. Tiền làm thẻ sinh viên, tài liệu cho sinh viên: 100.000đ
  17. Học phí tạm thu
  • Ngành Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ (MET): 32.000.000đ
  • Ngành Quản trị và An ninh (MAS): 35.000.000đ
  • Ngành Marketing và Truyền thông (MAC): 30.000.000
  • Ngành Quản trị Nhân lực và Nhân tài (HAT): 30.000.000đ
  1. Tiền mua hồ sơ sức khoẻ và khám sức khoẻ: 180.000đ (nếu thí sinh đã có giấy khám sức khỏe thì nộp cùng hồ sơ nhập học và không cần nộp khoản tiền này)
  2. Bảo hiểm Y tế bắt buộc 15 tháng: 850.500đ/15 tháng.
  3. Bảo hiểm thân thể (tự nguyện):420.000 đ/4 năm

Kỳ thi ĐGNL của Trường Quản trị Kinh doanh – ĐHQG Hà Nội  như thế nào?

Thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức và ngưỡng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) theo từng ngành như sau:

STT

Ngành Mã ngành Điểm thi ĐGNL (HSA) do ĐHQGHN tổ chức (thang điểm 150)

Điểm thi ĐGNL do ĐHQG tp HCM tổ chức (thang điểm 1200)

1. Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ 7900101 85 760
2. Marketing và Truyền thông 7900102 85 760
3. Quản trị Nhân lực và Nhân tài 7900103 80 750
4. Quản trị và An ninh 7900189 85 760

Đồng thời, thí sinh phải đạt 1 trong 3 điều kiện về Tiếng Anh sau đây: (1) Có kết quả học tập từng kỳ (6 học kỳ) môn Tiếng Anh bậc THPT đạt tối thiểu 7.0 điểm hoặc (2) Có điểm thi tốt nghiệp môn tiếng Anh đạt từ 6 (thang điểm 10) hoặc (3) Có chứng chỉ Tiếng Anh Ielts đạt từ 5.5 (hoặc tương đương quy định tại Phụ lục 2) còn hạn 02 năm kể từ ngày thi.

Kết luận 

Trường Quản trị và Kinh doanh – Đại học Quốc gia Hà Nội là một nơi học tập, nghiên cứu, trao đổi chuyên môn chuyên nghiệp và đáng mơ ước của nhiều người. Nếu bạn có nguyện vọng theo học tập tại trường thì cần trau dồi và cố gắng vượt qua các vòng tuyển sinh của trường. Chúc bạn sẽ tìm được một ngành nghề thích hợp qua bào viết tổng hợp về xét học bạ Trường Quản trị và Kinh doanh Hà Nội trên.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *