Trợ giảng là gì? Làm những công việc gì? Mức lương của Trợ giảng là bao nhiêu?

Trợ giảng là gì

Ngày nay, giáo dục luôn được chú trọng và cải cách để ngày càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh sự tận tình của các giảng viên thì trợ giảng cũng là nghề tham gia vào việc hỗ trợ các bạn học viên. Vậy công việc cụ thể của một Trợ giảng là gì? Hãy cùng ReviewEdu tìm hiểu những thông tin cần thiết về nghề này nhé!.

Trợ giảng là gì?

Theo khoản 2 Điều 54 của Luật Giáo dục đại học năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định: “Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư”.

Vậy, trợ giảng có vai trò như một giảng viên. Là người đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình giảng. Công việc của trợ giảng có thể khác nhau tùy thuộc vào cấp độ học tập, loại hình tổ chức giáo dục và nhiệm vụ cụ thể được giao.

Trợ giảng trong các buổi học
Trợ giảng trong các buổi học

Trợ giảng làm những công việc gì?

Công việc của trợ giảng có thể chia thành các nhóm chính sau: 

Hỗ trợ giảng dạy

Trợ giảng giúp giảng viên chuẩn bị bài giảng, hỗ trợ giảng viên trong quá trình giảng dạy. Như:

  • Hỗ trợ giảng viên điều khiển lớp học, quản lý học sinh
  • Giải đáp thắc mắc của học sinh trong giờ học
  • Phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập
  • Chuẩn bị tài liệu, powerpoint theo giáo án của giảng viên chính
  • Đóng góp các ý tưởng, sáng kiến vào giáo án cho giảng viên chính để giúp cho bài giảng thêm sinh động và hấp dẫn hơn

Hỗ trợ học tập

Trợ giảng giúp học sinh học tập hiệu quả hơn. Như:

  • Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể cho học sinh
  • Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi học sinh giỏi
  • Tư vấn học tập cho học sinh
  • Kèm cặp thêm cho học viên yếu sau giờ học

Hỗ trợ quản lý

Trợ giảng giúp giảng viên và nhà trường quản lý lớp học. Như:

  • Điểm danh học sinh
  • Sắp xếp lịch học
  • Quản lý hồ sơ học sinh
  • Hỗ trợ quản lý các tình huống phát sinh giữa học viên với nhau, hoặc với giảng viên.

Mức lương của Trợ giảng là bao nhiêu?

Trung bình lương cứng của trợ giảng trả theo hợp đồng có thể ở ngưỡng 7.000.000đ/1 tháng. 

Ngoài ra cơ chế tính lương của trợ giảng cũng được tính theo số lượng buổi dạy. Bình quân mỗi buổi dạy, trợ giảng có thể nhận được từ 200.000đ – 300.000đ. So với công việc giảng viên thì mức lương của trợ giảng sẽ có phần khiêm tốn hơn, song những gì mà một trợ giảng có thể nhận sau đó nhiều hơn giá trị về vật chất rất nhiều.

Trợ giảng có dễ xin việc không? Cơ hội việc làm của Trợ giảng như thế nào?

Cơ hội việc làm cho trợ giảng rất đa dạng và phong phú. Bạn có thể tìm việc làm trợ giảng tại các trường học, các trung tâm giáo dục, các tổ chức phi lợi nhuận, các công ty, doanh nghiệp.

  • Trường học: Các trường học ở mọi cấp học, từ mầm non đến đại học đều có nhu cầu tuyển dụng trợ giảng. Trợ giảng tại trường học thường hỗ trợ giảng viên trong quá trình giảng dạy, quản lý lớp học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể cho học sinh.
  • Trung tâm giáo dục: Các trung tâm giáo dục, ngoại ngữ, tin học, đào tạo nghề,… cũng có nhu cầu tuyển dụng trợ giảng. Trợ giảng tại trung tâm giáo dục thường hỗ trợ giảng viên trong quá trình giảng dạy, quản lý học viên, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể cho học viên.
  • Tổ chức phi lợi nhuận: Các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội,… cũng có nhu cầu tuyển dụng trợ giảng để hỗ trợ các hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học,…
  • Công ty, doanh nghiệp: Các công ty, doanh nghiệp cũng có nhu cầu tuyển dụng trợ giảng để hỗ trợ các hoạt động đào tạo nhân viên, nghiên cứu khoa học, phát triển sản phẩm,…
Mức lương của trợ giảng như thế nào
Mức lương của trợ giảng như thế nào?

Để tìm việc làm trợ giảng, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web tuyển dụng, các hội nhóm tuyển dụng, hoặc liên hệ trực tiếp với các trường học, trung tâm giáo dục, tổ chức phi lợi nhuận, công ty, doanh nghiệp.

Những kỹ năng cần có của một Trợ giảng?

Kỹ năng giao tiếp

Đây là kỹ năng quan trọng nhất vì trợ giảng sẽ là cầu nối giữa học viên và giảng viên. Bạn phải nắm được tình hình học tập của học viên và báo cáo cho giảng viên. Cho nên, cách giao tiếp đơn giản, gần gũi và thân thiện của trợ giảng sẽ là cách có thể sát gần khoảng cách giữa học viên và giảng viên. 

Kỹ năng quan sát và đánh giá

Trợ giảng cần phải quan sát và đánh giá học viên giúp giảng viên nhìn ra được những khó khăn, khúc mắc của học viên. Từ đó giúp giảng viên cải thiện chất lượng bài giảng; và đưa ra cách giảng dạy hữu hiệu để tăng hiệu quả tiếp thu cho học viên.

Kỹ năng quản lý và điều phối

Thông thường, trợ giảng sẽ là người sẽ đến lớp sớm nhất. Nên việc giữ lớp ổn định và quản lý lớp nhưng không làm ảnh hướng đến lớp khác trước giờ học là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, nếu có những tình huống bất ngờ ra thì trợ giảng sẽ là người ứng phó với các tình huống đó. Nên kỹ năng quản lý và điều phối của trợ giảng cũng rất quan trọng. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin hữu ích mà Reviewedu muốn gửi đến bạn về nghề Trợ giảng là gì hay những thông tin xung quanh ngành nghề này. Hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn tổng quan về nghề này và tham khảo để lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *